5 câu hỏi hay để hỏi bản thân sau thất bại

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Khi chúng ta đi qua cuộc đời, chúng ta có những mối quan hệ không êm đẹp, công việc không chuẩn, kỳ thi mà chúng ta bị trượt, các sáng kiến không thành công. Chúng ta càng thử những điều mới mẻ nhiều hơn, chúng ta càng có thể gặp nhiều thất bại hơn. Trong thực tế, cách duy nhất để tránh thất bại là không làm gì mới cả.


Hãy đối mặt với nó. Tất cả chúng ta đều thất bại.
Ảnh: Behrooz Nobakht (Flickr.com)

Điều quan trọng là làm thế nào chúng ta đối phó với thất bại. Nó có thể là một phần của việc trượt dốc, trong đó sự thiếu tự tin làm tăng cảm giác không xứng đáng và vô năng. Nhưng trải qua những thất bại có thể là một kinh nghiệm học hỏi và cơ hội cho một khởi đầu mới. Một cách tốt để bắt đầu quá trình này là tự hỏi bản thân một số câu hỏi khó khăn.

1. Tôi có thể học hỏi gì từ việc này?

Hãy chịu trách nhiệm cho những gì đã sai. OK, đó không hoàn toàn là lỗi của bạn, nhưng có một phần (lỗi). Những người thành công không bào chữa hoặc đổ lỗi cho người khác. Họ gánh vác vấn đề. Phê phán nhưng mang tính xây dựng. Hãy thử nhìn vào kinh nghiệm khách quan. Hãy tạo một danh sách trong những điều quan trọng đã xảy ra. Phân tích các bước theo danh sách và tìm kiếm các điểm cần học hỏi.

2. Tôi đã có thể làm gì khác?

Các tùy chọn khác bạn đã có? Những lựa chọn bạn đã thực hiện? Bạn đã có thể xử lý nó khác đi ra sao? Với lợi ích của việc nhìn nhận lại vấn đề, các bước khác biệt mà bạn có thể thực hiện là gì?

3. Tôi có cần trang bị hoặc cải thiện một số kỹ năng không?

Liệu vấn đề có tiết lộ một số kỹ năng bạn còn thiếu? Làm thế nào bạn có thể tìm hiểu hoặc cải thiện những kỹ năng đó? Có lẽ có những cuốn sách hoặc các khóa học hoặc những người mà bạn có thể tham khảo. Hãy thực hiện một kế hoạch tự phát triển để có được các kỹ năng và kinh nghiệm bạn cần.

4. Tôi có thể học hỏi từ ai?

Có người nào mà bạn có thể xin lời khuyên không? Liệu ông chủ, đồng nghiệp hay bạn bè có thấy điều gì đã xảy ra? Nếu họ có thiện chí và có tính khích lệ thì hãy yêu cầu họ một vài phản hồi hay chỉ dẫn. Đa số mọi người không xin giúp đỡ bởi vì họ tin rằng việc đó là dấu hiệu của sự yếu đuối hơn là sức mạnh. Nhưng không phải vậy. Việc đó cho thấy rằng bạn sẵn sàng học hỏi và thay đổi. Bất cứ người bạn tốt nào cũng sẽ vui vẻ giúp đỡ.

5. Tôi sẽ làm gì tiếp theo?

Bây giờ hãy xây dựng một kế hoạch hành động. Bạn thử một cái gì đó tương tự hoặc một cái gì đó khác đi? Hãy xem xét lại mục đích và mục tiêu của bạn. Sự đảo chiều này đã là một trở ngại trên hành trình của bạn, nhưng hãy nghĩ về nó như một sự chuyển hướng hơn là tạm dừng. Bây giờ bạn có thể thiết lập lại cái nhìn của bạn về đích đến và lên kế hoạch cho một khóa học mới.

Nếu bạn đọc những câu chuyện cuộc đời của những người thành công – đặc biệt là nhà phát minh, thám hiểm, nhà khoa học hoặc các chính khách – bạn sẽ thấy rằng sự nghiệp ban đầu của họ ngổn ngang những thất bại. Walt Disney, Thomas Edison và Henry Ford là những ví dụ tiêu biểu. Abraham Lincoln, đã phải chịu nhiều thất bại trong sự nghiệp chính trị của mình bao gồm cả việc không được đề cử cho chức phó tổng thống vào năm 1856 và cuộc chạy đua thứ hai của ông vào ghế Thượng nghị sĩ Mỹ năm 1858. Hai năm sau, ông được bầu làm tổng thống.

Điểm quan trọng là sử dụng những thất bại của bạn như kinh nghiệm học tập và biến chúng thành bàn đạp đến thành công trong tương lai. Luôn luôn có những điều tích cực bạn có thể rút ra trong mỗi giai đoạn của cuộc đời bạn. Việc tự hỏi năm câu hỏi này có thể giúp tìm thấy chúng.

Hằng B Nguyễn dịch từ bài viết của Paul Sloane trên trang Lifehack.org.
Nguồn tranthutrangfc.wordpress.com
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top