8 cách tránh hôi miệng hiệu quả

rio_sp

Cầu bao nuôi, hứa sẽ ngoan
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/11/2011
Bài viết
14.548
Hơi thở có mùi khiến bạn bối rối trong giao tiếp. Dưới đây là 8 cách giúp bạn thoát khỏi mùi hôi miệng đáng ghét


1. Làm sạch miệng hàng ngày
Việc đầu tiên là giữ vệ sinh răng miệng thật tốt để không bị sâu răng, viêm nướu… vì các bệnh này là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu. Nhớ chải răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày nhằm loại bỏ các mảng bám cùng vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu. Bạn cũng đừng quên đi khám 2 lần/năm để được kiểm tra và làm sạch răng đúng cách nhé!
hoi-mieng.jpg
(Ảnh: Shutterstock)
2. Cạo lưỡi
Bề mặt lưỡi là nơi các vi khuẩn có hại thường tập trung sinh sản, gây nên chứng hôi miệng, thế nhưng rất nhiều người lại lơ là việc làm sạch lưỡi khi đánh răng. Bạn có thể dùng bàn chải lông mềm để chà nhẹ lưỡi từ sau ra trước 1 lần/ngày. Nếu được, bạn nên mua một dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch hiệu quả hơn. Bạn cũng cần hỏi qua ý kiến nha sĩ để được tư vấn cách làm sạch lưỡi phù hợp nhất. 3. Hạn chế dùng đường Kẹo bạc hà và kẹo cao su có thể giúp bạn thay đổi mùi hơi thở trong chốc lát, nhưng nếu dùng các loại kẹo ngọt, bạn đang làm cho vấn đề trầm trọng hơn đấy! Khi đó, vi khuẩn trong miệng bạn sẽ lên men đường, tạo ra mùi hôi rất khó chịu. Vì thế, hãy dùng những loại không đường. Bên cạnh đó, việc giảm lượng đường trong chế độ ăn uống cũng giúp ích đáng kể cho quyết tâm khử mùi. 4. Đừng để miệng khô Nước bọt chứa các enzyme quan trọng giúp diệt vi khuẩn có hại, vì thế miệng khô sẽ góp phần khiến hơi thở có mùi. Hãy giúp miệng bạn không bị khô bằng cách kích thích các tuyến nước bọt và giữ cho miệng đủ ẩm ướt. Nếu đã uống 8 ly nước mỗi ngày mà vẫn thấy miệng khô, bạn cần kiểm tra các vấn đề sau đây: - Bạn đang dùng thuốc tây? Khô miệng thường là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó như thuốc chống dị ứng mãn tính, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần hoặc thuốc điều trị huyết áp. Nên tham khảo ý kiến nha sĩ để được giới thiệu sản phẩm nước súc miệng và kem đánh răng đặc biệt dành cho người khô miệng, hoặc các sản phẩm thay thế nước bọt để bôi trơn các mô trong miệng. - Miệng bạn khô khốc vào buổi sáng? Có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn thở bằng miệng cả đêm vì đang gặp các vấn đề như ngưng thở khi ngủ, viêm xoang… Bạn nên đi khám bác sĩ để làm rõ và xử lý kịp thời. 5. Điều chỉnh chế độ ăn Theo phân tích của các chuyên gia, chế độ ăn với lượng tinh bột thấp, protein cao có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi. Đặc điểm của chế độ ăn này là do thiếu một lượng tinh bột cần thiết nên cơ thể đốt cháy lượng chất béo dự trữ để sử dụng. Khi chất béo được đốt cháy, các hóa chất mang tên ketone (xeton) tích tụ trong cơ thể được phóng thích ra ngoài qua hơi thở và khiến hơi thở có mùi. Quá trình trao đổi chất này liên quan đến dạ dày chứ không phải miệng, nên bạn chỉ có thể thay đổi chế độ ăn uống mới mong cải thiện tình hình. 6. Uống trà Theo một báo cáo ở hội nghị thường niên của Hiệp hội Vi sinh vật Hoa Kỳ, không chỉ làm tinh thần thư thái, việc uống trà còn giúp trị chứng hôi miệng. Nghiên cứu của Đại học Illinois ở Chicago, Mỹ cho thấy polyphenol, thành phần hóa chất được tìm thấy trong trà đen và trà xanh, có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên chứng hôi miệng. 7. Dùng thảo dược Bạch đậu khấu, loại gia vị mang vị ngọt kỳ lạ thường có trong các món ăn Ấn Độ, có khả năng kháng khuẩn và từ lâu đã được người ta dùng để làm sạch hơi thở. Bạn nên nhai vài hạt bạch đậu khấu thay cho kẹo bạc hà hay kẹo cao su nhằm đánh bay mùi khó chịu. Một thảo dược khác có tác dụng tương tự là hạt thì là, bạn có thể thử xem. 8. Đi khám bệnh Nếu thực hành hết các cách bên trên mà vẫn không thoát khỏi mùi hôi đáng ghét, đã đến lúc bạn đi gặp bác sĩ. Chứng hôi miệng mãn tính có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng xoang nặng, viêm mũi, rối loạn tiêu hóa hay bệnh về gan và thận.

Theo Women's Health
 
×
Quay lại
Top