5 rừng mưa có diện tích lớn nhất thế giới

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Những rừng mưa lớn nhất chứa nhiều động thực vật độc đáo.

Ảnh chụp rừng mưa Amazon ở Brazil từ trên không. Đây là rừng mưa lớn nhất thế giới. Ảnh: Ignacio Palacios/Getty Images.

Ảnh chụp rừng mưa Amazon ở Brazil từ trên không. Đây là rừng mưa lớn nhất thế giới. Ảnh: Ignacio Palacios/Getty Images.

Rừng mưa ngập tràn sự sống, là mái nhà chung của một nửa số loài động thực vật trên thế giới, dù chỉ che phủ 2% tổng diện tích bề mặt Trái Đất. Đúng như tên gọi, rừng mưa rất ẩm ướt do nhận về trung bình hơn 178 cm lượng mưa mỗi năm.

Có nhiều loại rừng mưa, nhưng có thể chia thành hai loại chính: rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa ôn đới. Rừng mưa nhiệt đới nóng và xanh tốt, nằm gần xích đạo, trong khi rừng mưa ôn đới chiếm diện tích khiêm tốn hơn, nằm xa về phía bắc hoặc phía nam xích đạo, gần khu vực duyên hải. Tất cả những rừng mưa lớn nhất trên Trái Đất đều thuộc loại đầu tiên nhưng ta cũng gộp cả rừng mưa ôn đới lớn nhất vào cuối danh sách này như một lời tri ân.

So sánh kích thước của rừng mưa là rất khó, vì điểm khởi đầu và kết thúc của những vạt rừng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một khu rừng đơn lẻ có thể trải dài qua nhiều quốc gia và bị phân mảnh bởi các đảo hoặc nạn phá rừng. Không có gì nghi ngờ về rừng mưa lớn nhất và lớn nhì trong danh sách này, nhưng 3 cái tên còn lại chỉ dựa trên con số ước tính và ý kiến của các chuyên gia.


1. RỪNG MƯA AMAZON

Có hơn 850.000 người bản địa thuộc hơn 300 bộ lạc sinh sống trong rừng mưa Amazon ở Brazil. Ảnh: Shutterstock.

Có hơn 850.000 người bản địa thuộc hơn 300 bộ lạc sinh sống trong rừng mưa Amazon ở Brazil. Ảnh: Shutterstock.

Cho đến nay, rừng mưa Amazon ở Nam Mỹ là rừng mưa lớn nhất trên thế giới. Nó che phủ khoảng 80% lưu vực sông Amazon, trải dài ít nhất 6 triệu km vuông. Diện tích ấy lớn hơn một nửa kích thước Hoa Kỳ (9,8 triệu km vuông), và gấp ba lần diện tích rừng mưa lớn thứ hai. Rừng Amazon trải rộng khắp 9 quốc gia ở Nam Mỹ, như Brazil, Peru và Colombia.

Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), rừng Amazon chứa ít nhất 10% tổng đa dạng sinh học của Trái Đất, hay nói cách khác là đa dạng động thực vật và các sinh vật khác. Sự đa dạng này gồm nhiều loài, như lười, đại bàng harpy (Harpia harpyja), cây điều Brazil (Bertholletia excelsa) và báo đốm (Panthera onca). Brazil có mảng rừng mưa Amazon lớn nhất, với hơn 3,17 triệu km vuông rừng nguyên sinh. Đó là những khu rừng già chưa bị tác động đến. Tuy nhiên Brazil cũng là quốc gia đứng số 1 về tình trạng mất rừng, giảm sút hơn 260.000 km vuông rừng kể từ năm 2001.

“Đa phần rừng bị mất đến từ việc mở rộng đất canh tác,” Elizabeth Goldman, quản lý nghiên cứu của Global Forest Watch cho biết. “Những đám lửa để phát quang rừng thường sẽ cháy lan sang rừng lân cận.”

Nạn phá rừng ở Amazon thường là do nền nông nghiệp công nghiệp hoá quy mô lớn, chẳng hạn như, để nuôi gia súc và trồng đậu nành. Lửa góp phần gây biến đổi khí hậu, khiến rừng trở nên nóng hơn và khô hạn hơn. Hậu quả là rừng dễ cháy hơn, tạo ra vòng lẩn quẩn tận diệt. Từ năm 1978, con người đã phá huỷ khoảng 1 triệu km vuông rừng Amazon từ việc đốn hạ cây.


2. LƯU VỰC SÔNG CONGO

Bình minh trên sông Congo ở Cộng hoà Dân chủ Congo. Ảnh: UN Photo/Marie Frechon.

Bình minh trên sông Congo ở Cộng hoà Dân chủ Congo. Ảnh: UN Photo/Marie Frechon.

Rừng mưa lưu vực sông Congo ở Trung Phi là rừng mưa lớn thứ nhì, trải dài hơn 2 triệu km vuông. Rừng mưa này có mặt ở 6 quốc gia Tây và Trung Phi: Cameroon, Guinea Xích đạo, Gabon, Cộng hoà Trung Phi, Cộng hoà Congo và Cộng hoà Dân chủ Congo (DRC). DRC có hơn 992.000 km vuông rừng nguyên sinh, nhiều hơn mọi quốc gia khác trừ Brazil.

Khỉ đột, voi rừng và hàng ngàn loài khác coi rừng mưa Congo là mái nhà chung. Nhiều loài trong số ấy, như tinh tinh lùn (Pan paniscus) và hươu đùi vằn (Okapia johnstoni), chỉ sinh sống tại đây. Lưu vực sông Congo bị đe doạ bởi nạn phá rừng, chủ yếu để lấy đất canh tác. Ngược lại với nạn phá rừng ở Amazon để canh tác quy mô lớn, rừng mưa Congo thường bị đốn hạ để canh tác nông nghiệp quy mô nhỏ hơn, ví dụ như những nông dân tự cung tự cấp trồng thực phẩm để nuôi gia đình mình hoặc để cung ứng cho thị trường địa phương, Goldman cho biết.

“Họ thường nuôi trồng vài năm đến khi chất dinh dưỡng trong đất cạn kiệt, rồi bỏ hoang đất nhiều năm,” Goldman cho biết. “Và thường thì, rừng mọc lại là rừng thứ sinh và sau đó sẽ bị đốn một lần nữa. Vậy nên ta có thể thấy chu kỳ luân phiên mất rồi mọc lại ở những khu vực đó”. Rừng Congo cũng đang lâm nguy bởi sự bành trướng đô thị, khai thác mỏ và khai thác gỗ công nghiệp.



3. RỪNG MƯA NEW GUINEA

Ảnh chụp rừng mưa Papua New Guinea từ trên không. Ảnh: Andrew TB Tan/Getty Images.

Ảnh chụp rừng mưa Papua New Guinea từ trên không. Ảnh: Andrew TB Tan/Getty Images.

Rừng mưa lớn thứ ba thế giới nằm trên đảo New Guinea, bị chia thành hai vùng lãnh thổ: Nửa phía đông thuộc Papua New Guinea và nửa phía tây thuộc Indonesia. Hòn đảo này có diện tích khoảng 786.000 km vuông và là mái nhà chung của ít nhất 5% số loài động thực vật trên thế giới, như chuột túi cây và bồ câu vương miện.

Tuy nhiên như đã đề cập, sau rừng mưa Amazon và lưu vực sông Congo, việc xếp loại rừng mưa lớn nhất trở nên khó hơn. Đôi lúc việc đo lường độ che phủ của rừng mưa của các quốc gia có ranh giới được xác định rõ lại dễ dàng hơn, Goldman cho biết. Chẳng hạn như Papua New Guinea có khoảng 318.000 km vuông rừng nguyên sinh. Rừng mưa New Guinea có thể được vẽ trên bản đồ bao gồm cả những vạt rừng ở phía bắc Australia vì chúng từng nối kết với nhau; New Guinea và Australia chỉ bị biển chia cắt khoảng 11.700 năm trước.

Khai thác gỗ thương mại và canh tác nông nghiệp đang tàn phá rừng New Guinea nhanh chóng. Quá trình ấy thường bắt đầu từ việc khai thác chọn lọc gỗ có giá trị thương mại, sau đó khu vực ấy có thể bị biến thành đồn điền quy mô lớn để trồng cây cọ dầu.


4. RỪNG MƯA SUNDALAND

Sông Musi lấp lánh ánh vàng ở Nam Sumatra, Indonesia. Ảnh: Rio Helmi/LightRocket/Getty Images.

Sông Musi lấp lánh ánh vàng ở Nam Sumatra, Indonesia. Ảnh: Rio Helmi/LightRocket/Getty Images.

Rừng mưa Sundaland là rừng mưa lớn kế tiếp, rộng khoảng 510.000 km vuông. Rừng mưa này bao gồm bán đảo Malay trên đất liền Đông Nam Á và các đảo Sumatra, Java và Borneo lân cận. Rừng trải dài qua một số quốc gia như Indonesia, Malaysia, Brunei, Thái Lan và Singapore. (Đây là điểm dễ bị nhầm lẫn: Indonesia là quốc gia có hai khu rừng mưa tách biệt: Sundaland và rừng mưa New Guinea đã đề cập phía trên. Indonesia có độ che phủ rừng nguyên sinh lớn thứ ba, với diện tích hơn 840.000 km vuông.)

Rừng mưa Sundaland là mái nhà chung của nhiều loài như đười ươi, cóc cầu vồng Borneo (Ansonia latidisca) và hoa xác thối (Rafflesia arnoldi), loài hoa lớn nhất thế giới. Rừng nguyên sinh ở Indonesia đã suy giảm hơn 97.000 km vuông kể từ năm 2001. Tuy vậy, Goldman coi quốc gia này là một trong những điểm sáng về khắc phục nạn phá rừng.

“Trong quá khứ, có nhiều đồn điền cọ dầu thương mại hoặc khai thác gỗ,” Goldman cho biết. “Trong 4 năm qua, ta đã chứng kiến sự giảm sút rừng nguyên sinh ở Indonesia và Malaysia”. Nhưng chính quyền Indonesia đã rất tích cực giảm thiểu nạn phá rừng, nhất là khi cháy rừng gây ảnh hưởng nặng nề đến đất nước này vào năm 2015, cô nói thêm.



5. LƯU VỰC SÔNG MEKONG

Thác nước Khon Phapheng, một phần của sông Mekong ở phía nam Lào. Ảnh: Thirada Srinil/Getty Images.

Thác nước Khon Phapheng, một phần của sông Mekong ở phía nam Lào. Ảnh: Thirada Srinil/Getty Images.

Lưu vực sông Mekong bao quanh sông Mekong (dòng sông dài nhất Đông Nam Á) dài gần 4900 km. Myanmar là quốc gia có nhiều rừng nhất trong khu vực lưu vực sông Mekong, khoảng 134.000 km vuông rừng nguyên sinh nội biên.

Sông Mekong mang trong mình hơn 1000 loài cá nước ngọt, kể cả những loài nguy cấp đặc hữu, như cá tra dầu Mekong (Pangasianodon gigas). Rừng mưa xung quanh sông còn có nhiều loài khác, từ tắc kè đuôi vàng (Cnemaspis psychedelica) đến hổ (Panthera tigris). Nông nghiệp quy mô lớn là tác nhân chính thúc đẩy nạn phá rừng ở khu vực sông Mekong mở rộng, nhất là để sản xuất gạo đường, cao su và nhiên liệu sinh học.


TRI ÂN: RỪNG QUỐC GIA TONGASS

Ảnh chụp Rừng Quốc gia Tongass trên đảo Baranof, Alaska. Ảnh: earleliason/Getty Images.

Ảnh chụp Rừng Quốc gia Tongass trên đảo Baranof, Alaska. Ảnh: earleliason/Getty Images.

Rừng mưa ôn đới lớn nhất thế giới là Rừng Quốc gia Tongass ở Alaska. Nó nhỏ hơn những rừng mưa nhiệt đới trong danh sách này, với diện tích khoảng 68.000 km vuông. Độ che phủ của rừng mưa ôn đới thấp hơn rừng mưa nhiệt đới, và chỉ có ở khí hậu mát mẻ hơn, thường nằm gần các đại dương.

Trải dài dọc theo đường bờ đông nam Alaska, Rừng Quốc gia Tongass là nơi sinh sống của nhiều động vật hoang dã như cá hồi, gấu nâu (Ursus arctos), gấu đen (Ursus americanus) và đại bàng đầu trắng (Haliaeetus leucocephalus). Rừng Quốc gia Tongass đã giảm diện tích trong một thế kỷ qua do việc khai thác gỗ và hiện vẫn còn bị việc khai thác gỗ đe doạ. Biến đổi khí hậu và hạn hán cũng gây ảnh hưởng đến rừng Tongass.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Live Science)
 
×
Quay lại
Top