9 cách để đạt được mục tiêu

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Sau đây là 9 cách để đạt được mục tiêu đã được chứng minh bởi các nghiên cứu tâm lý học.
1. Dừng mơ mộng , tưởng tượng (Stop fantasising)
Kẻ thù lớn nhất của bất cứ mục tiêu nào đó là khi bạn có những mơ tưởng tích cực quá mức (excessive positive fantasising). Nghiên cứu về việc tưởng tượng khi đặt mục tiêu chỉ ra rằng những tưởng tượng tích cực gắn liền với thất bại trong việc : tìm kiếm bạn đời, xin việc, vượt qua 1 kỳ thi hoặc làm phẫu thuật.
Tại sao những tưởng tượng tích cực lại nguy hiểm ?
Những tưởng tượng tích cực cho phép chúng ta hy vọng về thành công trong hiện tại. Tuy nhiên những tưởng tượng kiểu này lại không cảnh báo cho chúng ta về những vấn đề mà chúng ta có thể sẽ phải đương đầu và làm suy giảm động cơ của ta. Nó làm cho chúng ta cảm thấy như thể mình đã đạt được mục tiêu rồi.
Sự khác nhau giữa tưởng tượng và kỳ vọng ?
Kỳ vọng thường dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ. Bạn kỳ vọng sẽ làm tốt bài thi vì bạn đã từng làm tốt những bài thi như vậy trong quá khứ. Bạn kỳ vọng sẽ gặp được người bạn đời khác vì bạn đã từng gặp người yêu cũ trong quá khứ...
Còn sự tưởng tượng thì bao gồm việc tưởng tượng về những điều bạn hy vọng nó sẽ xuất hiện trong tương lai , nhưng bạn lại trải nghiệm về nó ở hiện tại. Và điều này chính là vấn đề.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy khi bạn cố gắng đi xin việc, tìm kiếm bạn đời, làm bài thi, những người dành nhiều thời gian để tưởng tượng về những điều tích cực thì họ sẽ thu được kết quả tệ hại.
Những tưởng tượng tích cực gắn liền với thất bại. Còn những kỳ vọng tích cực thì gắn liền với thành công.
Vì vậy, bạn đừng tưởng tượng về 1 tương lai tươi sáng trước khi bạn đạt được nó.

2. Đặt ra những cam kết thực hiện mục tiêu (Start committing).
Lý do mà chúng ta không đạt được những mục tiêu của mình là vì thiếu sự cam kết.
Một kỹ thuật tâm lý giúp bạn tăng cường sự cam kết đó là sự tương phản tâm lý (mental contrasting.) Kỹ thuật tương phản rất hiệu quả trong việc khích lệ con người lập ra các kế hoạch hành động và chịu trách nhiệm nhưng nó chỉ hiệu quả khi những kỳ vọng thành công của bạn là cao. Khi những kỳ vọng trong việc giải quyết những vấn đề liên nhân cách của bạn thấp thì người dùng kỹ thuậ tương phản ít lập kế hoạch và ít chịu trách nhiệm.
Kỹ thuật tương phản buộc con người quyết định xem thử mục tiêu của họ có thực sự đạt được hay không. Sau đó, nếu họ kỳ vọng sẽ thành công, họ sẽ cam kết với mục tiêu; nếu không, họ sẽ bỏ qua mục tiêu đó.
Những người dùng kỹ thuật tương phản sẽ tràn đầy năng lượng và tiến hành hành động sơm hơn những người chỉ biết mơ mộng về những điều tích cực hoặc tiêu cực.
Một lần nữa xin nhắc lại, con người sẽ không cam kết thực hiện mục tiêu nếu họ không có kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu.
Tại sao kỹ thuật tương phản khó thực hiện ?
Để thực hiện kỹ thuật này thì : sự tưởng tượng tích cực về tương lai phải xuất hiện trước, theo sau nó là những khía cạnh tiêu cực của thực tế. Chúng ta phải suy nghĩ về sự khác nhau giữa tưởng tượng và thực tế. Nghiên cứu đã chỉ ra là nếu con người không có sự tương phản giữa tượng tượng và thực tế thì kỹ thuật này không hiệu quả (Oettingen & Gollwitzer, 2001).
Bản tính tự nhiên của con người là né tránh việc găn liền những tưởng tượng của họ với thực tế, bởi vì nó gây ra sự không thoải mái. Con người không thích chuyển từ những ý nghĩ hạnh phúc sang những ý nghĩ tuyệt vọng. Chúng ta luôn muốn giữ mãi ý nghĩ về những điều hạnh phúc. Hoặc nếu chúng ta có những suy nghĩ tiêu cực thì chúng ta cảm thấy khó mà thay đổi nó thành tích cực.
Kỹ thuật tương phản buộc chúng ta phải tự hỏi bản thân mình liệu đây có thực sự là mục tiêu chúng ta muốn theo đuổi. Nếu không thì chúng ta nên quên nó đi và tiếp tục theo đuổi những thứ khác. Nếu chúng ta kỳ vọng thành công thì kỹ thuật này buộc ta phải cam kết , hành động ngay bây giờ với sự tập trung và năng lượng cao độ.
Việc quyết định làm điều này và không làm điều kia luôn luôn có chứa sự rủi ro. Thời gian mà chúng ta dành để theo đuổi 1 mục tiêu là thời gian mà chúng ta không thể dành để theo đuổi những điều khác.
Kỹ thuật này buộc bạn đưa ra sự lựa chọn. Cam kết với sự lựa chọn của mình và đó là bước đầu tiên để hiện thực hóa những mục tiêu của bạn.


3. Bắt đầu ( start starting )
Bạn có thể sử dụng hiệu ứng Zeigarnik để đạt mục tiêu. Hiệu ứng này dạy cho chúng ta 1 điều là để đánh bại sự trì hoãn, chần chờ ( Procrastination – mình sẽ giới thiệu về khái niệm này trong những bài tiếp theo ) , chúng ta phải bắt đầu hành động ở bất cứ phần nào của công việc, của mục tiêu. Tiến hành bước đầu tiên có thể tạo nên sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Khi bạn bắt đầu làm thì mục tiêu sẽ gắn chặt trong tâm trí của bạn.

4. Hình dung về quá trình chứ không phải về kết quả (Visualise process NOT outcome)
Khi bạn hình dung về quá trình của việc đạt đến mục tiêu, nó sẽ giúp bạn tập trung vào các bước bạn cần tiến hành. Nó cũng giúp bạn giảm bớt lo lắng.
Việc bạn hình dung về việc đạt được mục tiêu sẽ làm giảm hiệu quả công việc của bạn. Do đó, hãy cẩn thận với những điều bạn mơ ước. Thay vào đó, hãy hình dung đến việc làm thế nào để đạt được nó.
5. Tránh hiệu ứng “what-the-hell effect”
Khi chúngta bỏ lỡ mục tiêu thì chúng ta có thể rơi vào hiệu ứng “what-the-hell effect”. Ví dụ về những người ăn kiêng. Khi không đạt được mục tiêu giảm cân, họ bắt đầu ăn nhiều trở lại.
6. Chần chừ, lảng tránh (Sidestep procrastination)
Khi mục tiêu trở nên khó khăn và chúng ta tự hỏi liệu mục tiêu này có đáng để thực hiện, thì sự trì hoãn bắt đầu xuất hiện. Trong những tình huống như vậy, chìa khóa ở đây là chú tâm vào các chi tiết , sử dụng deadlines.

7. Dịch chuyển sụ chú ý
Về lâu dài, chìa khóa để đạt được mục tiêu là chuyển sự chú ý của bạn giữa những mục tiêu chung, tổng quát và những nhiệm vụ bạn đã hoàn thành ở hiện tại. Nghiên cứu cho thấy, khi đánh giá về sự tiến bộ, đặc biệt trong những nhiệm vụ khó khăn , bạn cần tập trung chú ý vào nhiệm vụ. Nhưng khi nhiệm vụ dễ thực hiện thì bạn hãy chú ý vào mục tiêu cuối cùng.
8. Từ bỏ những hành vi máy móc.
Thông thường những hành động của chúng ta có tính máy móc. Chúng ta làm việc không phải vì chúng ta thực sự nghĩ về nó mà bởi vì nó là 1 thói quen mà chúng ta vô thức sao chép từ người khác (e.g. Bargh et al., 2001). Kiểu hành vi như vậy là kẻ thù của việc đạt mục tiêu. Tự hỏi bản thân liệu những gì bạn đang làm có thực sự giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu ?
9. Biết khi nào nên dừng lại.
Nghiên cứu của (Arkes & Blumer, 1985) về chi phí chìm ( sunk costs) : nói về những nỗ lực hoặc thời gian mà chúng ta đã tiêu tốn trong việc nỗ lực đạt mục tiêu . Và khi kế hoạch, mục tiêu của chúng ta thát bại, chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi . Nghiên cứu cho thấy : con người càng đầu tư nhiều vào 1 mục tiêu thì họ sẽ càng nghĩ rằng nó sẽ thành công, không nhìn nhận xem thực tế nó có thành công không. Do đó, bạn cần biết khi nào mình cần thay đổi hoặc bạn sẽ tiếp tục làm 1 việc hết sức vô ích.
 
×
Quay lại
Top