Kimie cute
Banned
- Tham gia
- 13/5/2014
- Bài viết
- 0
Mỗi món ăn được “măm măm” trong dịp tết đều có ý nghĩa cả đấy!
Đối với các quốc gia Châu Á, mỗi khi Tết đến lại là một dịp để gia đình sum họp, quây quần quanh bàn ăn ấm cúng. Những món ăn ngày Tết đôi khi cũng có chút khác so với những ngày thường, ẩn chứa trong đó những ý nghĩa sâu xa, những mong muốn tốt đẹp nhất cho gia đình, công việc. Nhắc tới văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia Châu Á không thể không nhắc tới nét văn hóa ẩm thực Tết rất đặc trưng, rất riêng biệt. Chúng mình hãy cùng nhau tìm tòi nét đặc trưng đó của một số quốc gia “láng giềng” nhé!
Quốc gia hàng xóm thân thiết Campuchia cứ mỗi dịp giữa tháng Tư dương lịch hàng năm là họ lại đón một năm mới đến. Tết này gọi là Bon Chol Chnam, điều đặc biệt đó là trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng. Và cứ thế, món cari đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày tết Bon Chol Chnam của người Campuchia.
Đến với nước Lào, trong ngày tết không thể không nhắc tới món lạp, trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc đấy các bạn ạ! Người Lào đặc biệt chú trọng đến việc ăn món này vào dịp Tết, đặc biệt là các doanh nhân, món lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, vì nếu món này trong ngày Tết mà không ngon thì họ tin rằng cả năm sẽ gặp xui xẻo. Lạp ở đây thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt, món này mà không có thính thì sẽ làm giảm hương vị độc đáo của chúng. Lạp thường được ăn với cơm nóng hoặc xôi nóng.
Trong ngày Tết, người Lào rất chú trọng tới việc ăn món lạp, đặc biệt là các doanh nhân. Theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa lộc. Lạp ở đây thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt, món này mà không có thính thì sẽ làm giảm hương vị độc đáo của chúng. Trong mỗi gia đình, đặc biệt là những người làm nghề kinh doanh, món lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, vì nếu món này trong ngày Tết mà không ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điềm xui. Lạp thường được ăn với xôi nóng. Món này được làm rất cẩn thận vì nếu không ngon, người ta tin rằng cả năm sẽ gặp xui xẻo. Theo các chuyên gia văn hóa Lào, món lạp được xem như linh hồn của người Lào trong năm mới, thậm chí họ có thể đem biếu nhau món lạp vào mỗi dịp năm mới, gia đình nào nhận được càng nhiều thì lại được càng nhiều lộc.
Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối. Dễ ăn, dễ chế biến, lại thơm ngon nên món Otak – Otak trở thành một trong những điểm nhấn ẩm thực không thể nào bỏ qua của nền văn hóa Malaysia.
Tới Indonesia, bạn lại được thưởng thức rất nhiều món ăn mừng năm mới đa dạng và khác biệt. Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, khi Tết, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.Vào dịp Tết của người Hindu tại đảo Bali, cả dân làng tập trung tại một khu vực để ăn mừng.
Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok_kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Thực đơn cho ngày Tết, nhất là trong ngày mùng 1 có thể khác nhau tùy địa phương, nhưng phổ biến chung cho toàn quốc thường có món ttok_kuk. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok_kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa. Ngày xưa người Hàn Quốc chỉ ăn Ttok kuk vào năm mới nhưng ngày nay, họ có thể ăn vào mọi ngày trong năm. Vì vậy, thay vì câu hỏi “Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?” thì người Hàn Quốc có thể hỏi “Bạn đã ăn bao nhiêu bát canh Ttok kuk?”. Và câu trả lời đúng không phải là số bát Ttok kuk đã ăn trong ngày mà phải là số tuổi hiện tại của người đó. Tùy theo sự phân hóa vùng miền mà Ttok kuk có tên gọi cũng như cách chế biến khác nhau, tuy nhiên món này thường được chế biến với thịt bò thái lát mỏng nhưng ở một số vùng thì nó còn được làm bằng những nguyên liệu khác như thịt gà, thịt heo hoặc hải sản. Ttok hay còn gọi là Ttok kuk được mọi tầng lớp, bao gồm từ gia đình hoàng gia đến dân thường ưa thích và là một món ăn phổ biến từ cuối thế kỉ thứ 18.
Vào ngày đầu tiên của năm mới là ngày bắt đầu cho mọi sự may mắn, hạnh phúc, bình an, vui vẻ và mọi người bắt đầu ăn Ttok kuk được làm từ “gạo trắng” để có một trí tuệ minh mẫn và sáng suốt trong ngày đầu năm mới và cho cả năm đó.
Trong ngày tết cổ truyền của Hàn Quốc không thể vắng bóng thức uống Gui Balki sool. Đây là loại thức uống bắt buộc trong ngày tết.
Người Hàn Quốc thường uống Poricha sau bữa ăn, Poricha là loại thức uống được làm từ trà pha chế với bột lúa mạch. Tuy nhiên vào ngày tết người dân Hàn Quốc sử dụng thức uống truyền thống là rượu Gui Balki sool. Trong ngày Tết, ai cũng phải uống Gui Balki sool dù ít hay nhiều để lấy may mắn.
Người Hàn Quốc còn có quan niệm cho rằng các món trong ngày tết khi tự tay chế biến sẽ mang lại nhiều tài lộc hơn là đi mua.
Không giống như các nước láng giềng khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… Nhật Bản tổ chức đón năm mới theo dương lịch. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, và đây là sự kiện để nghênh đón vị thần Toshigamisama…
Người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn Tết dương lịch theo phương Tây từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873. Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó cũng thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây qua quá trình giao lưu, tương tác theo dòng chảy của thời gian. Oshogatsu vốn là tên gọi riêng tháng giêng nhưng hiện nay thường dùng để chỉ khoảng thời gian từ mồng 1-3 của tháng đầu tiên trong năm. Người Nhật bắt đầu chuẩn bị cho Oshogatsu từ ngày 8-12 (ở vùng Kanto là ngày 13). Mặc dù người Nhật đón năm mới vào dịp Tết Dương lịch như các nước phương Tây, nhưng ngày Tết của họ vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc trưng của xứ sở hoa anh đào. Món Tết của người Nhật thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ… Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn Tết là xuất phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành.
Trên bàn ăn ở các gia đình Nhật Bản những ngày này thường không thể thiếu các loại bánh làm từ gạo (tiếng Nhật gọi là omochi), các món ăn chế biến từ cá và hải sản… Các đồ ăn được làm từ gạo sẽ là nguồn gốc giúp con người thành đạt. Đồ cúng thường bao gồm Omochi, quả hồng khô, hạt dẻ khô, hạt thông, đậu đen, cá mòi, tôm, cá tráp, mực, Mochibana, quýt và nhiều thứ khác tùy từng địa phương, tất cả được bày trên một cái bàn nhỏ… Chúng ta chưng dụng những cành đào cành mai tự nhiên để trang hoàng nhà cửa thì người Nhật Bản…dùng bánh ngọt để tạo ra một vật trang trí đặc biệt gọi là Mochibana. Mochi nghĩa là các loại bánh được làm từ gạo (gạo tẻ, gạo nếp), bana là biến âm của “hana”, cũng có nghĩa là hoa. Từ những khối bột gạo nếp được nhào với nước, thêm sắc hồng hoặc xanh lá của màu thực phẩm, màu trắng tinh khôi...một nhúm nhỏ nặn thành nụ anh đào tươi thắm ngày xuân. Dù phải tới tháng 4 mới là mùa của hoa đào nở rộ ở Nhật Bản nhưng ngay từ đầu tháng 1, và thường kéo dài tới hết ngày 15. Thế là những cành “hoa bánh” mochibana đua nhau “nở” rộ ở các cửa hàng, cửa tiệm, hay trong phòng khách mỗi gia đình luôn được xem là dấu hiệu cho một mùa xuân tốt lành đang đến. Sashimi và Sushi là hai món ăn cá sống nổi tiếng nhất và cũng phổ biến nhất khi nói về ẩm thực Nhật Bản và cũng là những món ăn không thể vắng mặt trong ngày tết. Sashimi là món ăn được chế biến hoàn toàn từ các hải sản tươi sống, còn sushi là món ăn bao gồm hai phần: Một miếng cơm trộn với dấm và một miếng hải sản sống. Một món ăn vô cùng đặc biệt mà mỗi nguyên liệu đều mang một ý nghĩa riêng hàm chứa những lời chúc một năm mới nhiều may mắn với cá tráp mang ý nghĩa may mắn; rong biển với nghĩa vui mừng; đậu - mạnh khỏe; trứng cá trích – con cháu đông đúc; ngó sen – nhìn xa trông rộng; rau mắc – sinh lộc; tôm - tượng trưng cho sự trường thọ. Đó chính là món osechi là những đồ ăn ngon được chuẩn bị với các món nấu, món trộn dấm, món nướng làm từ các loại hải sản, thịt gia súc, gia cầm và các loại rau với hương vị và màu sắc phong phú.
Buổi sáng đầu tiên của năm, cả gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn ăn, uống rượu sake và ăn ozoni, món súp truyền thống gắn liền với ngày Tết. Ozoni hiểu theo nghĩa đen là nhiều nguyên liệu được nấu chung với nhau. Vì nó quá phổ biến và dễ làm, nên hầu như rất khó có thể tìm ra một công thức chính xác cho ozoni. Mỗi gia đình có một cách chế biến riêng, tạo nên một hương vị đặc biệt không thể trộn lẫn. Nhưng tất cả đều có một nguyên liệu chung không gì thay thế là bánh dày năm mới kagamimochi, được bày trên tokonoma là góc trang trọng nhất trong nhà, được coi là chỗ ngồi của Thần. Bánh dày năm mới của từng vùng cũng đều khác nhau, ví dụ: vùng Tây Nhật Bản làm bánh hình tròn, nhưng vùng Đông Nhật Bản lại làm bánh hình vuông.
Đối với người Trung Quốc, theo truyền thống, vào đêm giao thừa, các gia đình ở Trung Quốc thường quây quần gói sủi cao và thưởng thức món ăn này trong bầu không khí đầm ấm, bình an của ngày Tết. Sủi cảo được làm khá cầu kỳ, từ khâu làm nhân, gói bánh đến lúc ăn. Rau trộn với thịt làm nhân bánh, trong tiếng Trung Quốc, đồng âm với từ "có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài có nghĩa là "lâu dài và dư thừa". Sủi cảo được gói theo hình bán nguyệt, khi gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng tay viền theo đường diềm thật đều gọi là "viền phúc". Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền nhau như nén bạc tượng trưng cho tiền bạc đầy nhà. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo còn in hình bông lúa ngụ ý sang năm mới ngũ cốc được mùa. Trong lúc nấu sủi cảo, thường phải cho thêm 3 lần nước lạnh vì từ này đồng âm với "phúc đi rồi lại đến”. Việc ăn sủi cảo cũng không thể tùy tiện, cũng phải biết cách. Bát thứ nhất để thờ cúng tổ tiên, bát thứ hai để cúng thần thánh trong dân gian, bát thứ ba cả nhà mới bắt đầu ăn và nhớ rằng nên ăn số chẵn, không được ăn số lẻ. Khi ăn xong, nhất định để thừa lại mấy cái (số chẵn) ngụ ý "năm nào cũng dư thừa".
Đặc biệt, vào những ngày đầu năm mới, các gia đình Trung Quốc còn có thực đơn ăn chay với tên gọi là jai bao gồm những món ăn được chế biến từ các loại rau hoặc những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: hạt sen, bạch quả, táo biến đen, những nắm cục đậu khô, măng tre… Mỗi món này đều chứa đựng những ý nghĩa rất thú vị như: Hạt sen: tượng trưng cho việc có nhiều con trai. Bạch quả: (hay còn gọi là quả ngân hạnh được dùng nhiều trong món cháo của người Trung Quốc và các món ăn chay ngày lễ đầu năm): mang hình tượng của thỏi bạc - ý nghĩa của sự giàu có sung túc. Tảo biển đen: cũng đồng nghĩa với bạch quả - ý nghĩa của sự giàu có. Những nắm cục đậu khô: không chỉ mang ý nghĩa giàu có, sung túc mà món ăn này còn mang ý nghĩa hạnh phúc. Măng tre: mang ý nghĩa như một lời cầu "Mong muốn rằng tất cả mọi thứ sẽ tốt lành".Những miếng đậu phụ hay đậu tươi lại không được coi là điều may mắn bởi loại thực phẩm này có màu trắng - dấu hiệu của cái chết và sự bất hạnh.
Những loại thực phẩm khác như cá lại được người Trung Quốc coi như một dấu hiệu của sự đoàn kết, luôn giữ liên lạc với nhau và gà biểu trưng cho sự thịnh vượng. Đặc biệt món gà, khi trình bày, người Trung Quốc để nguyên đầu, đuôi, chân và được trình bày từ cao xuống thấp (đầu - đuôi -chân) để tượng trưng cho sự hoàn hảo, đầy đủ. Món mỳ được người Trung Quốc làm thô và ăn ngay bởi người Trung Quốc quan niệm đó là nguồn cội của sự sống trường tồn.
Ở miền Nam Trung Quốc, món ăn Tết truyền thống phổ biến và được yêu thích nhất là món Nian Gao, một loại bánh được chế biến từ gạo nếp. Bánh Nian Gao được người Trung Quốc lấy làm biểu tượng của sự no ấm và ý nghĩa của loại bánh này cũng rất hay bởi: Nian có nghĩa là dính nhưng lại đồng âm với từ năm và từ Gạo có nghĩa là bánh lại đồng âm với từ cao. Vì thế người Trung Quốc coi Nian Gao là cầu mong sự no ấm của năm mới hơn hẳn năm cũ.
Bánh ú Bá Trạng tên gọi là Zong zi cũng là một loại bánh chay đặc biệt ko thể thiếu. Loại bánh này có nhân chay chỉ làm từ đậu phụ, nấm, hạt dẻ, hạt sen... Trong khi đó, ở miền Bắc Trung Quốc, màn thầu và bánh bao nhân thịt xay lại là những thực phẩm được người Trung Quốc không thể thiếu.
Mỗi đất nước lại có một phong tục mang ý nghĩa riêng nhất là những món ăn vào các dịp đặc biệt như Tết âm lịch. Mỗi món ăn đều chứa đựng những ý nghĩa vô cùng đặc biệt, cầu cho một năm mới đầy may mắn, ngập tràn hạnh phúc.
Đối với các quốc gia Châu Á, mỗi khi Tết đến lại là một dịp để gia đình sum họp, quây quần quanh bàn ăn ấm cúng. Những món ăn ngày Tết đôi khi cũng có chút khác so với những ngày thường, ẩn chứa trong đó những ý nghĩa sâu xa, những mong muốn tốt đẹp nhất cho gia đình, công việc. Nhắc tới văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia Châu Á không thể không nhắc tới nét văn hóa ẩm thực Tết rất đặc trưng, rất riêng biệt. Chúng mình hãy cùng nhau tìm tòi nét đặc trưng đó của một số quốc gia “láng giềng” nhé!
Quốc gia hàng xóm thân thiết Campuchia cứ mỗi dịp giữa tháng Tư dương lịch hàng năm là họ lại đón một năm mới đến. Tết này gọi là Bon Chol Chnam, điều đặc biệt đó là trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng. Và cứ thế, món cari đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày tết Bon Chol Chnam của người Campuchia.
Đến với nước Lào, trong ngày tết không thể không nhắc tới món lạp, trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc đấy các bạn ạ! Người Lào đặc biệt chú trọng đến việc ăn món này vào dịp Tết, đặc biệt là các doanh nhân, món lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, vì nếu món này trong ngày Tết mà không ngon thì họ tin rằng cả năm sẽ gặp xui xẻo. Lạp ở đây thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt, món này mà không có thính thì sẽ làm giảm hương vị độc đáo của chúng. Lạp thường được ăn với cơm nóng hoặc xôi nóng.
Trong ngày Tết, người Lào rất chú trọng tới việc ăn món lạp, đặc biệt là các doanh nhân. Theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa lộc. Lạp ở đây thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt, món này mà không có thính thì sẽ làm giảm hương vị độc đáo của chúng. Trong mỗi gia đình, đặc biệt là những người làm nghề kinh doanh, món lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, vì nếu món này trong ngày Tết mà không ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điềm xui. Lạp thường được ăn với xôi nóng. Món này được làm rất cẩn thận vì nếu không ngon, người ta tin rằng cả năm sẽ gặp xui xẻo. Theo các chuyên gia văn hóa Lào, món lạp được xem như linh hồn của người Lào trong năm mới, thậm chí họ có thể đem biếu nhau món lạp vào mỗi dịp năm mới, gia đình nào nhận được càng nhiều thì lại được càng nhiều lộc.
Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối. Dễ ăn, dễ chế biến, lại thơm ngon nên món Otak – Otak trở thành một trong những điểm nhấn ẩm thực không thể nào bỏ qua của nền văn hóa Malaysia.
Tới Indonesia, bạn lại được thưởng thức rất nhiều món ăn mừng năm mới đa dạng và khác biệt. Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, khi Tết, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.Vào dịp Tết của người Hindu tại đảo Bali, cả dân làng tập trung tại một khu vực để ăn mừng.
Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok_kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Thực đơn cho ngày Tết, nhất là trong ngày mùng 1 có thể khác nhau tùy địa phương, nhưng phổ biến chung cho toàn quốc thường có món ttok_kuk. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok_kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa. Ngày xưa người Hàn Quốc chỉ ăn Ttok kuk vào năm mới nhưng ngày nay, họ có thể ăn vào mọi ngày trong năm. Vì vậy, thay vì câu hỏi “Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?” thì người Hàn Quốc có thể hỏi “Bạn đã ăn bao nhiêu bát canh Ttok kuk?”. Và câu trả lời đúng không phải là số bát Ttok kuk đã ăn trong ngày mà phải là số tuổi hiện tại của người đó. Tùy theo sự phân hóa vùng miền mà Ttok kuk có tên gọi cũng như cách chế biến khác nhau, tuy nhiên món này thường được chế biến với thịt bò thái lát mỏng nhưng ở một số vùng thì nó còn được làm bằng những nguyên liệu khác như thịt gà, thịt heo hoặc hải sản. Ttok hay còn gọi là Ttok kuk được mọi tầng lớp, bao gồm từ gia đình hoàng gia đến dân thường ưa thích và là một món ăn phổ biến từ cuối thế kỉ thứ 18.
Vào ngày đầu tiên của năm mới là ngày bắt đầu cho mọi sự may mắn, hạnh phúc, bình an, vui vẻ và mọi người bắt đầu ăn Ttok kuk được làm từ “gạo trắng” để có một trí tuệ minh mẫn và sáng suốt trong ngày đầu năm mới và cho cả năm đó.
Trong ngày tết cổ truyền của Hàn Quốc không thể vắng bóng thức uống Gui Balki sool. Đây là loại thức uống bắt buộc trong ngày tết.
Người Hàn Quốc thường uống Poricha sau bữa ăn, Poricha là loại thức uống được làm từ trà pha chế với bột lúa mạch. Tuy nhiên vào ngày tết người dân Hàn Quốc sử dụng thức uống truyền thống là rượu Gui Balki sool. Trong ngày Tết, ai cũng phải uống Gui Balki sool dù ít hay nhiều để lấy may mắn.
Người Hàn Quốc còn có quan niệm cho rằng các món trong ngày tết khi tự tay chế biến sẽ mang lại nhiều tài lộc hơn là đi mua.
Không giống như các nước láng giềng khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… Nhật Bản tổ chức đón năm mới theo dương lịch. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, và đây là sự kiện để nghênh đón vị thần Toshigamisama…
Người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn Tết dương lịch theo phương Tây từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873. Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó cũng thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây qua quá trình giao lưu, tương tác theo dòng chảy của thời gian. Oshogatsu vốn là tên gọi riêng tháng giêng nhưng hiện nay thường dùng để chỉ khoảng thời gian từ mồng 1-3 của tháng đầu tiên trong năm. Người Nhật bắt đầu chuẩn bị cho Oshogatsu từ ngày 8-12 (ở vùng Kanto là ngày 13). Mặc dù người Nhật đón năm mới vào dịp Tết Dương lịch như các nước phương Tây, nhưng ngày Tết của họ vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc trưng của xứ sở hoa anh đào. Món Tết của người Nhật thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ… Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn Tết là xuất phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành.
Trên bàn ăn ở các gia đình Nhật Bản những ngày này thường không thể thiếu các loại bánh làm từ gạo (tiếng Nhật gọi là omochi), các món ăn chế biến từ cá và hải sản… Các đồ ăn được làm từ gạo sẽ là nguồn gốc giúp con người thành đạt. Đồ cúng thường bao gồm Omochi, quả hồng khô, hạt dẻ khô, hạt thông, đậu đen, cá mòi, tôm, cá tráp, mực, Mochibana, quýt và nhiều thứ khác tùy từng địa phương, tất cả được bày trên một cái bàn nhỏ… Chúng ta chưng dụng những cành đào cành mai tự nhiên để trang hoàng nhà cửa thì người Nhật Bản…dùng bánh ngọt để tạo ra một vật trang trí đặc biệt gọi là Mochibana. Mochi nghĩa là các loại bánh được làm từ gạo (gạo tẻ, gạo nếp), bana là biến âm của “hana”, cũng có nghĩa là hoa. Từ những khối bột gạo nếp được nhào với nước, thêm sắc hồng hoặc xanh lá của màu thực phẩm, màu trắng tinh khôi...một nhúm nhỏ nặn thành nụ anh đào tươi thắm ngày xuân. Dù phải tới tháng 4 mới là mùa của hoa đào nở rộ ở Nhật Bản nhưng ngay từ đầu tháng 1, và thường kéo dài tới hết ngày 15. Thế là những cành “hoa bánh” mochibana đua nhau “nở” rộ ở các cửa hàng, cửa tiệm, hay trong phòng khách mỗi gia đình luôn được xem là dấu hiệu cho một mùa xuân tốt lành đang đến. Sashimi và Sushi là hai món ăn cá sống nổi tiếng nhất và cũng phổ biến nhất khi nói về ẩm thực Nhật Bản và cũng là những món ăn không thể vắng mặt trong ngày tết. Sashimi là món ăn được chế biến hoàn toàn từ các hải sản tươi sống, còn sushi là món ăn bao gồm hai phần: Một miếng cơm trộn với dấm và một miếng hải sản sống. Một món ăn vô cùng đặc biệt mà mỗi nguyên liệu đều mang một ý nghĩa riêng hàm chứa những lời chúc một năm mới nhiều may mắn với cá tráp mang ý nghĩa may mắn; rong biển với nghĩa vui mừng; đậu - mạnh khỏe; trứng cá trích – con cháu đông đúc; ngó sen – nhìn xa trông rộng; rau mắc – sinh lộc; tôm - tượng trưng cho sự trường thọ. Đó chính là món osechi là những đồ ăn ngon được chuẩn bị với các món nấu, món trộn dấm, món nướng làm từ các loại hải sản, thịt gia súc, gia cầm và các loại rau với hương vị và màu sắc phong phú.
Buổi sáng đầu tiên của năm, cả gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn ăn, uống rượu sake và ăn ozoni, món súp truyền thống gắn liền với ngày Tết. Ozoni hiểu theo nghĩa đen là nhiều nguyên liệu được nấu chung với nhau. Vì nó quá phổ biến và dễ làm, nên hầu như rất khó có thể tìm ra một công thức chính xác cho ozoni. Mỗi gia đình có một cách chế biến riêng, tạo nên một hương vị đặc biệt không thể trộn lẫn. Nhưng tất cả đều có một nguyên liệu chung không gì thay thế là bánh dày năm mới kagamimochi, được bày trên tokonoma là góc trang trọng nhất trong nhà, được coi là chỗ ngồi của Thần. Bánh dày năm mới của từng vùng cũng đều khác nhau, ví dụ: vùng Tây Nhật Bản làm bánh hình tròn, nhưng vùng Đông Nhật Bản lại làm bánh hình vuông.
Đối với người Trung Quốc, theo truyền thống, vào đêm giao thừa, các gia đình ở Trung Quốc thường quây quần gói sủi cao và thưởng thức món ăn này trong bầu không khí đầm ấm, bình an của ngày Tết. Sủi cảo được làm khá cầu kỳ, từ khâu làm nhân, gói bánh đến lúc ăn. Rau trộn với thịt làm nhân bánh, trong tiếng Trung Quốc, đồng âm với từ "có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài có nghĩa là "lâu dài và dư thừa". Sủi cảo được gói theo hình bán nguyệt, khi gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng tay viền theo đường diềm thật đều gọi là "viền phúc". Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền nhau như nén bạc tượng trưng cho tiền bạc đầy nhà. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo còn in hình bông lúa ngụ ý sang năm mới ngũ cốc được mùa. Trong lúc nấu sủi cảo, thường phải cho thêm 3 lần nước lạnh vì từ này đồng âm với "phúc đi rồi lại đến”. Việc ăn sủi cảo cũng không thể tùy tiện, cũng phải biết cách. Bát thứ nhất để thờ cúng tổ tiên, bát thứ hai để cúng thần thánh trong dân gian, bát thứ ba cả nhà mới bắt đầu ăn và nhớ rằng nên ăn số chẵn, không được ăn số lẻ. Khi ăn xong, nhất định để thừa lại mấy cái (số chẵn) ngụ ý "năm nào cũng dư thừa".
Đặc biệt, vào những ngày đầu năm mới, các gia đình Trung Quốc còn có thực đơn ăn chay với tên gọi là jai bao gồm những món ăn được chế biến từ các loại rau hoặc những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: hạt sen, bạch quả, táo biến đen, những nắm cục đậu khô, măng tre… Mỗi món này đều chứa đựng những ý nghĩa rất thú vị như: Hạt sen: tượng trưng cho việc có nhiều con trai. Bạch quả: (hay còn gọi là quả ngân hạnh được dùng nhiều trong món cháo của người Trung Quốc và các món ăn chay ngày lễ đầu năm): mang hình tượng của thỏi bạc - ý nghĩa của sự giàu có sung túc. Tảo biển đen: cũng đồng nghĩa với bạch quả - ý nghĩa của sự giàu có. Những nắm cục đậu khô: không chỉ mang ý nghĩa giàu có, sung túc mà món ăn này còn mang ý nghĩa hạnh phúc. Măng tre: mang ý nghĩa như một lời cầu "Mong muốn rằng tất cả mọi thứ sẽ tốt lành".Những miếng đậu phụ hay đậu tươi lại không được coi là điều may mắn bởi loại thực phẩm này có màu trắng - dấu hiệu của cái chết và sự bất hạnh.
Những loại thực phẩm khác như cá lại được người Trung Quốc coi như một dấu hiệu của sự đoàn kết, luôn giữ liên lạc với nhau và gà biểu trưng cho sự thịnh vượng. Đặc biệt món gà, khi trình bày, người Trung Quốc để nguyên đầu, đuôi, chân và được trình bày từ cao xuống thấp (đầu - đuôi -chân) để tượng trưng cho sự hoàn hảo, đầy đủ. Món mỳ được người Trung Quốc làm thô và ăn ngay bởi người Trung Quốc quan niệm đó là nguồn cội của sự sống trường tồn.
Ở miền Nam Trung Quốc, món ăn Tết truyền thống phổ biến và được yêu thích nhất là món Nian Gao, một loại bánh được chế biến từ gạo nếp. Bánh Nian Gao được người Trung Quốc lấy làm biểu tượng của sự no ấm và ý nghĩa của loại bánh này cũng rất hay bởi: Nian có nghĩa là dính nhưng lại đồng âm với từ năm và từ Gạo có nghĩa là bánh lại đồng âm với từ cao. Vì thế người Trung Quốc coi Nian Gao là cầu mong sự no ấm của năm mới hơn hẳn năm cũ.
Bánh ú Bá Trạng tên gọi là Zong zi cũng là một loại bánh chay đặc biệt ko thể thiếu. Loại bánh này có nhân chay chỉ làm từ đậu phụ, nấm, hạt dẻ, hạt sen... Trong khi đó, ở miền Bắc Trung Quốc, màn thầu và bánh bao nhân thịt xay lại là những thực phẩm được người Trung Quốc không thể thiếu.
Mỗi đất nước lại có một phong tục mang ý nghĩa riêng nhất là những món ăn vào các dịp đặc biệt như Tết âm lịch. Mỗi món ăn đều chứa đựng những ý nghĩa vô cùng đặc biệt, cầu cho một năm mới đầy may mắn, ngập tràn hạnh phúc.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: