7 vấn nạn môi trường không thể giải quyết

Suzibimon

Evergreen
Thành viên thân thiết
Tham gia
8/4/2011
Bài viết
817
Nhiều vấn đề môi trường đang dần được thế giới quan tâm hơn, tuy nhiên chưa đủ và có lẽ là không bao giờ đủ. Rất có thể chúng ta đã vượt qua “điểm bất khả quy hồi”, môi trường sẽ không bao giờ trở lại như thời nguyên sơ được nữa.

>> Cựu phó tổng thống Mỹ kêu gọi thế giới bảo vệ môi trường
>> Giật mình rác công nghệ
>> 89% nước sông ở Trung Quốc không thể uống được vì quá ô nhiễm
>> 10 dòng sông “hấp hối” của Mỹ (Phần 2)




7. Các loài động vật có vú bị tuyệt chủng


hình ảnh từ liên đoàn động vật hoang dã quốc gia

25 % các loài động vật có vú bị đe dọa tuyệt chủng. Mất đi một số lượng lớn sinh vật như vậy khiến hệ sinh thái khắp nơi trên trái đất hoàn toàn bị thay đổi. Trong cả cuộc đời chúng ta, dễ dàng nhận thấy có hàng ngàn loài chết đi, và tỉ lệ mất môi trường sống, và nạn săn bắn động vật ở các khu vực chủ yếu như Nam Á, Trung Phi, Trung và Nam Mĩ đang gia tăng nhanh chóng. Những loài này không có chút cơ hội sống nào.

Nếu như bạn từng cho rằng sự tuyệt chủng một loài động vật đẹp đẽ như Linh miêu Iberian không phải là một vấn đề lớn và sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến hành tinh của chúng ta như vậy, thì hãy nghĩ lại. Chúng ta sẽ không chỉ mất đi một phần rất lớn của thiên nhiên đa dạng và đầy cảm hứng, mà nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta không quan tâm đến môi trường xung quanh của chính chúng ta. Hiện tượng tuyệt chủng hàng loạt như thế này còn gây ra mất cân bằng nghiêm trọng trong chuỗi thức ăn thế giới.


6. Các vùng biển chết


Hình ảnh từ NASA

Trong lòng các đại dương trên thế giới, có một số khu vực hầu như không có bất kì sự sống nào tồn tại. Những khu vực chết này có đặc điểm là thiếu oxy và nguyên nhân là do dư thừa Nito thải ra từ phân bón nông trại, khí thải từ các phương tiện giao thông và nhà máy, và nước thải. Số lượng các khu vực chết tăng nhanh chóng – kể từ những năm 1960, số các khu vực biển chết tăng gấp đôi mỗi thập kỉ. Theo như thống kê từ những năm 1960 chúng bao gồm nhiều vùng biển với diện tích lớn nhỏ khác nhau từ dưới 2,5 km vuông cho đến 116.000 km vuông, và một trong những nơi khét tiếng nhất đó là Vịnh Mehico, một dòng nước cống độc hại chảy xuôi dòng sông Mississipi từ các trang trại ở vùng Trung Tây. Hiện nay những khu vực thiếu oxy này có diện tích gần bằng bang Oregon nước Mỹ.

Các nhà nghiên cứu của Tây Ban Nha gần đây phát hiện ra nhiều loài động vật đã chết ở mức nồng độ oxy cao hơn mức “không thể ở được”, cho thấy phạm vi của các vùng biển chết ở những khu vực ven biển có đánh bắt cá ngày càng trở nên tồi tệ hơn quan niệm trước đây. Robert Diaz, một nhà sinh vật học thuộc Viện khoa học biển Virginia, cho biết: “Mọi thứ đều đang chỉ ra khá rõ ràng, tình trạng đã tồi tệ hơn trong tất cả các hệ thống nước, nước ngọt và biển. Loài người khắp thế giới nên lo ngại về vấn đề này”.

Chưa hết, sự nóng lên toàn cầu dường như sẽ làm vấn đề thêm trầm trọng. Lượng CO2 đang gia tăng trong khí quyển sẽ làm thay đổi lượng mưa, điều này có thể làm tăng dòng chảy từ các con sông đổ ra biển tại nhiều khu vực.


5. Nguồn dự trữ cá suy kiệt



Hàng triệu người trên thế giới phụ thuộc vào cá như là một yếu tố chính trong bữa ăn của họ. Như vậy, những thuyền đánh cá thương mại đã và đang đánh bắt rất nhiều cá từ đại dương đang dẫn đến sự cạn kiệt các loài cá được đánh bắt trên toàn cầu hiện nay, có thể là vào năm 2048. Giống như sự tuyệt chủng quy mô lớn các loài động vậy có vú, sự tuyệt chủng của nhiều loài cá cũng sẽ gây tác động lớn đến các hệ sinh thái trên thế giới.

Vẫn chưa quá muộn nếu như giảm được những mối đe dọa từ việc đánh bắt cá quá mức và nhiều việc khác càng sớm càng tốt. Các hệ thống biển vẫn đa dạng sinh học nhưng có nguy cơ rất lớn mất đi các loài cá. 29% các loài hải sản đang bị đánh bắt mạnh hoặc bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự ô nhiễm đến nỗi đã giảm xuống chỉ còn 10% số lượng trước đây. Nếu chúng ta tiếp tục đánh bắt cá như hiện nay thì vào giữa thế kỉ này chúng ta sẽ mất hết, vì vậy chúng ta cần phải xoay chuyển tình hình thật nhanh chóng.


4. Sự tàn phá các rừng mưa nhiệt đới



“Hãy cứu rừng mưa nhiệt đới” là cuộc vận động bảo vệ môi trường đi đầu trong nhiều thập kỉ, tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn đang phải đối mặt với sự tổn thất nghiêm trọng tại rừng Amazon vẫn như thế. Thật không may, sự nóng lên toàn cầu và nạn tàn phá rừng sẽ dẫn đến việc một nửa khu rừng nhiệt đới Amazon có thể sẽ bị phá hủy hoặc bị tàn phá nghiêm trọng vào năm 2030.

Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã trong mùa hè này kết luận rằng ngành nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, nạn hạn hán, cháy rừng, khai thác gỗ,… sẽ gây thiệt hại đến 55% khu rừng Amazon trong vòng 22 năm tới, 4% khác là do lượng mưa giảm, sự nóng lên toàn cầu. Tất cả các yếu tố này sẽ hủy hoại tới 80% các động vật hoang dã trong rừng mưa nhiệt đới này. Mất đi 60% diện tích rừng mưa nhiệt đới sẽ đẩy nhanh tốc độ nóng lên trên toàn cầu và ảnh hưởng đến lượng mưa thậm chí ở những vùng thật xa như Ấn Độ. Sự tàn phá ồ ạt rừng mưa nhiệt đới sẽ gây ra một hiệu ứng domino tại nhiều khu vực khác trên thế giới.

Quỹ động vật hoang dã quốc tế nói rằng, chỉ từ 15 đến 25 năm tới nữa thôi, thì sự tàn phá có thể đạt đến “điểm không thể quay lại được nữa”.


3. Sự tan băng ở hai cực



Băng đại dương ở hai cực đang tan chảy với tốc độ chưa từng có, không có dấu hiệu nào cho thấy tốc độ đó sẽ giảm đi. Có lẽ đây chính là một minh chứng trực quan gây xúc động mạnh mẽ nhất về tác hại của sự nóng lên toàn cầu. Nó đã khiến các nhà khoa học phải vội vã xác định ảnh hưởng của việc băng tan đối với những nơi khác trên thế giới là lớn nhường nào.

Các nhà nghiên cứu người Anh tuần trước cho biết, bề dày lớp băng ở Bắc Cực đã giảm đi đột ngột vào mùa đông năm ngoái, lần đầu tiên kể từ khi các số liệu bắt đầu được ghi chép vào đầu thập niên 1990. Nghiên cứu cho thấy bề dày của lớp băng đá miền Bắc Cực đã giảm đáng kể sau sự tan băng kỷ lục hồi mùa hè năm 2007.
Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo rằng “Có dấu hiệu tác động của con người” trên cả hai khu vực Bắc Cực và Nam Cực. Nam Cực trước kia dường như là lục địa duy nhất trên trái đất nơi mà những tác động của con người đến việc biến đổi khí hậu chưa từng được quan sát. Sự sụp đổ của Larsen B và thềm băng Wiikins ở bán đảo Nam Cực cho thấy khu vực này đang nóng lên nhanh chóng như thế nào.


2. Lượng CO2 trong khí quyển



Việc băng tan ở hai cực nói trên là dấu hiệu của lượng CO2 trong bầu khí quyển tăng lên – nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu. Lối sống hiện đại ngày nay – xe cộ, nhà máy điện, nhà máy, trang trại gia súc lớn – thải ra môi trường khí nhà kính. Nếu mọi thứ tiếp tục tiếp diễn ở mức độ như hiên nay, chúng sẽ gây những biến đổi khí hậu lớn trong vài thập kỉ tới.

Nhiệt độ trung bình có thể tăng lên đến 12 độ F vào cuối thế kỉ này, nếu như lượng khí thải tiếp tục tăng lên, nó sẽ dễ dàng khiến cho loài người trên toàn thế giới gần như không còn cư trú được nữa. Khi nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng có 7,2 độ F cũng sẽ gây ra hiệu ứng domino thảm khốc, dẫn đến thời tiết khắc nghiệt kéo theo việc thiếu lương thực và nước, cùng với những trận lũ lụt tàn khốc.

Báo cáo gần đây nhất do Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã công nhận rằng sự ấm lên toàn cầu là gây ra do hoạt động của con người. Theo đó, chúng ta cần phải có sự thay đổi nhanh chóng và đáng kể đối với nguồn năng lượng tái tạo sạch và hiệu quả nhằm ngăn ngừa những trường hợp xấu nhất xảy ra.


1. Sự bùng nổ dân số



Dù muốn hay không chúng ta phải thừa nhận rằng chính tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng trên khắp hành tinh đang là vấn đề lớn nhất đối với môi trường và đang từng giờ từng phút trở nên trầm trọng hơn. Chúng ta đang lạm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm không khí và nước, tàn phá môi trường sống tự nhiên, đưa nhiều loài sinh vật vào những khu vực không phải của chúng và phá hủy hệ sinh thái đến mức khiến hàng triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng, và đã tuyệt chủng.

Từ thời tiền sử cho đến đầu những năm 1800 dân số loài người mới đạt đến con số 1 tỷ. Nhưng chỉ trong 200 năm, con số ấy đã lên đến 6,5 tỷ. Mỗi năm có thêm khoảng 74 triệu người trên hành tinh, một con số đáng sợ và có thể sẽ còn tiếp tục tăng. Lại thêm nhiều miệng ăn và thêm nhu cầu về nước sạch cũng như nơi sinh sống. Những cư dân mới cần có nhà ở cho nên họ sẽ tiếp tục xâm phạm vào thế giới tự nhiên.

Tất cả 7 vấn đề về môi trường nêu trên rất nghiêm trọng, chúng ta cần phải bắt đầu xử lý nó thật nghiêm túc. Tuy không thể tìm ra được một giải pháp đơn giản, nhưng chúng ta không thể tiếp tục thờ ơ. Từ nhiều thế hệ trước đáng lẽ ra chúng ta đã phải bắt đầu hành động, nhưng chúng ta không thể quay ngược thời gian, điều này nghĩa là chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Nếu như muốn giữ hành tinh này vẫn là một nơi nhân loại có thể sinh sống được, thì bây giờ là lúc chúng ta phải bắt tay vào làm mọi thứ trong khả năng của mình để khắc phục những tổn thất mà chúng ta đã gây ra.


>> “Núi” rác lộ thiên nằm sát quốc lộ
>> Cả làng `hun nhau’ bằng khói độc
>> Vịnh đẹp nào ở Việt Nam cũng ô nhiễm

Sơn Thủy
(theo earthfirst.com)

mới lục lại đc bài này:KSV@02:
bài này viết rất chuẩn!. biết là nthế...nhưng vẫn hi vọng là người viết viết sai.....:KSV@18:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top