Với khả năng sáng tạo, ham học của mình, nhiều sinh viên (SV) Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM nghĩ ra những ý tưởng thú vị với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trước thực trạng máy tính xách tay bị mất cắp ngày càng gia tăng về số vụ lẫn mức độ tinh vi, SV Lê Quốc Hưng (khoa công nghệ thông tin) nảy ra ý tưởng thực hiện “thiết bị chống trộm cắp máy tính xách tay”. Đó là một thiết bị kết nối với máy tính xách tay bằng dây khóa. Một phần mềm được lập trình chạy trên hệ điều hành RIM hoặc trên nền J2ME được cài đặt vào bo mạch chủ BlackBerry 8100 hỗ trợ công nghệ định vị kết hợp Cell-ID và A-GPS, sẽ được tích hợp vào bên trong thiết bị kết nối với chuông, nguồn và một loại cảm biến. Sau đó cài phần mềm này trên điện thoại có hỗ trợ JavaScript. Khi có xảy ra mất cắp hay bị dịch chuyển thì sẽ báo động bằng chuông và qua điện thoại bằng hình thức gọi điện và gửi thông tin địa điểm qua tin nhắn SMS. Thiết bị hoạt động độc lập với máy tính xách tay do có sẵn nguồn từ pin và hộp ngoài bền, chịu được va đập, có khả năng chống sốc, tránh bị phá hoại khi có mất cắp xảy ra.
Minh Thượng và Thảo Vy có ý tưởng sản xuất ra máu - Ảnh: nhân vật cung cấp
Hai SV Trịnh Minh Thượng và Bùi Thị Thảo Vy - khoa công nghệ sinh học thì có ý tưởng sản xuất máu nhân tạo tinh sạch có chức năng vận chuyển oxygene như máu bình thường từ chủng Escherichia coli P678-54. Theo Thảo Vy, hướng thực hiện sẽ là dùng cơ chế tiềm tan của Phage lambda để tinh sạch máu nhân tạo tái tổ hợp từ E.coli P678-54. Phage vector lambda tái tổ hợp mang gene H và gene Cloacin dùng để phân giải màng tế bào chủ Escherichia coli P678-54. Từ đó, trong máu nhân tạo sẽ không còn Escherichia coli P678-54 gây nguy hiểm cho người nhận máu. Phân tích tính khả thi của ý tưởng mình, Minh Thượng cho rằngTheo Quốc Hưng, các linh kiện để tạo nên thiết bị này có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường với giá thành hợp lý. Phần mềm có thể tự lập trình. Dự kiến, sản phẩm sẽ có giá từ 300.000 đến 500.000 đồng, phù hợp với không chỉ giới sinh viên trong việc bảo vệ các vật dụng nhỏ gọn, cầm tay…
Escherichia coli P678-54 tái tổ hợp sản xuất có thể sản xuất được hemoglobin hoàn toàn có chức năng như trong máu bình thường. Hơn nữa, Phage vector lambda gtZAP có khả năng mang được đoạn gene từ 0-9 kb mà vẫn đảm bảo độ dài bộ gene của phage từ 78-105% để có thể đóng gói. Đồng thời hoàn toàn có thể sử dụng nhiệt độ để kích hoạt cơ chế tiềm tan của Phage thông qua việc nuôi cấy Escherichia coli P678-54 đã nhiễm phage ở nhiệt độ môi trường khác nhau.
Thảo Vy cho biết đang rất cần sự quan tâm của những nhà chuyên môn để cùng biến ý tưởng này hiện thực. Ưu điểm của máu này là luôn có sẵn để truyền, đồng nhất về chất lượng, có thể sử dụng cho bất kỳ nhóm máu nào, và quan trọng là có ý nghĩa rất lớn với những bệnh nhân máu hiếm.
Các bạn í giỏi quá đi ha.............
Trước thực trạng máy tính xách tay bị mất cắp ngày càng gia tăng về số vụ lẫn mức độ tinh vi, SV Lê Quốc Hưng (khoa công nghệ thông tin) nảy ra ý tưởng thực hiện “thiết bị chống trộm cắp máy tính xách tay”. Đó là một thiết bị kết nối với máy tính xách tay bằng dây khóa. Một phần mềm được lập trình chạy trên hệ điều hành RIM hoặc trên nền J2ME được cài đặt vào bo mạch chủ BlackBerry 8100 hỗ trợ công nghệ định vị kết hợp Cell-ID và A-GPS, sẽ được tích hợp vào bên trong thiết bị kết nối với chuông, nguồn và một loại cảm biến. Sau đó cài phần mềm này trên điện thoại có hỗ trợ JavaScript. Khi có xảy ra mất cắp hay bị dịch chuyển thì sẽ báo động bằng chuông và qua điện thoại bằng hình thức gọi điện và gửi thông tin địa điểm qua tin nhắn SMS. Thiết bị hoạt động độc lập với máy tính xách tay do có sẵn nguồn từ pin và hộp ngoài bền, chịu được va đập, có khả năng chống sốc, tránh bị phá hoại khi có mất cắp xảy ra.
Minh Thượng và Thảo Vy có ý tưởng sản xuất ra máu - Ảnh: nhân vật cung cấp
Hai SV Trịnh Minh Thượng và Bùi Thị Thảo Vy - khoa công nghệ sinh học thì có ý tưởng sản xuất máu nhân tạo tinh sạch có chức năng vận chuyển oxygene như máu bình thường từ chủng Escherichia coli P678-54. Theo Thảo Vy, hướng thực hiện sẽ là dùng cơ chế tiềm tan của Phage lambda để tinh sạch máu nhân tạo tái tổ hợp từ E.coli P678-54. Phage vector lambda tái tổ hợp mang gene H và gene Cloacin dùng để phân giải màng tế bào chủ Escherichia coli P678-54. Từ đó, trong máu nhân tạo sẽ không còn Escherichia coli P678-54 gây nguy hiểm cho người nhận máu. Phân tích tính khả thi của ý tưởng mình, Minh Thượng cho rằngTheo Quốc Hưng, các linh kiện để tạo nên thiết bị này có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường với giá thành hợp lý. Phần mềm có thể tự lập trình. Dự kiến, sản phẩm sẽ có giá từ 300.000 đến 500.000 đồng, phù hợp với không chỉ giới sinh viên trong việc bảo vệ các vật dụng nhỏ gọn, cầm tay…
Escherichia coli P678-54 tái tổ hợp sản xuất có thể sản xuất được hemoglobin hoàn toàn có chức năng như trong máu bình thường. Hơn nữa, Phage vector lambda gtZAP có khả năng mang được đoạn gene từ 0-9 kb mà vẫn đảm bảo độ dài bộ gene của phage từ 78-105% để có thể đóng gói. Đồng thời hoàn toàn có thể sử dụng nhiệt độ để kích hoạt cơ chế tiềm tan của Phage thông qua việc nuôi cấy Escherichia coli P678-54 đã nhiễm phage ở nhiệt độ môi trường khác nhau.
Thảo Vy cho biết đang rất cần sự quan tâm của những nhà chuyên môn để cùng biến ý tưởng này hiện thực. Ưu điểm của máu này là luôn có sẵn để truyền, đồng nhất về chất lượng, có thể sử dụng cho bất kỳ nhóm máu nào, và quan trọng là có ý nghĩa rất lớn với những bệnh nhân máu hiếm.
(Theo Thanh Niên)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: