4 tuyệt chiêu giúp teen đối phó bạo lực học đường

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Bỏ túi 'bí kíp' đề phòng trường hợp chính bạn là người bị bắt nạt nhé!

Hàng loạt video ghi lại cảnh teen bị đánh hội đồng ngay trong lớp học, nam sinh đập đầu nữ sinh xuống bàn, nữ sinh diện áo dài vật nhau trên bục giảng... khiến đông đảo người xem bức xúc, lo lắng.

hinh04-3835-1379501150.jpg

Bạo lực học đường đang trở thành mối đe dọa đối với teen và đem đến sự lo lắng cho gia đình. Ảnh chụp màn hình.

Liên tiếp bị bắt nạt, nhưng do tâm lý sợ hãi cũng như sợ bị trả thù, nhiều teen vẫn lẳng lặng cho qua và chịu đựng trong suốt thời gian dài. Bị đánh "hội đồng" quá nhiều, không ít teen lâm vào tình trạng bị khủng hoảng tinh thần, sống trong lo lắng và thậm chí mắc phải những hội chứng trầm cảm gây ảnh hưởng đời sống nặng nề.

Dưới đây là một số tips đơn giản giúp teen có thể tự phòng vệ bản thân, tránh trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.

Đừng ngại chia sẻ với người lớn

Khi bị bắt nạt, điều bạn nên làm là hãy chia sẻ với người lớn, đặc biệt là bố mẹ hay thầy cô. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi bị bắt nạn trên trường lớp, teen khó có đủ tỉnh táo để đưa ra nhiều hướng giải quyết.

Trong trường hợp đó, các phụ huynh, thầy cô với bề dày kinh nghiệm và sự sáng suốt có thể giúp teen đưa ra vài lời khuyên hữu hiệu. Chia sẻ cũng là hành động để bạn không cảm thấy ám ảnh bởi những hành vi bạo lực từ ngày này qua ngày khác.

hinh02-JPG-2468-1379501150.jpg

Chia sẻ với người lớn khi gặp vấn đề nhé! Bố mẹ sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Ảnh minh hoạ: Ngọc Trần.

Hãy luôn tự tin với chính mình

Nhiều trường trung học tại Mỹ đã thống kê, tỷ lệ nạn nhân của bạo lực học đường thường là những teen nhút nhát, trầm lắng và ít có sự liên kết với bạn bè quanh mình. Khi tự tin và mạnh dạn hơn, đồng thời có sự đoàn kết chặt chẽ với đám "cạ cứng", teen đã sở hữu một "profile" vững chắc đủ để làm nhụt chí những ai có sở thích dùng nắm đấm để gây áp lực.

hinh03-JPG-3665-1379501151.jpg

Tích cực tham gia hoạt động ngoại khoá là cách để rèn thêm lòng tự tin đó nha. Ảnh: Ngọc Trần.

Để rèn luyện được sự tự tin, bạn có thể tích cực tham gia vào các hoạt động trong và ngoài trường để có thêm nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm cuộc sống.

Học vài thế võ

Học võ không có nghĩa là bạn phải đánh lại những kẻ bắt nạt bạn, mà chỉ là để bạn có thể tự bảo vệ bản thân. Học một vài tư thế võ sẽ giúp bạn thêm an tâm khi đối phó với kẻ bắt nạt. Bạn cũng có thể dùng chúng như một liệu pháp gây trấn áp về tâm lý khi bị dồn đến đường không thể trốn chạy.

Hạn chế đi một mình

Khi đi một mình, bạn sẽ dễ dàng lâm vào tình trạng hoảng sợ và không tìm người giúp đỡ. Đi theo nhóm, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự hỗ trợ khi có vấn đề xảy ra, ít nhất sẽ có người đủ tỉnh táo để chạy ra ngoài và báo cảnh sát hoặc báo cho ba mẹ nạn nhân.

Vì sao teen muốn trở thành 'dân anh chị'?

Bàn về vấn đề bắt nạt ở học đường, cô Như Quỳnh, giảng viên khoa Tâm lý ĐH Sư phạm TPHCM, chia sẻ, bắt nạt ở học đường hiện nay chia thành hai dạng: một là về thể chất, tức đánh đập hoặc gây hấn, bạo lực, hai là về tinh thần như các"chiêu thức" khủng bố tinh thần, doạ nạt, kéo bè kéo cánh cô lập bạn học trong lớp...

Có khá nhiều nguyên nhân để một teen muốn trở thành "dân anh chị" trong trường. Đó có thể là cái tôi mới lớn, muốn khẳng định bản thân, và khẳng định sự tồn tại của mình đối với người khác. Những bạn này thường không thể khẳng định qua con đường học tập, nên đã chọn cách gây hấn với người khác để người khác biết đến mình.

hinh01-8578-1379501196.jpg

Bạo lực học đường bắt nguồn một phần từ sự vô cảm trong cuộc sống.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể xuất phát từ việc các bạn không được gia đình quan tâm, và cảm giác cô đơn, khiến các bạn không cảm thấy an toàn trong chính cuộc sống của mình. Chính vì thế, lời khuyên để nhà trường và phụ huynh có thể hạn chế bạo lực, về phía những học sinh cá biệt này, là nên nói chuyện và đặt các teen vào trong tình huống người bị bắt nạt, thay vì có những hình phạt nặng nề đối với các teen.

Đối với những bạn bị bắt nạt, tốt nhất là không nên phản kháng ngay, đặc biệt là với nam sinh, vì như thế sẽ rất dễ gây ra những tổn thất đáng tiếc. Việc không phản kháng nhưng sau đó có thể trao đổi với phụ huynh và nhà trường, sẽ giúp các teen có được những lời khuyên đúng đắn, cũng như ngăn chặn kịp thời những hậu quả không may xảy ra đối với những học sinh khác.

Theo Ione
 
×
Quay lại
Top