10 bước quan trọng để xây dựng một website tuyệt vời cho doanh nghiệp nhỏ

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Cho dù bạn là nhiếp ảnh gia hành nghề tự do đang làm chủ một cửa hàng phần cứng hay bạn đang sở hữu một doanh nghiệp nhỏ khác, thì một website tuyệt vời là yếu tố cần thiết cho sự thành công của công ty bạn. Là một webmaster (người quản trị web) đã tham gia xây dựng và marketing cho hơn 100 website của doanh nghiệp nhỏ, tôi hiểu rõ những yếu tố cần thiết để tạo nên một website hấp dẫn và tuyệt vời cho doanh nghiệp.

Nếu bạn muốn xây dựng một website startup hoặc làm cho trang hiện tại của mình hấp dẫn hơn, dưới đây là 10 bước quan trọng để khởi động nhằm giúp website của bạn cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường online.

10 bước quan trọng để xây dựng một website tuyệt vời cho doanh nghiệp nhỏ. Ảnh: RONSTIK - ADOBE STOCK

Ảnh: RONSTIK - ADOBE STOCK

1. Sở hữu tên miền phù hợp

Tên miền, hay còn gọi là địa chỉ website, thường là cách truy cập vào trang của bạn. Tên miền tạo ấn tượng tốt rất quan trọng đối với mục đích dễ sử dụng cũng như tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO).

Sau đây là vài mẹo để tạo nên một tên miền tối ưu:

Dễ viết. Cố gắng không sử dụng tiếng lóng, từ tự chế hoặc quá chuyên môn.

Càng ngắn càng tốt. Tên miền càng ngắn thì càng dễ nhớ và dễ gõ đúng.

Sử dụng đuôi miền mở rộng thích hợp. Cố gắng luôn dùng tên miền .com (đừng dùng .net, .co, v.v…), trừ khi đuôi mở rộng khác phù hợp hơn, như .gov, .edu hoặc .org.

Tránh sử dụng số và dấu gạch ngang. Chúng khó nhớ và “kém sang” hơn những tên miền chỉ có chữ cái, và có thể gây hiểu lầm khi đọc tên miền.

Đặt địa chỉ có phạm vi rộng để dễ phát triển về sau. Ví dụ, Amazon.com là một địa chỉ website có phạm vi rộng hơn nhiều so với BooksOnline.com và cho phép Amazon bán rất nhiều loại hàng hoá thay vì chỉ bán sách như mục đích ban đầu của nó.

Dễ nhớ. Với quá nhiều website trên internet, tên website lôi cuốn để mọi người ghi nhớ truy cập về sau là rất quan trọng.

Tìm hiểu tên miền. Hãy google để xem một website tương tự đã tồn tại trên mạng hay chưa, và hãy tra cứu trên noip.gov.vn để đảm bảo nó không chứa tên nhãn hiệu nào đã được đăng ký.

Kiểm tra giá cả có phù hợp không. Hãy xác định xem bạn có thể mua địa chỉ website mình mong muốn tại một mức giá hợp lý hay không, vì hầu hết tên miền hay đều đã được sử dụng và sẽ cần phải mua lại từ chủ sở hữu hiện tại.

Tránh đặt tên vô nghĩa. Hãy chọn một cái tên có ý nghĩa để người dùng lập tức biết doanh nghiệp của bạn là gì. Yahoo và Google là những cái tên rất thu hút, nhưng cũng rất tốn kém để xây dựng thương hiệu, mà doanh nghiệp nhỏ của bạn lại không đủ ngân sách.

Tạo một URL dễ SEO. Nếu được, hãy tạo một địa chỉ website thân thiện với SEO, bao gồm những từ khoá và vị trí địa lý. Ví dụ, “www.GiangHoChoLon.com.”

2. Mua dịch vụ lưu trữ website an toàn, có khả năng mở rộng với hỗ trợ kỹ thuật tốt

Dịch vụ lưu trữ website (đôi khi còn được gọi là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ website) là một công ty cung cấp công nghệ và dịch vụ cần thiết cho website để nó được hiển thị trên internet. Bạn kết nối tên miền của mình với nhà cung cấp dịch vụ để khi người dùng ghé thăm địa chỉ website, họ sẽ nhìn thấy website bạn lưu trữ trong tài khoản lưu trữ của mình.

Dịch vụ lưu trữ có thể tiêu tốn từ $2 đến hơn $100 mỗi tháng, tuỳ thuộc vào loại công nghệ và dịch vụ hỗ trợ bạn chọn. Bạn có thể được giảm giá nếu mua gói hằng năm thay vì gói hằng tháng.

Sau đây là một số hướng dẫn để chọn gói lưu trữ website tốt:

Mặc dù bạn có thể nhận gói lưu trữ “máy chủ chia sẻ” chỉ với giá $2 mỗi tháng, tôi vẫn khuyên không nên làm vậy. Lưu trữ chia sẻ nghĩa là bạn đang dùng chung một máy chủ và các tài nguyên của nó với các khách hàng khác, điều này có thể khiến hiệu suất trang của bạn bị ảnh hưởng. Hơn nữa, nếu một trong các website khác trên máy chủ chia sẻ của bạn bị ha.ck, website của bạn cũng có thể bị nhiễm virus.

Gói lưu trữ “máy chủ riêng” là lựa chọn đắt đỏ nhất, mức giá có thể dao động từ khoảng $100 đến $2.000 mỗi tháng, nhưng nó sẽ khiến website của bạn hoạt động tối ưu nhất. Mua gói máy chủ riêng nghĩa là máy chủ vật lý hoàn toàn dành riêng cho trang của bạn, vì vậy tất cả tài nguyên đều là của bạn và sẽ an toàn hơn gói lưu trữ chia sẻ, miễn là công nghệ tối ưu. Tuy nhiên, gói này sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với mức giá mà hầu hết doanh nghiệp nhỏ sẵn sàng chi trả. Có thể bạn muốn sở hữu một trang có hiệu suất cao, nhưng điều đó là quá mức cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ ở giai đoạn đầu.

Tôi thường lựa chọn gói lưu trữ “máy chủ riêng ảo” (VPS), là sự dung hoà tốt nhất ở cả hai nhu cầu. Mức giá dao động từ khoảng $20 đến $50 mỗi tháng, phù hợp với túi tiền cho các dịch vụ lưu trữ bạn nhận được. VPS là một máy chủ được phân vùng để hoạt động như nhiều máy chủ, chi phí tương tự lưu trữ chia sẻ với tiềm năng bảo mật và hiệu suất tương tự như gói lưu trữ máy chủ riêng.

Hãy đảm bảo công ty lưu trữ của bạn có hỗ trợ qua điện thoại và/hoặc tin nhắn để bạn có thể được giúp đỡ nhanh chóng nếu gặp sự cố. Hỗ trợ qua email thường mất nhiều thời gian và trở nên khó chịu khi sự cố cần được giải quyết ngay lập tức. Hỗ trợ qua điện thoại là tốt nhất, nhưng qua tin nhắn cũng tốt.

Cần có một giao diện máy chủ dễ sử dụng như cPanel để truy cập máy chủ của bạn. Không nên sử dụng “terminal command” để xem nội dung máy chủ và thực hiện các thay đổi, trừ khi bạn có đủ khả năng thuê một người quản trị máy chủ chuyên nghiệp để giúp đỡ mình.

Hãy kiểm tra loại bảo mật được sử dụng trên máy chủ mà bạn đang xem xét. Bạn nên truy cập máy chủ của mình thông qua Giao thức truyền tệp an toàn (SFTP). Nên sao lưu hàng ngày nội dung máy chủ của bạn. Và nên có phương pháp 1 hoặc 2 cú click chuột dễ dàng để cài đặt chứng chỉ Lớp cổng bảo mật (SSL). Hãy đảm bảo công ty lưu trữ bảo trì hệ thống bảo mật thường xuyên. Lý tưởng nhất là công ty lưu trữ của bạn có một giao thức bảo mật đã được công bố mà bạn có thể kiểm tra để biết phương pháp giữ an toàn cho các máy chủ của họ.

Một số công ty lưu trữ website phổ biến gồm có:

GoDaddy

DreamHost

Bluehost

InMotion

SiteGround

3. Hiển thị mô tả rõ ràng về doanh nghiệp của bạn một cách nổi bật

Quan trọng là phải cho mọi người biết bạn là ai và bạn làm gì ngay lập tức để họ không cảm thấy bối rối khi ghé thăm website của bạn. Hãy đảm bảo “banner” ở trang chủ chính (còn gọi là “hero image”) và banner phụ là đại diện hình ảnh cho các dịch vụ của bạn, cũng như một lời giới thiệu gần phần đầu trang mô tả bạn là ai và bạn làm gì.

Ngoài ra, hãy đảm bảo cả menu điều hướng chính và menu chân trang đều có các liên kết đến trang “Về chúng tôi” dễ dàng truy cập để mọi người có thể click vào và đọc thêm về doanh nghiệp của bạn.

4. Triển khai hệ thống quản lý nội dung tốt nhất

Hệ thống quản lý nội dung (CMS) là một chương trình phần mềm hoặc ứng dụng được sử dụng để tạo ra và quản lý nội dung số. CMS tốt sẽ giúp bạn duy trì trang của mình. Bạn không cần hiểu biết chuyên môn quá nhiều để sử dụng nó. Bạn nên chọn CMS được thiết kế cho nhu cầu riêng của mình; các hệ thống khác nhau được sử dụng cho các mục đích khác nhau, như thân thiện với người dùng, dễ mở rộng và ngân sách.

Sau đây là một số hệ thống phổ biến với mô tả chi tiết điểm mạnh và điểm yếu của từng hệ thống.

1624936039184.png


WordPress (WP): WP là CMS phổ biến nhất thế giới. Nó có cộng đồng hỗ trợ năng động, to lớn và nhiều plugin hữu ích để mở rộng tính năng cho trang của bạn. (Và nếu bạn không thể tìm ra một plugin ưng ý, thì việc tìm một nhà phát triển WP có thể tạo ra một plugin cho bạn cũng dễ dàng!) WP cũng miễn phí và cài đặt khá đơn giản. Phần lớn các nhà phát triển website đều quen thuộc với nó nên không khó để tìm một cá nhân hoặc công ty có thể dựng trang cho bạn. Tôi thường khuyến nghị các doanh nghiệp nhỏ sử dụng WP để tạo website cho họ vì nó linh hoạt và dễ mở rộng.

Tuy nhiên cần phải lưu ý, điểm yếu lớn nhất của WP là bảo mật, bởi vì nó quá phổ biến nên các hacker nhắm đến nó nhiều nhất. Trang WP của bạn cần được bảo trì và bảo mật thường xuyên để không bị ha.ck. Ngoài ra, bảo mật mọi plugin của bên thứ ba là rất khó, vì vậy việc giữ an toàn trang WP của bạn phải là một công việc liên tục thông qua nhiều quy trình tốt nhất (kiểm tra xem plugin của bạn đã được cập nhật hay chưa trong vài tháng vừa qua, đảm bảo đó là plugin được cung cấp trong kho lưu trữ chính thức của WP, xoá plugin không sử dụng ngay lập tức, v.v…)

1624936096922.png


Drupal: Drupal là một CMS phổ biến khác. Nó mang lại nhiều lợi ích tương tự như WP, bao gồm tính linh hoạt, dễ sử dụng và cộng đồng hỗ trợ rộng lớn. Đáng chú ý, Drupal bảo mật hơn WP (an toàn hơn khỏi các hoạt động có ý đồ xấu). Tuy nhiên, Drupal không có nhiều lựa chọn plugin hay chủ đề, khiến nó ít mở rộng hơn. Trong nhiều năm, website của Nhà Trắng (Whitehouse.gov) được vận hành bằng Drupal, nhưng sau đó chuyển sang WP và sử dụng đến ngày nay.

1624936129864.png


Joomla!: Một CMS phổ biến khác nữa là Joomla! Thoát khỏi lối mòn, nó có tính năng SEO, bảo mật và đa ngôn ngữ tốt hơn WP. Tuy nhiên, với sự giúp sức của một vài plugin, WP đã vượt mặt các tính năng của Joomla!.

1624936168180.png


Squarespace (SS): SS là dịch vụ đăng ký hằng tháng hoặc hằng năm khiến việc tạo ra website và blog trở thành trải nghiệm “kéo và thả” dễ dàng. Nó gồm có thiết kế website, phát triển, bảo trì phần mềm, hệ đo lường mét, tên miền trả phí hằng năm, bảo mật SSL, hỗ trợ 24/7, băng thông và lưu trữ không giới hạn trong chỉ một gói. SS phù hợp nhất để sáng tạo và cung cấp cho bạn các mẫu thiết kế xịn xò. Nếu bạn có ngân sách eo hẹp, cần một trang đơn giản và đẹp, nhưng không đủ tiền thuê thiết kế website, thì đây là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn.

SS có “đường cong học tập” nhỏ hơn nhiều so với WP, Drupal và Joomla!, nhưng nó gần như không có nhiều tuỳ chọn mở rộng. Tuy nhiên, nếu bạn có rất ít hoặc không có hiểu biết chuyên môn và đang tìm một cách nhanh và dễ dàng để dựng một website thì SS là một lựa chọn tối ưu dành cho bạn.

1624936229751.png

Wix: Wix rất giống SS, nhưng nó thân thiện với người dùng hơn một chút. Wix cung cấp gói đăng ký dịch vụ hằng tháng, nhưng không có hằng năm, và bao gồm các tính năng tương tự. Wix cũng là một trình tạo kéo thả – bạn có thể tự do kéo thả các thành phần ở bất cứ đâu trên trang. So với Wix, SS kéo thả có lề lối hơn. Đường cong học tập để sử dụng Wix thậm chí còn ngắn hơn SS, vì vậy nếu bạn cần xuất bản nhanh chóng một trang, đây có thể là lựa chọn tốt nhất.

Wix có nhiều mẫu trang để lựa chọn hơn SS, nhưng khi bạn chọn một mẫu, bạn phải dùng mẫu đó vĩnh viễn hoặc buộc phải dựng lại toàn bộ trang của mình. Với SS, bạn có thể thay đổi mẫu trang bất cứ lúc nào mà không cần phải dựng lại toàn bộ trang.

5. Chọn một nền tảng thương mại điện tử (e-commerce) tốt

Nếu bạn định bán hàng hoá và/hoặc dịch vụ thông qua website của mình, bạn sẽ cần công nghệ phù hợp để thực hiện điều đó. (Nếu hiện bạn không bán gì cả, thì bạn nên cân nhắc việc mua bán vì thương mại điện tử có tiềm năng làm tăng lợi nhuận cho bạn.) Nếu bạn cho phép người dùng giao dịch thanh toán với bạn trực tuyến, bạn sẽ cần chọn nền tảng thích hợp cho mô hình doanh nghiệp của mình.

Sau đây là một số nền tảng thương mại điện tử phổ biến cho doanh nghiệp nhỏ:

WooCommerce (WC): WC là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất thế giới – nó có thể biến website WP của bạn thành một cửa hàng online. Giống với WP, WC có nhiều plugin có sẵn và nó cũng tích hợp với WP. Điều này khiến WC trở nên cực kỳ linh hoạt. Có nhiều chủ đề miễn phí và trả phí được dựng trước cho WC. (Thông thường, sử dụng chủ đề có trả phí từ một nhà phát triển uy tín sẽ tốt hơn vì nó cung cấp bảo mật và hỗ trợ tốt hơn.) Nếu bạn không phải dân công nghệ, chắc hẳn bạn sẽ cần một nhà phát triển WP để giúp mình thiết lập và sử dụng nó. WC cũng cung cấp rất nhiều tính năng và khả năng mở rộng mà doanh nghiệp nhỏ của bạn có thể đang cần.

Shopify: Shopify là nền tảng thương mại điện tử có nguồn gốc điện toán đám mây cho phép bạn tạo và tuỳ chỉnh một cửa hàng online, cũng như quản lý sản phẩm, kiểm kê, thanh toán và vận chuyển. Shopify không phải là tiện ích mở rộng của WP như WC – nó là một nền tảng độc lập được lưu trữ trên máy chủ Shopify – vì vậy nếu bạn có một website chính, trang thương mại điện tử của bạn sẽ tách biệt khỏi trang chính đó. Bạn có thể liên kết tới tài khoản Shopify của mình từ website thông thường được dựng bằng WP, Drupal, Wix, v.v…, trừ khi website chính của bạn có plugin tích hợp Shopify.

Các tính năng gồm có sản phẩm không giới hạn, băng thông không giới hạn, phân tích phòng chống gian lận, mã giảm giá, báo cáo, v.v… Lợi ích then chốt của Shopify là bạn không cần một nhà phát triển để thiết lập một cửa hàng và mọi thứ trên “backend” (lớp truy cập dữ liệu) được thiếp lập sẵn khi bạn đăng ký dịch vụ. Khuyết điểm là bạn không có nhiều quyền kiểm soát hoặc quyền thay đổi lên cửa hàng của mình như với WC.

Shopify Plus (S+): S+ vẫn là Shopify, nhưng với mức độ tuỳ chỉnh cao hơn, nhiều tài khoản nhân viên hơn và các tuỳ chọn thương mại điện tử quốc tế. Nó cũng có mức độ hỗ trợ cao hơn. Tuy nhiên, tất cả tính năng này tất nhiên sẽ đi kèm với mức giá đăng ký cao hơn, và nó vẫn không có các khả năng thay đổi và tuỳ chỉnh như WC.

Business Squarespace (BSS): SS có tuỳ chọn đăng ký thương mại điện tử, vì vậy nếu bạn chọn SS để xây dựng trang cho mình và có các nhu cầu thương mại điện tử rất đơn giản, bạn có thể chọn hướng đi này. BSS tính phí giao dịch, nhưng điều này có thể được bỏ qua bằng cách nâng cấp đăng ký của bạn thành cửa hàng online cơ bản. Nó bao gồm một tên miền miễn phí, bảo mật SSL, SEO, khôi phục giỏ hàng đã bỏ, giảm giá, vận chuyển thời gian thực, v.v… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nó không thân thiện với người dùng như Shopify. Và giống với Shopify, BSS không linh hoạt như WC.

Wix: Wix có tiện ích mở rộng của Shopify rất thân thiện với người dùng. Bạn cần phải nâng cấp tài khoản Wix và đăng ký dịch vụ của Shopify để sử dụng nó.

GoDaddy Online Store: GoDaddy có nền tảng đăng ký thương mại điện tử độc lập tương đối mới, khá dễ thiết lập và sử dụng. GoDaddy không yêu cầu kiến thức chuyên môn để mở shop. Các mẫu đơn giản, tinh gọn và có thể tuỳ chỉnh. Các tính năng bao gồm marketing và công cụ SEO, tích hợp các phương tiện truyền thông xã hội, đặt lịch hẹn, bảo mật SSL, tải nhanh trang, v.v…

Chúc bạn thành công!


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Forbes)
 
×
Quay lại
Top