Ý nghĩa của truyền thống đón năm mới tại Nhật Bản

nntruong

Thành viên
Tham gia
12/1/2016
Bài viết
2
Đối với người nhật, dịp lễ mừng năm mới là sự kiện quan tọng nhất trong năm. Tập trung vào gia đình và truyền thống, rất nhiều người Nhật dùng ngày đầu tiên trong 3 ngày nghỉ mừng năm mới để vể quê và tham gia vào các lễ hội thấm đượm hàng ngàn năm văn hóa và ý nghĩa.

>>>Có thể bạn quan tâm:

chi phí xuất khẩu lao động nhật bản?

thực tập sinh nhật bản?

trung tâm xuất khẩu lao động nhật bản?

1. Sự khác biệt giữa Ganjitsu và Gantan: Vì sao lại có 2 cách để viết "Năm Mới" trong tiếng Nhật?

Cả 元日 (ganjitsu) và 元旦 (gantan) đều có nghĩa là "Ngày đầu năm" trong tiếng Nhật. Được dùng phổ biến trong thiệp Mừng Năm Mới để đánh dấu ngày đầu tiên trong bộ lịch của năm mới, có một sự khác biệt nhỏ trong ý nghĩa của 2 từ do chữ kanji khác nhau trong từng từ. Từ 日 trong 元日có nghĩa là ngày trong tiếng Nhật, mang ý nghĩa của "Ngày đầu tiên", trong khi từ 旦 trong 元旦 ý chỉ mặt trời mọc (bạn có thể thấy mặt trời hé mọc ở đằng Đông không?), nhấn mạnh ý nghĩa "mặt trời lên đầu tiên" - một hình ảnh đầy ý nghĩa, bởi người Nhật ngắm mặt trời mọc cùng bạn bè và gia đình vào lúc rạng đông của ngày mùng 1.

1022176635_tri-nam.jpg

2. Sao lại có vật trang trí bằng tre và thông ở trước cửa?

Thời điểm bắt đầu năm mới là khoảng thời gian rất thiêng liêng, mang ý nghĩa tâm linh lớn đối với người Nhật, khi các vị thần Năm Mới được kể rằng sẽ từ trên trời giáng xuống trần gian. Để hoan nghênh các vị thần đến với mình, rất nhiều gia đình, cửa hàng và những miếu thờ dặt các đồ trang trí bằng tre và thông được biết đến là kadomatsu, ở cả 2 bên của lối vào. Vật trang trí, với vô số cây trúc biểu trưng cho trời, đất và con người, được tin là sẽ mời gọi các vị thần và đem may mắn đến khu vực của mình.

3. Tại sao quả quýt luôn được đặt trên bánh dày ngày tết?

Bánh truyền thống mừng năm mới của người nhật, là hai chiếc bánh dày được đặt chồng lên nhau, và thường được đặt một quả quýt lên trên cùng gọi là mikan. Đây thực chất là một tryền thống hiện đại, khi mà trước đây món bánh truyền thống này được đặt thêm một loại quýt khác gọi là daidai. Daidai được cho là biểu tượng của thắng lợi trong tương lai, khi mà nghĩa của từ này được dịch ra là "thế hệ nối tiếp thế hệ", thể hiện mơ ước của mỗi gia đình về tương lai lâu dài và thịnh vượng của các thế hệ con cháu. Tuy nhiên, quả daidai tương đối to và đắng, bởi vậy quả quýt mikan cân xứng hơn dễ ăn hơn được thay thế vào, và sử dụng rộng rãi hơn, trong khi vẫn giữ nguyên ý nghĩa cầu mong cho sức khỏe và trường thọ của daidai.

4. Tại sao lại có cái tên kagami-mochi hay "bánh dày gương"?

Chiếc bánh dày ngày tết cũng là một biểu tượng không thể không nhắc tới trong dịp năm mới cũng mang ý nghĩa mời gọi các vị thần. Chiếc bánh dày hình tròn thể hiện lòng tôn kính tới một trong các bảo vật thần thánh nhất ở Nhật, chiếc gương của nữ thần mặt trời Amaterasu. Theo như truyền thuyết, mặt đất chìm vào trong bóng tối khi nữ thần Amaterasu rời bỏ thế giới và trốn vào trong động. Nữ thần sau đó cũng rời khỏi động với một chiếc gương, cùng với đó là mang ánh sáng trở lại nhân gian. Với hình dạng tròn trịa, giống với chiếc gương, Kagami-mochi biểu tượng cho sự trở lại của ánh sáng và sức sống vào thời điểm bắt đầu một năm mới.

5. Tại sao đũa ngày lễ lại được vót cả hai đầu?

Đũa ngày lễ, hay còn được gọi là iwaibashi, được làm từ gỗ liễu, vốn được cho là một nguyên liệu thiêng liêng từ xa xưa. Phần tròn dày ở giữa đũa được cho là biểu trưng cho một tải rơm đầy, gợi đến một vụ mùa bội thu, trong khí đó hai phần đầu đũa đều được vót nhọn ý chỉ việc có thể dùng bất cứ đầu nào để ăn. Khi dùng những đôi đũa này, người dùng chỉ dùng một đầu để ăn, phần đầu còn lại ý để đảo ngược cho các vị thần hiện diện ở bữa tiệc dùng.

6. Ý nghĩa của việc uống rượu sake pha chế đặc biệt?

Theo đúng phong tục, được phục vụ vào ngày đầu năm, loại sake đặc biệt này được cho là để tẩy đi mọi đen đủi của năm cũ và mang đến sức khỏe cùng tuổi thọ cho năm mới. Được gọi là O-toso, kết hợp kanji 屠 (đánh bại) và 蘇 (linh hồn quỷ dữ), nhiều loại thảo dược được hòa vào với rượu được cho là có lợi cho tiêu háo và chóng cảm, cực kì thích hợp cho không khí lễ hội mùa đông của năm mới. Sake được rót ra từ một chiếc ấm bóng loáng, vào ba cốc nông kích thước khách nhau để mỗi thành viên trong gia đình nhấm một ngụm, theo thứ tự từ nhỏ tới lớn. Những vị khách tới chúc mừng năm mới cũng được gia chủ mới uống loại sake đặc biệt này như một cách chia sẻ ước mong khỏe mạnh trong năm mới.

7. Ý nghĩa ẩn trong những món ăn truyền thống ngày tết?

Osechi-ryori, là bữa ăn truyền thống trong dịp đầu năm ở Nhật, nó có lịch sử lâu đời từ thời Heian (794-1185). Ban đầu, nó được cho là điềm xấu khi nấu ăn trong nhà vào ba ngày đầu năm mới, bởi vậy, những hộp chứa đầy đồ ăn có thể để được được chuẩn bị từ ngày 31 tháng 12, để mọi người có thể thoải mái ăn uống trong ba ngày đầu năm mới. Mặc dù, vào thời điểm hiện tại, việc nấu ăn vào những ngày này không còn là một việc kiêng kị nữa, nhiều gia đình vẫn thích thưởng thức osechi-ryori, chủ yếu là vì những điềm may gắn liền với các loại nguyên liệu của nó:
 
×
Quay lại
Top Bottom