3 LƯU Ý KHI QUẢN TRỊ FANPAGE

namsinhvien

Thành viên
Tham gia
16/9/2016
Bài viết
4
Fanpage là một kênh Marketing dễ sử dụng cho doanh nghiệp. Vì ngày nay số lượng người tham gia facebook rất lớn, doanh nghiệp có thể thu hút được lượng khách hàng tiềm năng đáng kể ở trên facebook. Doanh nghiệp có thể sử dụng facebook để xây dựng hình ảnh thương hiệu, để nhận đơn hàng trực tuyến, để tư vấn, hỗ trợ khách hàng,... bằng fanpage. 5 lưu ý dưới đây sẽ giúp các doanh chủ quản trị fanpage tốt hơn.

1. Đầu tư nội dung fanpage:

Hãy thử tưởng tượng bạn ra sức chạy quảng cáo facebook, Google Adwords, ra sức SEO, rải link ở các diễn đàn, khách hàng bấm vào link trỏ về fanpage của bạn và thấy fanpage chỉ vừa đăng lèo tèo vài bài quảng cáo, ngoài ra không có gì hấp dẫn để đọc cả. Khách hàng liệu có bấm like trang?

Chưa kể những khách hàng đã like trang có thể unlike fanpage của bạn vì chả có nội dung gì cho họ đọc cả hoặc toàn đăng tin tào lao. Bán bánh mà toàn đăng ảnh hot girl câu like, bán mỹ phẩm mà đăng truyện cười nhảm,... Khách liệu có muốn mua hàng?


Nội dung fanpage phải tập trung vào ngành hàng của bạn và phải tạo được sự khác biệt
Vì thế nên đầu tư nội dung fanpage rất quan trọng nếu bạn muốn giữ chân khách hàng tiềm năng của mình xem/đọc trang của mình. Hãy tranh thủ lập kế hoạch nội dung và bắt đầu soạn bài, đăng bài có liên quan đến ngành hàng mình kinh doanh để làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với mình. Nếu bạn thực sự vẫn chưa hình dung sẽ đăng gì thì có thể tranh thủ đi học các khóa đào tạo Content Marketing (Tiếp thị nội dung) hoặc đào tạo Copywriter để hiểu rõ thêm cách đầu tư cho không chỉ fanpage mà còn Website, Blog của doanh nghiệp mình.

2. Quy tắc tương tác với fans

Nhất quán trong tính cách thương hiệu: giọng điệu, ngôn ngữ, xưng hô,... Hãy đảm bảo lập ra và tuân thủ đúng hệ thống các nguyên tắc giao tiếp, nhằm giữ trải nghiệm và cảm nhận của khách hàng với thương hiệu thống nhất. Hãy xác định rõ ràng cách xưng hô phù hợp: ngôi thứ nhất cho tên fanpage hoặc nhãn hàng, ngôi thứ hai được xác định tùy đối tượng mục tiêu. Ví dụ như hãng sữa Profomilk sử dụng cách xưng hô “Profomilk – Mẹ”: “Profomilk rất cảm ơn mẹ Hà đã quan tâm đến sản phẩm…”

Nhiệt tình và kịp thời: Không được không trả lời cmt hoặc trả lời quá muộn. Hãy trả lời mọi cmt (nếu như có quá nhiều cmt hãy ưu tiên trả lời cmt của fans trung thành trước) và phải trả lời trong vòng 12 tiếng từ khi có cmt. Việc like cmt của fan có thể làm tăng lượng reach và làm fans nhớ tên nhãn hàng/tên fanpage của bạn (khi họ check noti họ sẽ thấy tên nhãn hàng/fanpage)

Khách hàng là trung tâm: Đừng chỉ quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích của thương hiệu mình. Hãy tìm cách giải quyết có lợi nhất cho khách hàng. Cũng đừng né tránh hỗ trợ khách hàng bằng cách trả lời dài dòng, lắt léo. Hãy giữ câu trả lời của bạn ngắn gọn, súc tích, có điểm nhấn để khách hàng dễ dàng hiểu được cách bạn giải quyết vấn đề cho họ.

29705767510_ec8fc94d88_z.jpg

Hãy luôn tận tâm chăm sóc khách hàng của bạn qua facebook
Lắng nghe và thấu hiểu: Không cố gắng quảng cáo sản phẩm, kêu gọi đăng ký, ủng hộ,… cho thương hiệu của bạn khi tương tác với fans. Hãy tập trung lắng nghe và trả lời theo đúng nhu cầu của fans trong cuộc trò chuyện.

Đương đầu với thử thách: Thử thách có nhiều cấp độ. Từ việc phản hồi fans thông thường đến phản hồi những cmt phê bình, tiêu cực, thậm chí bôi nhọ, bóc phốt, khủng hoảng truyền thông đều cần bình tĩnh xử lý trên nguyên tắc tôn trọng sự thật, tôn trọng khách hàng. Đừng sử dụng những lý lẽ không đúng sự thật để biện minh, phản bác. Trong phản hồi, chỉ nên sự dụng sự thật. Hãy luôn giữ sự thật lòng và chân chính cho fanpage.

Cẩn trọng và tỉ mỉ: Không đưa ra những câu trả lời có tính chất chủ quan, phiến diện, một chiều, có tính chất gây tranh cãi vì bạn đang đại diện cho cả một nhãn hàng. Hãy cẩn trọng đưa ra những câu trả lời an toàn, phù hợp nhất với thương hiệu.

Giải quyết tận gốc: Không nên bỏ mặc hoặc xóa những cmt tiêu cực, bôi nhọ. Hãy tìm hiểu nguyên nhân tận gốc, kịp thời phản hồi. Và càng không nên từ chối trả lời khủng hoảng truyền thông do sơ suất. Thay vào đó, bạn hãy nhanh chóng liên hệ và thương lượng với những cá nhân/tập thể liên quan. Nhưng đừng làm giống như Tân Hiệp Phát – con ruồi là đầu câu kiện. Không nên chỉ giải quyết khủng hoảng với những cá nhân/tập thể trực tiếp liên quan. Hãy chuẩn bị và tối ưu các nội dung truyền thông tiếp theo như một lời xin lỗi hoặc giải thích tới toàn bộ công chúng.

3. Tối ưu hóa quảng cáo facebook

Bạn có thể chạy quảng cáo sau vài bước đơn giản và nhận ra nó siêu tốn tiền. Vì thế bạn nên chạy quảng cáo thử trước với 1, 2 tập khách hàng. Đến lần thứ 3 bạn sẽ có nhiều cơ hội chọn đúng tập khách hàng hơn.

Nội dung đoạn quảng cáo nên đảm bảo tiêu chí rõ ràng, ngắn gọn và ấn tượng nữa thì càng tốt. Bạn có thể dùng các hashtag để làm điểm nhấn. Dùng nhiều icon cũng khiến bài của bạn có điểm nhấn và đạt lượng tiếp cận cao hơn.

29916578471_848f563803_z.jpg

Quảng cào của bạn cần tối ưu để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng
Khi chạy quảng cáo, bạn cũng nên tối ưu hóa hình ảnh. Hiện tại khi bạn đăng tải hình ảnh để sử dụng cho chiến dịch quảng cáo, Facebook sẽ tự động sắp xếp nó vào 4 nhóm cấp độ giảm dần về hiệu quả như sau: OK => Low => Medium => High.

  • Nếu kết quả hiển thị “OK”, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị tốt nhất. Chỉ có logo công ty/sản phẩm, không kèm thêm bất kỳ đoạn văn bản nào chèn vào hình ảnh.
  • Mức độ “Low” nếu sử dụng thêm văn bản chèn vào hình ảnh, mức độ tối ưu sẽ giảm xuống một chút.
  • Mức độ “Medium” cho biết bạn sử dụng nhiều chữ trong hình ảnh, khiến quảng cáo khó tiếp cận người dùng.
  • “High” cho biết việc bạn dùng quá nhiều chữ trong hình ảnh, quảng cáo sẽ khó hiển thị.
Tóm lại, việc quản trị 1 fanpage để giữ được hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng không khó nếu như bạn thực hiện đúng theo tôn chỉ lấy khách hàng làm trung tâm và tôn trọng sự thật. Bạn kinh doanh gì thì hãy nên trở thành chuyên gia trong lĩnh vực/ngành hàng đó để khách hàng tin tưởng và quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

- Nanado Academy Group -
 
×
Quay lại
Top