- Tham gia
- 11/6/2013
- Bài viết
- 12.016
Tiến hoá và mục đích tối cao của cuộc sống.
Bài này được trích, có thay đổi, từ cuốn “Darwin, God and the Meaning of Life” của Steve Stewart-Williams.
Lý thuyết tiến hoá giúp chúng ta trả lời một trong những câu hỏi cơ bản và sâu sắc nhất mà loài người từng hỏi bản thân, một câu hỏi đã làm cho những bộ óc suy tư phải phiền muộn kể từ khi tồn tại trong vũ trụ: “Tại sao chúng ta tồn tại?” Câu hỏi này đã được trả lời vào năm 1859 bởi nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin, và câu trả lời có thể được trình bày ngắn gọn:
Chúng ta tồn tại vì chúng ta (đã) tiến hoá.
“Cái gì?” Tôi có thể nghe bạn cảm thán. “Chỉ vậy thôi sao? Đó không phải là câu trả lời!” Ngay cả những người hoàn toàn chấp nhận rằng chúng ta là sản phẩm của sự tiến hoá cũng có xu hướng phản ứng như vậy. Đó dường như không phải là một câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi tại sao chúng ta lại tồn tại. Chắc chắn đó là một câu trả lời tốt cho một cách diễn giải của câu hỏi, nhưng đó không phải là cách diễn giải mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi họ suy tư về vấn đề này. Ý nghĩa thật sự phía sau câu hỏi có thể được diễn đạt tốt hơn bằng một câu hỏi khác:
Chúng ta tồn tại vì mục đích gì?
Điều tôi sẽ lập luận trong bài này là thuyết tiến hoá cũng mang lại một câu trả lời cho ý nghĩa này của câu hỏi. Nhưng trước khi tôi đi vào ý đó, chúng ta hãy xem qua một số câu trả lời thú vị mà người ta đã trả lời cho câu hỏi “ý nghĩa cuộc sống” qua nhiều thời kỳ.
Những câu trả lời mang tính tôn giáo
Nhiều câu trả lời đến từ tôn giáo. Trong số những quan điểm gắn liền với những tôn giáo phương Tây cho rằng mục đích của cuộc sống là…
Cũng có những câu trả lời khác không mang màu sắc tôn giáo hoặc trung tính. Tôi đã google “ý nghĩa của cuộc sống” và có nhiều câu trả lời thú vị về chủ đề này, tôi đặc biệt thích câu thứ tư:
Sự tiến hóa và ý nghĩa của cuộc sống
Trước tiên, tôi muốn làm rõ những điều mà tôi sẽ không lập luận. Tôi sẽ không lập luận rằng lý thuyết tiến hóa ám chỉ rằng mục đích của cuộc sống là để tồn tại và sinh sản, hoặc duy trì gen của chúng ta, hoặc nâng cao sự thích nghi với môi trường của chúng ta hoặc bất kì điều gì giống như vậy. Lý thuyết tiến hóa cho ta biết ta khởi nguồn từ đâu, nhưng nó không bảo cho ta biết ta phải làm gì ở hiện tại một khi chúng ta đã ở đây [thời điểm hiện tại của con người trong quá trình tiến hoá - ND]. Vậy lý thuyết ngụ ý điều gì?
Để trả lời điều này, chúng ta cần nhìn vào một số quan điểm nền tảng. Những lời giải thích truyền thống cho “cấu trúc” được phát hiện ở những thể sống (ví dụ, cấu trúc ở mắt người) liên quan đến một kiểu giải thích được gọi là những giải thích theo thuyết mục đích (teleological explanations). Những giái thích theo thuyết mục đích được đặt vào khuôn khổ của “những mục đích” và “hệ quả trong tương lai”. Ví dụ, chúng ta có thể cho rằng hươu cao cổ có cổ dài vì mục đích ăn lá nằm cao trên ngọn cây. Từ quan điểm thuyết tiến hoá của Darwin, đây thực ra là câu trả lời sai. Trên thực tế, nó không chỉ là câu trả lời sai; nó là kiểu câu trả lời sai cho những câu hỏi trong sinh học. Hươu cao cổ không có một cái cổ dài để đạt được mục tiêu này [ăn lá trên cao] hoặc bất kì mục tiêu nào khác trong tương lai. Nó có một cái cổ dài vì những chú hươu [tổ tiên của hươu cao cổ hiện tại] có cổ dài trong quá khứ có nhiều khả năng tồn tại và sinh sản hơn những chú hươu có cổ ngắn và do đó những chú hươu cổ dài có nhiều khả năng truyền lại gen quy định cổ dài. Vấn đề này hết sức quan trọng để có một sự hiểu biết đúng về lý thuyết tiến hóa: Không có lời giải thích theo thuyết mục đích cho những cái cổ dài, mà chỉ có một lời giải thíchtheo lịch sử (historical explanation). Một lời giải thích theo lịch sử không tập trung vào những hiệu ứng trong tương lai, mà vào những hoàn cảnh quá khứ đã hình thành nên những sự thích nghi.
Với hiểu biết như trên, bây giờ hãy quay lại với câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Có lẽ bạn đã biết tôi sẽ theo hướng lập luận nào rồi. Chúng ta đã xem xét nhiều câu trả lời khác nhau về tại sao chúng ta tồn tại: để được lên thiên đường, để giúp đỡ người khác, để truyền lại gen của chúng ta. Tất cả những câu trả lời này đều theo thuyết mục đích. Theo quan điểm tiến hóa, chúng không chỉ là những câu trả lời sai cho câu hỏi; chúng là kiểu câu trả lời sai. Darwin chỉ ra rằng chúng ta không cần thừa nhận bất kỳ sự tiên liệu hay mục đích theo định hướng tương lai nào là nền tảng cho “cấu trúc” hiện tại của sinh quyển. Bằng cách này, Darwin cho chúng ta thấy không có lý do gì để nghĩ rằng có một câu trả lời theo thuyết mục đích cho câu hỏi tại sao chúng ta tồn tại. Chỉ có một câu trả lời theo tính lịch sử.
Vì vậy, lý thuyết tiến hóa cho ta câu trả lời cho cả 2 nghĩa của câu hỏi “tại sao chúng ta tồn tại”, câu trả lời thuộc lịch sử và theo thuyết mục đích:
Theo Lịch sử: Chúng ta tồn tại vì chúng ta (đã) tiến hóa.
Theo Mục đích: Chúng ta tồn tại không vì bất kì mục đích nào.
Đúng vậy; đó là những gì tôi đang nói: Chúng ta tồn tại không vì bất kì mục đích nào. Tất nhiên, chúng ta đều có những mục đích nhỏ của riêng chúng ta trong cuộc sống mà chúng ta lựa chọn và điều đó làm cuộc sống của chúng ta đầy ý nghĩa về mặt cảm xúc. Nhưng nếu chúng ta hứng thú với câu hỏi liệu cuộc sống có một ý nghĩa tối thượng nào không, hơn là liệu cuộc sống có thể có ý nghĩa nào về mặt cảm xúc không, thì theo Darwin, không có lý do gì để giả định rằng cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa hoặc mục đích tối cao nào.
Một kết luận buồn?
Điều này nghe có vẻ giống như một kết luận u ám, đặc biệt đối với những người được nuôi dưỡng trong niềm tin rằng có một số mục đích bao quát với vũ trụ hoặc ý nghĩa với cuộc sống của chúng ta. Điểm đầu tiên cần hiểu đó là, ngay cả nếu nó là một kết luận mờ mịt, điều này tuyệt đối không nói lên điều gì về việc nó có phải là một luận đúng hoặc chính xác hay không. Nhưng thậm chí khi nó đúng đi chăng nữa, nó không nhất thiết là một kết luận u ám. Có một sự khác biệt quan trọng giữa quan điểm cho rằng cuộc sống, một cách sâu xa, vốn dĩ là vô nghĩa (đó là một kết luận mang tính trừu tượng và triết học), và cảm giác rằng cuộc sống của một người là vô nghĩa (là một triệu chứng của bệnh trầm cảm). Hầu hết mọi người có thể sống cuộc sống hoàn toàn hạnh phúc ngay cả khi chấp nhận rằng cuộc sống không có ý nghĩa tối cao nào, ít nhất là một khi họ đã quen với quan điểm. Một số người thậm chí còn hớn hở chấp nhận rằng cuộc sống vốn là vô nghĩa và nhận thấy điều đó thú vị theo cách kì lạ – một trò cười của vũ trụ nhưng không có người kể chuyện cười.
Đây là một vấn đề mà các nhà triết học hiện sinh vật lộn và đau khổ, và rất nhiều người đi đến kết luận tương tự như tôi: rằng cuộc sống vốn vô nghĩa. Nhưng nhiều người phát hiện thấy một điểm sáng giữa sự mịt mùng này. Họ kết luận rằng, nếu không có mục đích hoặc ý nghĩa được áp đặt lên chúng ta từ bên ngoài bản thân chúng ta, thì điều đó làm chúng ta được tự do lựa chọn những ý nghĩa và mục đích sống của riêng mình, cả phương diện cá nhân cũng như phương diện một loài sinh vật. Và đối với nhiều người, đây là một quan điểm hết sức tự do và mang tính giải phóng. Tôi xin dành những lời cuối để trích dẫn những gì mà triết gia E.D. Klemke đã viết:
“Một ý nghĩa khách quan – tức một ý nghĩa vốn dĩ tồn tại trong vũ trụ hay phụ thuộc vào các tác nhân ngoại cảnh – thẳng thắn mà nói khiến tôi cảm thấy nhàm chán. Đó không phải là ý nghĩacủa tôi … Vì có lúc nào đó, tôi mừng vì vũ trụ không có ý nghĩa gì, và điều đó làm cho con người càng thêm hùng tráng. Tôi vui vẻ đón nhận sự thật rằng ý nghĩa ngoại tại không tồn tại … vì điều đó cho tôi được tự do tạo nên ý nghĩa của chính mình.“
Rubi dịch
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blo...etzsche-blog/201101/the-meaning-life-revealed
Bài này được trích, có thay đổi, từ cuốn “Darwin, God and the Meaning of Life” của Steve Stewart-Williams.
Lý thuyết tiến hoá giúp chúng ta trả lời một trong những câu hỏi cơ bản và sâu sắc nhất mà loài người từng hỏi bản thân, một câu hỏi đã làm cho những bộ óc suy tư phải phiền muộn kể từ khi tồn tại trong vũ trụ: “Tại sao chúng ta tồn tại?” Câu hỏi này đã được trả lời vào năm 1859 bởi nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin, và câu trả lời có thể được trình bày ngắn gọn:
Chúng ta tồn tại vì chúng ta (đã) tiến hoá.
“Cái gì?” Tôi có thể nghe bạn cảm thán. “Chỉ vậy thôi sao? Đó không phải là câu trả lời!” Ngay cả những người hoàn toàn chấp nhận rằng chúng ta là sản phẩm của sự tiến hoá cũng có xu hướng phản ứng như vậy. Đó dường như không phải là một câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi tại sao chúng ta lại tồn tại. Chắc chắn đó là một câu trả lời tốt cho một cách diễn giải của câu hỏi, nhưng đó không phải là cách diễn giải mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi họ suy tư về vấn đề này. Ý nghĩa thật sự phía sau câu hỏi có thể được diễn đạt tốt hơn bằng một câu hỏi khác:
Chúng ta tồn tại vì mục đích gì?
Điều tôi sẽ lập luận trong bài này là thuyết tiến hoá cũng mang lại một câu trả lời cho ý nghĩa này của câu hỏi. Nhưng trước khi tôi đi vào ý đó, chúng ta hãy xem qua một số câu trả lời thú vị mà người ta đã trả lời cho câu hỏi “ý nghĩa cuộc sống” qua nhiều thời kỳ.
Những câu trả lời mang tính tôn giáo
Nhiều câu trả lời đến từ tôn giáo. Trong số những quan điểm gắn liền với những tôn giáo phương Tây cho rằng mục đích của cuộc sống là…
- Để phục vụ hay qui phục trước Chúa (từ “Islam” có nghĩa là sự qui phục)
- Để hoàn thành mục đích mà Chúa đã tạo ra chúng
- Để được lên thiên đường
- Để trông nom hành tinh này
- Để thay đổi tôn giáo của một người
- Để thoát khỏi vòng luân hồi và nghiệp chướng.
- Để đạt được sự giác ngộ và được nhìn nhận như một thực thể có ý thức riêng biệt, hay hoà vào một dạng ý thức tổng thể.
Cũng có những câu trả lời khác không mang màu sắc tôn giáo hoặc trung tính. Tôi đã google “ý nghĩa của cuộc sống” và có nhiều câu trả lời thú vị về chủ đề này, tôi đặc biệt thích câu thứ tư:
- Kurt Vonnegut: “Chúng ta tồn tại nơi đây để giúp đỡ lẫn nhau vượt qua một điều gì đó, bất kể đó là điều gì.”
- Dalai Lama: “Mục đích của cuộc sống của chúng ta là được hạnh phúc.”
- Ralph Waldo Emerson: “Mục đích của cuộc sống không phải là để hạnh phúc. Mà đó là trở nên có ích, được tôn trọng, sống từ bi, và làm cho cuộc đời khác đi vì bạn đã sống và sống tốt đẹp.”
- Nelson Henderson: “Ý nghĩa đích thực của cuộc đời là trồng cây mà không vì mục đích là mình ngồi dưới bóng mát của nó.”
- L. Mencken: “Bạn bước vào thế giới này chẳng có gì, và mục đích cuộc đời chính là làm nên được điều gì đó từ ‘chẳng có gì’.”
- Monty Python: “Thật ra [mục đích tồn tại - ND] không có gì quá đặc biệt. Cố gắng cư xử tử tế với mọi người, tránh ăn dầu mỡ, thỉnh thoảng đọc một cuốn sách hay, đi tản bộ, và cố gắng sống trong sự hoà hợp với những người xung quanh thuộc những tín ngưỡng và dân tộc khác nhau.”
Sự tiến hóa và ý nghĩa của cuộc sống
Trước tiên, tôi muốn làm rõ những điều mà tôi sẽ không lập luận. Tôi sẽ không lập luận rằng lý thuyết tiến hóa ám chỉ rằng mục đích của cuộc sống là để tồn tại và sinh sản, hoặc duy trì gen của chúng ta, hoặc nâng cao sự thích nghi với môi trường của chúng ta hoặc bất kì điều gì giống như vậy. Lý thuyết tiến hóa cho ta biết ta khởi nguồn từ đâu, nhưng nó không bảo cho ta biết ta phải làm gì ở hiện tại một khi chúng ta đã ở đây [thời điểm hiện tại của con người trong quá trình tiến hoá - ND]. Vậy lý thuyết ngụ ý điều gì?
Để trả lời điều này, chúng ta cần nhìn vào một số quan điểm nền tảng. Những lời giải thích truyền thống cho “cấu trúc” được phát hiện ở những thể sống (ví dụ, cấu trúc ở mắt người) liên quan đến một kiểu giải thích được gọi là những giải thích theo thuyết mục đích (teleological explanations). Những giái thích theo thuyết mục đích được đặt vào khuôn khổ của “những mục đích” và “hệ quả trong tương lai”. Ví dụ, chúng ta có thể cho rằng hươu cao cổ có cổ dài vì mục đích ăn lá nằm cao trên ngọn cây. Từ quan điểm thuyết tiến hoá của Darwin, đây thực ra là câu trả lời sai. Trên thực tế, nó không chỉ là câu trả lời sai; nó là kiểu câu trả lời sai cho những câu hỏi trong sinh học. Hươu cao cổ không có một cái cổ dài để đạt được mục tiêu này [ăn lá trên cao] hoặc bất kì mục tiêu nào khác trong tương lai. Nó có một cái cổ dài vì những chú hươu [tổ tiên của hươu cao cổ hiện tại] có cổ dài trong quá khứ có nhiều khả năng tồn tại và sinh sản hơn những chú hươu có cổ ngắn và do đó những chú hươu cổ dài có nhiều khả năng truyền lại gen quy định cổ dài. Vấn đề này hết sức quan trọng để có một sự hiểu biết đúng về lý thuyết tiến hóa: Không có lời giải thích theo thuyết mục đích cho những cái cổ dài, mà chỉ có một lời giải thíchtheo lịch sử (historical explanation). Một lời giải thích theo lịch sử không tập trung vào những hiệu ứng trong tương lai, mà vào những hoàn cảnh quá khứ đã hình thành nên những sự thích nghi.
Với hiểu biết như trên, bây giờ hãy quay lại với câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Có lẽ bạn đã biết tôi sẽ theo hướng lập luận nào rồi. Chúng ta đã xem xét nhiều câu trả lời khác nhau về tại sao chúng ta tồn tại: để được lên thiên đường, để giúp đỡ người khác, để truyền lại gen của chúng ta. Tất cả những câu trả lời này đều theo thuyết mục đích. Theo quan điểm tiến hóa, chúng không chỉ là những câu trả lời sai cho câu hỏi; chúng là kiểu câu trả lời sai. Darwin chỉ ra rằng chúng ta không cần thừa nhận bất kỳ sự tiên liệu hay mục đích theo định hướng tương lai nào là nền tảng cho “cấu trúc” hiện tại của sinh quyển. Bằng cách này, Darwin cho chúng ta thấy không có lý do gì để nghĩ rằng có một câu trả lời theo thuyết mục đích cho câu hỏi tại sao chúng ta tồn tại. Chỉ có một câu trả lời theo tính lịch sử.
Vì vậy, lý thuyết tiến hóa cho ta câu trả lời cho cả 2 nghĩa của câu hỏi “tại sao chúng ta tồn tại”, câu trả lời thuộc lịch sử và theo thuyết mục đích:
Theo Lịch sử: Chúng ta tồn tại vì chúng ta (đã) tiến hóa.
Theo Mục đích: Chúng ta tồn tại không vì bất kì mục đích nào.
Đúng vậy; đó là những gì tôi đang nói: Chúng ta tồn tại không vì bất kì mục đích nào. Tất nhiên, chúng ta đều có những mục đích nhỏ của riêng chúng ta trong cuộc sống mà chúng ta lựa chọn và điều đó làm cuộc sống của chúng ta đầy ý nghĩa về mặt cảm xúc. Nhưng nếu chúng ta hứng thú với câu hỏi liệu cuộc sống có một ý nghĩa tối thượng nào không, hơn là liệu cuộc sống có thể có ý nghĩa nào về mặt cảm xúc không, thì theo Darwin, không có lý do gì để giả định rằng cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa hoặc mục đích tối cao nào.
Một kết luận buồn?
Điều này nghe có vẻ giống như một kết luận u ám, đặc biệt đối với những người được nuôi dưỡng trong niềm tin rằng có một số mục đích bao quát với vũ trụ hoặc ý nghĩa với cuộc sống của chúng ta. Điểm đầu tiên cần hiểu đó là, ngay cả nếu nó là một kết luận mờ mịt, điều này tuyệt đối không nói lên điều gì về việc nó có phải là một luận đúng hoặc chính xác hay không. Nhưng thậm chí khi nó đúng đi chăng nữa, nó không nhất thiết là một kết luận u ám. Có một sự khác biệt quan trọng giữa quan điểm cho rằng cuộc sống, một cách sâu xa, vốn dĩ là vô nghĩa (đó là một kết luận mang tính trừu tượng và triết học), và cảm giác rằng cuộc sống của một người là vô nghĩa (là một triệu chứng của bệnh trầm cảm). Hầu hết mọi người có thể sống cuộc sống hoàn toàn hạnh phúc ngay cả khi chấp nhận rằng cuộc sống không có ý nghĩa tối cao nào, ít nhất là một khi họ đã quen với quan điểm. Một số người thậm chí còn hớn hở chấp nhận rằng cuộc sống vốn là vô nghĩa và nhận thấy điều đó thú vị theo cách kì lạ – một trò cười của vũ trụ nhưng không có người kể chuyện cười.
Đây là một vấn đề mà các nhà triết học hiện sinh vật lộn và đau khổ, và rất nhiều người đi đến kết luận tương tự như tôi: rằng cuộc sống vốn vô nghĩa. Nhưng nhiều người phát hiện thấy một điểm sáng giữa sự mịt mùng này. Họ kết luận rằng, nếu không có mục đích hoặc ý nghĩa được áp đặt lên chúng ta từ bên ngoài bản thân chúng ta, thì điều đó làm chúng ta được tự do lựa chọn những ý nghĩa và mục đích sống của riêng mình, cả phương diện cá nhân cũng như phương diện một loài sinh vật. Và đối với nhiều người, đây là một quan điểm hết sức tự do và mang tính giải phóng. Tôi xin dành những lời cuối để trích dẫn những gì mà triết gia E.D. Klemke đã viết:
“Một ý nghĩa khách quan – tức một ý nghĩa vốn dĩ tồn tại trong vũ trụ hay phụ thuộc vào các tác nhân ngoại cảnh – thẳng thắn mà nói khiến tôi cảm thấy nhàm chán. Đó không phải là ý nghĩacủa tôi … Vì có lúc nào đó, tôi mừng vì vũ trụ không có ý nghĩa gì, và điều đó làm cho con người càng thêm hùng tráng. Tôi vui vẻ đón nhận sự thật rằng ý nghĩa ngoại tại không tồn tại … vì điều đó cho tôi được tự do tạo nên ý nghĩa của chính mình.“
Rubi dịch
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blo...etzsche-blog/201101/the-meaning-life-revealed