10 thói quen nhỏ của những người ít bị căng thẳng

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
“Những công việc trái với tự nhiên gây ra rất nhiều căng thẳng” – Bhagavad Gita
”Khi bạn không có thời gian để nghỉ ngơi, đó là lúc bạn cần nghỉ ngơi” – Sydney J. Harris
Tránh căng thẳng trong cuộc sống không chỉ là quyết định và thách thức lớn lao như sự nghiệp, các mối quan hệ quan trọng, tiền bạc và sức khỏe. Đó còn là phạm vi rộng lớn hơn về những việc bạn làm hằng ngày và hằng tuần. Bạn có thể quên đi hoặc bỏ qua các thói quen nhỏ đó nhưng khi kết hợp lại với nhau, chúng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

KenhSinhVien.Net-6074186342-71e236f10d-m.jpg

Ảnh: Casey David (Flickr.com)


Dưới đây là 10 thói quen có tác động tuyệt vời trong cuộc sống của tôi và của nhiều người khác:

1. Hãy viết ra mọi thứ
Hãy sử dụng đầu óc của bạn cho những việc quan trọng hơn là nhớ những điều cần làm. Và trí nhớ ngày càng giảm đi. Vì thế hãy viết ra tất cả những ý tưởng hay ho, những phân tích và suy nghĩ của bạn trước khi chúng biến mất và ghi những việc bạn cần làm thành một danh sách.

2. Làm từng việc một
Bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn, cảm thấy khá hơn và ít căng thẳng hơn nếu bạn chỉ làm một việc trong một khoảng thời gian. Thế nên thay vì làm nhiều thứ một lúc, hãy bắt đầu một ngày của bạn bằng các công việc quan trọng nhất trong ngày cho đến khi hoàn thành chúng. Sau đó hãy tiếp tục làm những việc quan trọng tiếp theo.

3. Hãy hỏi thay vì đoán
Đọc suy nghĩ của người khác rất khó. Thay vì đoán, bạn hãy hỏi những câu hỏi và giao tiếp với người khác. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu các xung đột và hiểu lầm không cần thiết, tránh mất thời gian và công sức.

4. Đừng quan trọng hóa vấn đề
Trước khi bạn bắt đầu nghĩ quá nhiều về điều gì đó và khiến nó trở thành trở ngại lớn trong đầu mình, hãy tự hỏi bản thân : “Mình có đang quan trọng hóa vấn đề không nhỉ?” Và nếu bạn đang sa vào điều đó, hãy tiếp tục hỏi: “Liệu có ai trên đời này gặp phải tình huống còn tệ hơn mình bây giờ không nhỉ?”

5. Hãy chuẩn bị mọi thứ trước khi đi ngủ
Bạn sẽ không bị căng thẳng vào sáng hôm sau và bạn sẽ ít quên đồ đạc hơn.

6. Lập giới hạn rõ ràng cho từng ngày và từng tuần
Tôi cần có giới hạn rõ ràng giữa công việc và nghỉ ngơi. Bằng cách làm mọi việc theo cách này, tôi nhận ra rằng mình làm việc năng suất hơn khi không phải mọi thứ đều có vẻ có kết quả tốt. Và theo kinh nghiệm của tôi, cuộc sống cũng trở nên dễ chịu hơn. 3 cách để lập ra giới hạn rõ ràng cho từng ngày và từng tuần đó là:


    • Hãy đặt ra thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Tôi không làm việc sau 7 giờ tối và trước 8 giờ sáng.
    • Nghỉ ngơi nhiều lần mỗi ngày. Hãy nghỉ ngơi nhiều lần trong ngày để tỉnh táo vào buổi tối và cuối tuần. Tôi thường làm việc khoảng 45 phút và nghỉ 15 phút mỗi tiếng. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi đó, tôi tránh xa máy tính và làm những việc khác như hít thở không khí trong lành, ăn cái gì đó hoặc xem nửa tập phim truyền hình. Cứ khoảng 3 tiếng, tôi lại nghỉ ngơi dài hơn để ăn trưa, ăn vặt hoặc làm những điều tương tự như thế.
    • Đừng làm việc vào cuối tuần. Tôi cố gắng tránh xa khỏi các áp lực và công việc hẳng ngày vào cuối tuần. Tôi thường không dùng máy tính và internet. Tôi ít khi kiểm tra thư điện tử vào thứ 7 hoặc chủ nhật. Thay vào đó tôi dành thời gian cho bạn gái, bạn bè, gia đình, đọc một cuốn sách hoặc xem một bộ phim hay hoặc làm những việc thú vị khác.
7. Giữ mọi thứ gọn gàng
Nếu mọi thứ đều ở đúng vị trí của nó thì sẽ dễ hơn nhiều cho bạn trong việc giữ ngôi nhà của mình gọn gàng hằng ngày. Và bạn có thể tìm chìa khóa, ví và điện thoại trong lúc đi ra cửa.

8. Hãy đến sớm 10 phút
Thói quen này có từ khi tôi hay đi du lịch và đã trở thành thói quen hẳng ngày của tôi thay vì việc lãng phí thời gian và không gian, mà điều này rất có thể làm tôi căng thẳng thêm và gia tăng các cảm xúc tiêu cực khác.

9. Giữ góc làm việc đơn giản
Bằng cách giữ góc làm việc đơn giản, bạn đã giảm thiểu sự mất tập trung. Và bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn theo một cách thông thường đối với những việc quan trọng. Vì thế hãy nghĩ xem làm thế nào để có thể tạo ra một không gian làm việc như vậy.
Có một gợi ý là bạn chỉ cần một cái bàn nhỏ với một chiếc máy tính xách tay, một tập giấy, một cái bút và một thứ gì đó gợi cảm hứng cho bạn treo trên tường như là một danh sách những ưu tiên hoặc ước mơ của bạn, một câu danh ngôn hay hoặc một bức ảnh có ý nghĩa khiến bạn hứng khởi.

10. Hãy hít thở
Khi đầu óc bạn bị căng thẳng, mắc vào một vấn đề nào đó hoặc tâm trí lạc về quá khứ hoặc tương lai, hãy thở bằng bụng trong 2 phút và tập trung vào luồng khí hít vào và thở ra. Điều này sẽ khiến bạn bĩnh tĩnh lại và giúp đầu óc bạn trở lại đúng thời điểm hiện tại.



Joni dịch từ bài viết của Henrik Edberg trên trang Positivityblog.com.
Theo Trần Thu Trang FC
 
Hiệu chỉnh:
Sao mình không được cái nào hết trơn vậy? :KSV@19:
 
Mình biết mấy thứ này nhưng lười ko làm...vậy mới khổ chứ:KSV@05:
 
Mấy thói quen này hầu như đều không phải là thói quen của mình :KSV@05:
Vì vậy mình hay bị stress :KSV@16:
 
Cảm ơn bài viết bạn hay quá bây giờ mình mới nhận ra điều đó
 
Khó quá nhỉ >"< Mình nghĩ là mình sẽ học từ từ, mỗi lần thuyết trình lại cố gắng thực hiện đúng thêm 1, 2 điều. Hy vọng tương lai mình sẽ tự tin và thuyết trình thành công hơn :D
 


4. Đừng quan trọng hóa vấn đề
Trước khi bạn bắt đầu nghĩ quá nhiều về điều gì đó và khiến nó trở thành trở ngại lớn trong đầu mình, hãy tự hỏi bản thân : “Mình có đang quan trọng hóa vấn đề không nhỉ?” Và nếu bạn đang sa vào điều đó, hãy tiếp tục hỏi: “Liệu có ai trên đời này gặp phải tình huống còn tệ hơn mình bây giờ không nhỉ?”

Uhm, chúng ta ai cũng mắc cái lỗi: quan trọng hóa vấn đề. sau này tá hỏa ra nó thật đơn giản :-j
 
Nhiều khi không bị stress cũng buồn buồn :KSV@05:
 
phụ thuộc vào môi trường sống con người ấy được nuôi dưỡng dục, rồi tính cách sẽ được hình thành, khiến người ta mau nóng giận, mau bộc lộ cảm xúc, mau phản kháng... và thật khó để điều chỉnh giảm stress nếu không quyết tâm rèn luyện bản thân
 
×
Quay lại
Top