20 điều thú vị về siêu phẩm ‘Vua sư tử’

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Năm 2014 đánh dấu tác phẩm hoạt hình kinh điển của hãng Disney tròn 20 tuổi. Chúng ta cùng khám phá những điều thú vị đằng sau “The Lion King”.

Bộ phim hoạt hình kinh điển của hãng Disney là The Lion King vừa bước sang tuổi 20. Hai thập kỷ kể từ ngày đầu ra mắt, giai điệu của nhiều ca khúc nhưCan You Feel the Love Tonight?, Circle of Life vẫn được nhiều thế hệ khán giả ngâm nga, còn thuật ngữ Hakuna Matata (tạm dịch: Chẳng có gì phải bận tâm cả) của "cặp đôi hoàn cảnh" Timon và Pumbaa luôn được sử dụng rộng rãi. Tính đến nay, The Lion King hiện vẫn đang là bộ phim hoạt hình có doanh thu cao thứ ba mọi thời đại, chỉ xếp sau FrozenToy Story 3. Còn rất nhiều bí mật thú vị về bộ phim The Lion King mà không phải ai cũng biết.

lk1.jpg


Pumbaa là nhân vật Disney đầu tiên trong lịch sử “xì hơi” trên màn ảnh.

lk2.jpg

The Lion King ban đầu mang tên King of the Jungle. Tuy nhiên, vì nhận ra không phải chú sư tử nào cũng sống ở rừng già nên tựa đề của bộ phim đã được thay đổi.

lk3.jpg

Disney từng bị kiện do một số nhà động vật học cho rằng hãng phim đã cố tình ngược đãi và bóp méo hình ảnh của loài linh cẩu khi tạo hình của loài vật này quá ngu ngốc, độc ác và trở thành tay sai của nhân vật phản diện Scar.
lk4.jpg
Có một chi tiết thú vị vẫn thường được người ta soi mói trong The Lion King. Đó là khi Simba ngã xuống đất làm bụi bay mờ mịt xung quanh, vô tình tạo nên chữ "s.ex" trên không trung. Tuy nhiên, đó chỉ là một sự nhầm lẫn khi các nhà sản xuất lý giải rằng, thực ra dòng chữ xuất hiện là “SFX”, cụm từ viết tắt cho đội ngũ tạo hiệu ứng kỹ xảo của bộ phim.

lk5.jpg

The Lion King là bộ phim hoạt hình đầu tiên của hãng Disney có kịch bản riêng mà không dựa trên bất kỳ tác phẩm văn học hay truyện cổ tích nào khác. Tuy nhiên, bộ phim sau đó vướng vào những cuộc tranh cãi cho rằng đã “đạo” ý tưởng từ loạt phim hoạt hình Kimba the White Lion của Nhật Bản.

lk6.jpg

Nhân vật vui nhộn Pumbaa thường hay xoa bụng mình trong phim. Hành động này vốn được lấy cảm hứng từ người vợ mang thai của Tony Bancroft, chuyên viên thiết kế của bộ phim. Bằng cách tái hiện động tác này, Tony Bancroft có ý muốn giúp cho nhân vật Pumbaa trở nên “con người” hơn.

lk7_1.jpg

Ban đầu, bài hát ruột của Timon và Pumbaa không phải là Hakuna Matata mà là ca khúc He's Got It All Worked Out. Tuy nhiên, sau chuyến đi thực địa tới châu Phi, ê-kíp làm phim chọn Hakuna Matata bởi nó phù hợp với bối cảnh bộ phim hơn.

lk8.jpg

Trường đoạn đàn linh cẩu, bọn tay sai của Scar, tập hợp thành hàng và chuẩn bị tấn công được lấy cảm hứng từ cảnh tập hợp binh lính của tên độc tài Adolf Hitler.

lk9.jpg

Ca khúc trứ danh Can You Feel the Love Tonight? ban đầu được sử dụng cho cặp đôi hài hước Timon và Pumbaa. Tuy nhiên, tác giả của bài hát là ca sĩ Elton John đã bác bỏ ý tưởng này. Ca khúc trở nên nổi tiếng khi được lồng vào cảnh lãng mạn giữa Simba và Nala.

lk10.jpg

Ê-kíp làm phim mất ba năm mới có thể tạo ra được hiệu ứng động cho vụ giẫm đạp bi kịch trong phim. Cảnh phim này chỉ kéo dài trong đúng hai phút rưỡi.

lk11.jpg


“Mr. Bean” Rowan Atkinson là người lòng tiếng cho nhân vật chú vẹt Zazu.

lk12.jpg

Trở lại vụ tranh cãi liên quan đến Kimba the White Lion, hãng phim tại Nhật Bản thậm chí đã đâm đơn kiện Disney. Tuy nhiên, cuối cùng họ lại rút đơn. Một số nguồn tin cho rằng lý do của việc này là bởi thế lực của Disney là quá lớn.

lk13.jpg

Để có được một kịch bản cuối cùng trọn vẹn, ê-kíp của bộ phim lược bỏ đi khá nhiều nhân vật phụ như em trai và cha của Nala, chị gái của Sarabi, chú cáo có đôi tai dơi Bhati.

lk14.jpg

The Lion King đạt doanh thu khủng khi ra mắt lần đầu tiên. Bộ phim cán mốc doanh thu 768 triệu USD toàn cầu và trở thành bộ phim ăn khách nhất trong năm 1994. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng thị trường Bắc Mỹ, The Lion King vẫn thua kém Forrest Gump của Tom Hanks ra mắt cùng năm đó.

lk15.jpg

Nếu chỉ xét riêng các bộ phim hoạt hình vẽ tay truyền thống, The Lion King chính là tác phẩm ăn khách nhất mọi thời đại của thể loại này.

lk16.jpg

The Lion King
là bộ phim đầu tiên có phần phụ đề bằng tiếng Zulu, một cộng đồng thiểu số tại Nam Phi.

lk17.jpg

The Lion King là tác phẩm hoạt hình thứ hai sau Beauty and the Beast giành được giải thưởng điện ảnh Quả cầu vàng danh giá.

lk18.jpg


Scar là con sư tử duy nhất lúc nào cũng khoe móng vuốt trong phim.

lk19.jpg


Một số tên nhân vật trong phim được gọi theo ngôn ngữ Swahili: như Nala có nghĩa là quà tặng; Pumbaa là ngu dốt, lười biếng; Rafiki là bạn bè, anh em tốt.

lk20.jpg

Không chỉ thành công tại phòng vé, The Lion King còn là bộ phim có phiên bản video ăn khách nhất mọi thời đại với 55 triệu bản được tiêu thụ tính tới nay.

Theo Zing
 
Rất thú vị, mình cũng rất thích bộ này ^^
 
Về sư tử, hoạt hình thì thích phim này :x
Sách thì có Biên niên sử Narnia ^_^ ( 2 trong 7 tập đã được chuyển thể thành phim <3, Aslan vĩ đại )
 
Chỉ Lion King là hay, phần 2 nhảm, phần 1 1/2 thì chán không coi hết
 
×
Quay lại
Top