- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Ra nước ngoài du học và ở trọ theo kiểu homestay, tớ có thêm những hiểu biết về cách người nước ngoài biểu hiện tình thương...
“Mỗi người có một cách yêu thương. Ra nước ngoài du học và ở trọ theo kiểu homestay, tớ có thêm những hiểu biết về cách người nước ngoài biểu hiện tình thương” - Ngân (1992) - du học sinh ở Úc kể.
THẲNG THẮN ĐẾN … PHŨ PHÀNG
Những ngày tớ mới sang, chưa quen đồ ăn nước ngoài, lúc nào cũng tỏ ý muốn được ăn đồ Việt. Nhưng bác gái từ chối ngay. Bác nói đồ ăn Việt Nam không nhiều chất dinh dưỡng bằng những đồ ăn bên này. Ở nhà, tớ vẫn quen nũng nịu ăn một bát với lý do muốn giảm cân, nhưng sang bên đó, hai bác ép tớ ăn nhiều, ngay cả khi tớ nói không muốn. Hai bác nói: “Con ăn không bằng một đứa học mẫu giáo bên này, rồi ai sẽ cho con sức để học, ai sẽ cho con sức để trở về…”. Tớ buộc phải tăng khẩu phần ăn mỗi ngày từ đó.
Một ngày cuối tuần mưa, cả nhà đang ngồi trong phòng khách, cùng nhâm nhi túi bỏng ngô mà bác gái mua về. Đột nhiên bác trai quay sang nói điều gì đó với tớ, tớ đang mải xem chương trình thể thao yêu thích nên bỏ ngoài tai. Không những thế, tớ còn thấy…khó chịu một chút do “ngồi xem tivi cũng không được yên”. Theo thói quen, tớ với tay lấy chiếc điều khiển tivi và …tăng âm thanh. Ngay lập tức, hai bác chủ nhà im lặng và quay sang nhìn tớ. Câu chuyện trong gia đình chuyển sang đề tài là tớ. Bác trai yêu cầu tớ đưa tay ra và chịu bị đánh một phát. Tuy không đau nhưng đó thực sự là bài học đáng nhớ đối với tớ. Hai bác nói rằng đó là sự thiếu tôn trọng đối với người lớn, nhất là khi hai bác đang quan tâm tới việc học của trường của tớ. Họ nói “Ngay cả khi chúng ta không là ba mẹ của con, con cũng nên tôn trọng chúng ta”. Câu nói đó khiến tớ day dứt cả tháng sau đó.
Ngày nhận được tháng lương làm thêm đầu tiên, nhỏ em kém tớ gần…10 tuổi - con hai bác chủ nhà vòi vĩnh tớ mua tặng búp bê trong lồng kính ở cửa hàng gần nhà. Giá của búp bê đó không hề rẻ, bằng 2/3 số tiền tớ nhận được, nhưng vì nghĩ “Cô chú cũng giúp đỡ mình nhiều, mua tặng con cô chú một món quà nho nhỏ cũng là phải phép”, nên tớ đành bấm bụng mua. Nhỏ em hớn hở lắm, còn tớ tiu nghỉu vì biết những ngày sắp tới sẽ phải chắt bóp tiền tiêu vặt. Tối đó, khi hai bác đi làm về, tớ đã được “thỉnh giáo” một trận vì đã quá nuông chiều trẻ con. “Con đi làm vất vả cả tháng kiếm được bao nhiêu tiền. Con mua búp bê cho em mất bao nhiêu tiền. Con nghĩ hai bác nghèo nên không mua được đồ chơi cho Anna à (Anna là tên nhỏ em)? Trẻ con phải được dạy rằng không phải chúng muốn gì cũng được. Con đang làm hư em đấy!” Bác gái đã yêu cầu tớ mang trả lại búp bê đó ngay lúc ấy.
Nhà của hai bác mà tớ ở homestay không hề cách xa trung tâm, cũng không xa trường của tớ. Nơi mà tớ học nằm trên đường đi làm của bác trai nhưng thay vì cho tớ đi ké mỗi ngày, bác lại đề nghị tớ tự di chuyển bằng xe bus. Những ngày mùa đông giá buốt phải thức dậy cho kịp giờ xe bus khiến tớ chỉ muốn khóc và thầm nghĩ, nếu ở Việt Nam, hẳn bố mẹ sẽ không bắt mình phải đi bus như thế này.
YÊU THEO CÁCH KHÁC
Sinh nhật tớ ở một nơi xa lắc, không có sự chúc mừng của bạn bè, không có sự quây quần của gia đình, nhưng tớ biết mình đã thực sự có được một gia đình thứ hai. Bác gái đã xin nghỉ việc sớm hơn mọi ngày để về nhà chuẩn bị chiếc bánh ga tô ngon tuyệt cho cả nhà, bác trai dành cả buổi chiều để mua quà tặng tớ. Nhỏ em còn kì công vẽ một bức tranh to ơi là to, đẹp ơi là đẹp để tặng cô chị mà nó yêu quí. Sinh nhật không có một đứa bạn nào nhưng tình cảm mà mọi người dành cho tớ thì thực sự đáng quí. Bác gái còn tâm sự, bác cũng không nhớ sinh nhật tớ nhưng do tối hôm trước, ba mẹ tớ gọi từ Việt Nam sang và nói về chuyện đó. Hai bác quyết định tổ chức cho tớ một sinh nhật thật vui. Tớ có cảm giác như mình có hai bố, hai mẹ vậy. Tuyệt vời lắm.
Hôm ấy, bác trai tặng tớ một đôi giày thể thao màu hồng, “người sẽ đồng hành với con mỗi buổi sáng dậy muộn phải chạy theo xe bus. Chạy bộ cũng là cách rèn luyện sức khỏe mà con.” Phải công nhận là từ ngày sang đây đi học, tình hình sức khỏe của tớ được cải thiện đáng kể, không còn những lần hụt hơi, thở dốc khi phải chạy bộ, không còn những lúc xa xẩm mặt mày khi leo quá nhiều bậc cầu thang… Những điều đó, tớ biết, một phần nhờ sự “phũ phàng” của hai bác.
Bác gái còn tặng tớ một món quà ý nghĩa hơn nhé! Đó là lời đề nghị cộng tác với tờ báo mà bạn thân của bác đang phụ trách, mảng đời sống sinh viên. Bác hiểu rằng tớ có vốn tiếng Anh rất khá, khả năng viết lách được tích lũy từ những năm cấp 2, cấp 3 khá ổn. Đó là lý do bác luôn tìm kiếm những cơ hội để tớ có thể kiếm được một công việc làm thêm nhẹ nhàng hơn việc bán hàng mà tớ đang làm, hơn nữa lại phù hợp với sở thích của tớ. Tớ thực sự cảm động, và không ngại ngần vòng tay ôm lấy bác. Thoải mái biểu lộ tình cảm cũng là một trong những điều tớ học được khi ra nước ngoài trọ học.
GIA ĐÌNH THỨ HAI
Tớ biết nhiều bạn du học sinh khác không có được may mắn như tớ, họ homestay ở những nhà mà cô chú chủ nhà vô cùng nghiêm khắc và không hề tỏ chút quan tâm. Vì thế, tớ càng trân trọng hơn những gì mà tớ đang có. Khóa học của tớ còn hơn 1 năm nữa là kết thúc. Thời gian còn khá dài nhưng tớ đã có cảm giác lưu luyến ngôi nhà này, những tình cảm này, những điều tớ biết xa là sẽ nhớ!
“Mỗi người có một cách yêu thương. Ra nước ngoài du học và ở trọ theo kiểu homestay, tớ có thêm những hiểu biết về cách người nước ngoài biểu hiện tình thương” - Ngân (1992) - du học sinh ở Úc kể.
THẲNG THẮN ĐẾN … PHŨ PHÀNG
Những ngày tớ mới sang, chưa quen đồ ăn nước ngoài, lúc nào cũng tỏ ý muốn được ăn đồ Việt. Nhưng bác gái từ chối ngay. Bác nói đồ ăn Việt Nam không nhiều chất dinh dưỡng bằng những đồ ăn bên này. Ở nhà, tớ vẫn quen nũng nịu ăn một bát với lý do muốn giảm cân, nhưng sang bên đó, hai bác ép tớ ăn nhiều, ngay cả khi tớ nói không muốn. Hai bác nói: “Con ăn không bằng một đứa học mẫu giáo bên này, rồi ai sẽ cho con sức để học, ai sẽ cho con sức để trở về…”. Tớ buộc phải tăng khẩu phần ăn mỗi ngày từ đó.
Một ngày cuối tuần mưa, cả nhà đang ngồi trong phòng khách, cùng nhâm nhi túi bỏng ngô mà bác gái mua về. Đột nhiên bác trai quay sang nói điều gì đó với tớ, tớ đang mải xem chương trình thể thao yêu thích nên bỏ ngoài tai. Không những thế, tớ còn thấy…khó chịu một chút do “ngồi xem tivi cũng không được yên”. Theo thói quen, tớ với tay lấy chiếc điều khiển tivi và …tăng âm thanh. Ngay lập tức, hai bác chủ nhà im lặng và quay sang nhìn tớ. Câu chuyện trong gia đình chuyển sang đề tài là tớ. Bác trai yêu cầu tớ đưa tay ra và chịu bị đánh một phát. Tuy không đau nhưng đó thực sự là bài học đáng nhớ đối với tớ. Hai bác nói rằng đó là sự thiếu tôn trọng đối với người lớn, nhất là khi hai bác đang quan tâm tới việc học của trường của tớ. Họ nói “Ngay cả khi chúng ta không là ba mẹ của con, con cũng nên tôn trọng chúng ta”. Câu nói đó khiến tớ day dứt cả tháng sau đó.
Ngày nhận được tháng lương làm thêm đầu tiên, nhỏ em kém tớ gần…10 tuổi - con hai bác chủ nhà vòi vĩnh tớ mua tặng búp bê trong lồng kính ở cửa hàng gần nhà. Giá của búp bê đó không hề rẻ, bằng 2/3 số tiền tớ nhận được, nhưng vì nghĩ “Cô chú cũng giúp đỡ mình nhiều, mua tặng con cô chú một món quà nho nhỏ cũng là phải phép”, nên tớ đành bấm bụng mua. Nhỏ em hớn hở lắm, còn tớ tiu nghỉu vì biết những ngày sắp tới sẽ phải chắt bóp tiền tiêu vặt. Tối đó, khi hai bác đi làm về, tớ đã được “thỉnh giáo” một trận vì đã quá nuông chiều trẻ con. “Con đi làm vất vả cả tháng kiếm được bao nhiêu tiền. Con mua búp bê cho em mất bao nhiêu tiền. Con nghĩ hai bác nghèo nên không mua được đồ chơi cho Anna à (Anna là tên nhỏ em)? Trẻ con phải được dạy rằng không phải chúng muốn gì cũng được. Con đang làm hư em đấy!” Bác gái đã yêu cầu tớ mang trả lại búp bê đó ngay lúc ấy.
Nhà của hai bác mà tớ ở homestay không hề cách xa trung tâm, cũng không xa trường của tớ. Nơi mà tớ học nằm trên đường đi làm của bác trai nhưng thay vì cho tớ đi ké mỗi ngày, bác lại đề nghị tớ tự di chuyển bằng xe bus. Những ngày mùa đông giá buốt phải thức dậy cho kịp giờ xe bus khiến tớ chỉ muốn khóc và thầm nghĩ, nếu ở Việt Nam, hẳn bố mẹ sẽ không bắt mình phải đi bus như thế này.
YÊU THEO CÁCH KHÁC
Sinh nhật tớ ở một nơi xa lắc, không có sự chúc mừng của bạn bè, không có sự quây quần của gia đình, nhưng tớ biết mình đã thực sự có được một gia đình thứ hai. Bác gái đã xin nghỉ việc sớm hơn mọi ngày để về nhà chuẩn bị chiếc bánh ga tô ngon tuyệt cho cả nhà, bác trai dành cả buổi chiều để mua quà tặng tớ. Nhỏ em còn kì công vẽ một bức tranh to ơi là to, đẹp ơi là đẹp để tặng cô chị mà nó yêu quí. Sinh nhật không có một đứa bạn nào nhưng tình cảm mà mọi người dành cho tớ thì thực sự đáng quí. Bác gái còn tâm sự, bác cũng không nhớ sinh nhật tớ nhưng do tối hôm trước, ba mẹ tớ gọi từ Việt Nam sang và nói về chuyện đó. Hai bác quyết định tổ chức cho tớ một sinh nhật thật vui. Tớ có cảm giác như mình có hai bố, hai mẹ vậy. Tuyệt vời lắm.
Hôm ấy, bác trai tặng tớ một đôi giày thể thao màu hồng, “người sẽ đồng hành với con mỗi buổi sáng dậy muộn phải chạy theo xe bus. Chạy bộ cũng là cách rèn luyện sức khỏe mà con.” Phải công nhận là từ ngày sang đây đi học, tình hình sức khỏe của tớ được cải thiện đáng kể, không còn những lần hụt hơi, thở dốc khi phải chạy bộ, không còn những lúc xa xẩm mặt mày khi leo quá nhiều bậc cầu thang… Những điều đó, tớ biết, một phần nhờ sự “phũ phàng” của hai bác.
Bác gái còn tặng tớ một món quà ý nghĩa hơn nhé! Đó là lời đề nghị cộng tác với tờ báo mà bạn thân của bác đang phụ trách, mảng đời sống sinh viên. Bác hiểu rằng tớ có vốn tiếng Anh rất khá, khả năng viết lách được tích lũy từ những năm cấp 2, cấp 3 khá ổn. Đó là lý do bác luôn tìm kiếm những cơ hội để tớ có thể kiếm được một công việc làm thêm nhẹ nhàng hơn việc bán hàng mà tớ đang làm, hơn nữa lại phù hợp với sở thích của tớ. Tớ thực sự cảm động, và không ngại ngần vòng tay ôm lấy bác. Thoải mái biểu lộ tình cảm cũng là một trong những điều tớ học được khi ra nước ngoài trọ học.
GIA ĐÌNH THỨ HAI
Tớ biết nhiều bạn du học sinh khác không có được may mắn như tớ, họ homestay ở những nhà mà cô chú chủ nhà vô cùng nghiêm khắc và không hề tỏ chút quan tâm. Vì thế, tớ càng trân trọng hơn những gì mà tớ đang có. Khóa học của tớ còn hơn 1 năm nữa là kết thúc. Thời gian còn khá dài nhưng tớ đã có cảm giác lưu luyến ngôi nhà này, những tình cảm này, những điều tớ biết xa là sẽ nhớ!