Ý nghĩa các kiểu mặt nạ "ám ảnh con người" trong lịch sử

h2so4

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/10/2013
Bài viết
1.026
cùng tìm hiểu câu chuyện bí ẩn đằng sau mặt nạ "rọ miệng", mặt nạ xấu hổ, mặt nạ cho người chết...
Qua chiều dài phát triển lịch sử, mặt nạ - biểu tượng của sự bí ẩn "giấu giếm khuôn mặt con người theo mục đích" trở nên đa dạng về cả kiểu dáng và chức năng.

Cùng tìm hiểu nguồn gốc và các câu chuyện bí ẩn đằng sau những chiếc mặt nạ thú vị dưới đây.

1. Mặt nạ "rọ miệng"

Do thiếu thực phẩm nên đất cũng là một trong những loại thức ăn khá phổ biến của nô lệ ở Tây Phi vào thế kỷ XVI - XIX. Tuy nhiên, bác sĩ thời ấy cho rằng, việc sử dụng đất như một món ăn sẽ khiến cho những người nô lệ mắc các chứng bệnh như trầm cảm, đau bụng, cổ chướng, chán ăn, khó thở và chóng mặt.


10-2-952ac.jpg


10-2d2c1.jpg


Vì vậy, để bảo vệ “tài sản” của mình, tầng lớp chủ nô đã nỗ lực ngăn chặn thói quen xấu này bằng rất nhiều công cụ, trong đó phải kể đến mặt nạ rọ miệng. Những người nô lệ buộc phải đeo mặt nạ này 24/7 nhằm tránh việc họ tự ăn đất trồng.

10-1-2d2c1.jpg


Đối với chủ nô, “liệu pháp” chữa trị thói ăn đất này chủ yếu là một hình thức tra tấn và nhằm kiểm soát, ngăn không cho nô lệ “ăn vụng” nông sản mà họ thu hoạch.

2. Mặt nạ quý bà Rowley

Trong thập niên 1890, chiếc mặt nạ này được bày bán rộng rãi như một liệu pháp làm đẹp cho các quý bà, khiến da luôn trắng trẻo, mịn màng. Thậm chí, người phát minh chiếc mặt nạ này - quý bà Rowley đã được viện Hàn Lâm trao tặng bằng sáng chế. Về bản chất, chiếc mặt nạ này rất bình thường, cho đến khi nó xuất hiện trên khuôn mặt nhân vật bác sĩ Hannibal Lecter trong bộ phim "Sự im lặng của bầy cừu".

9-1-2d2c1.jpg

Theo các tài liệu, người dùng sẽ đeo mặt nạ này trong khi ngủ để mồ hôi cùng các hóa chất có tác dụng làm sáng và mịn da trong mặt nạ se khít lỗ chân lông, hỗ trợ lưu thông máu huyết.

9-2d2c1.jpg


Thế nhưng, theo các bác sĩ da liễu, liệu pháp này chỉ gây nhăn da và giúp những loại nấm có điều kiện phát triển gây nhiễm trùng da, hủy hoại nhan sắc dần dần.

3. Mặt nạ Visard

Những quý bà sống ở thế kỷ XVI rất thích thú khi dạo quanh thị trấn với một chiếc mặt nạ đen bao trùm toàn bộ khuôn mặt. Chiếc mặt nạ này có tên gọi là Visard với tác dụng bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh sáng Mặt trời và chống khói bụi.

2-2-2d2c1.jpg


Phía sau khe miệng của mặt nạ có một hạt nhỏ nhằm giúp người phụ nữ cắn chặt để giữ chiếc mặt nạ.

2-2d2c1.jpg

Người ta cho rằng, chiếc mặt nạ này giúp các quý cô trông bí ẩn hơn. Thế nhưng, theo Phillip Stubbles - một nhà văn bấy giờ, nếu một người đàn ông gặp một quý bà đeo mặt nạ Visard, ông ta sẽ bị ám bởi đôi mắt ẩn sâu trong hai lỗ đen phía sau cặp kính dày của mặt nạ.

2-1-2d2c1.jpg


Xu hướng thời trang quái lạ này bị tẩy chay từ thế kỷ XVII khi mặt nạ Visard gắn liền với những cô gái mại dâm.

4. Mặt nạ Splatter

Mặc dù trông giống một công cụ tra tấn thời Trung cổ nhưng chiếc mặt nạ này được lính thiết giáp Anh sử dụng trong Thế chiến thứ I.

8-2-2d2c1.jpg

Trong thời gian đó, xe tăng chưa được trang bị vũ khí tối tân và có sức công phá như hiện nay. Tốc độ di chuyển chỉ bằng người đi bộ và dễ dàng bị tiêu diệt với pháo hạng nặng. Lính thiết giáp trong xe rất dễ bị sát thương bởi những mảnh đạn, đinh tán và kim loại.

8-2d2c1.jpg


Vì thế, mặt nạ Splatter đã được phát minh giúp những binh sĩ Anh bảo vệ phần đầu và cổ trong cuộc chiến. Có thể nói, chiếc mặt nạ này là minh chứng đáng hổ thẹn cho công nghệ sản xuất vũ khí của quân đội Anh lúc bấy giờ.

5. Mặt nạ chống khí độc cho trẻ em

Nếu mặt nạ chống khí độc dành cho người lớn chưa đủ “kinh dị” thì mặt nạ dành cho trẻ em sẽ là trải nghiệm đầy ám ảnh dành cho bạn.

7-1-2d2c1.jpg


Trong Thế chiến thứ I và thứ II, mặt nạ dành cho trẻ em mang hình dáng một chiếc mũ bảo hiểm trùm đầu, nhằm giúp trẻ phòng độc trước sự tấn công của vũ khí sinh học. Những chiếc mặt nạ này vô cùng nặng nề do được trang bị thêm hệ thống bơm khí và trừ độc.

7-2-2d2c1.jpg


7-2d2c1.jpg

Trong giai đoạn này tại Mỹ, mặt nạ phòng độc có hình dạng chuột Mickey cũng ra đời nhằm cổ vũ chiến dịch phổ biến loại mặt nạ này cho trẻ em. Tuy nhiên, chiếc mặt nạ lại khiến nhiều người ám ảnh khi tấm kính trên chiếc mặt nạ phản chiếu hình ảnh khuôn mặt trẻ em ngây thơ, gào thét...

7-3-2d2c1.jpg


Bên cạnh mặt nạ phòng độc cho người lớn, trẻ em còn có loại mặt nạ dành cho những chú chó và ngựa chiến.

6. Mặt nạ xấu hổ
Vào thế kỷ XVII - XVIII, Schandmaskes (mặt nạ xấu hổ) là một hình thức trừng phạt tại Đức, dành cho những người vi phạm quy tắc xã hội như nói xấu người khác, chửi tục, dối trá, lừa gạt...

4-1-2d2c1.jpg

Chiếc mặt nạ này tạo ra một cảm giác kỳ dị khó tả cho người xem khi chứng kiến những tội nhân phải đeo chúng.

4-2-2d2c1.jpg


Chiếc mặt nạ này được làm bằng sắt, thô ráp và sần sùi, được “trang trí” với mũi heo và những chi tiết quái lạ nhằm sỉ nhục phạm nhân càng nhiều càng tốt. Ví dụ, tai lừa biểu hiện cho kẻ ngốc, lưỡi dài biểu hiện cho “bà tám”, mũi heo khổng lồ biểu hiện cho người bẩn thỉu.

4-2d2c1.jpg


Một số mặt nạ còn được thêm những bộ phận tạo âm thanh gây chú ý như tiếng huýt sáo mỗi khi phạm nhân hít thở, biến phạm nhân thành tâm điểm của những lời sỉ nhục, lăng mạ và là trò tiêu khiển của mọi người.

4-3-2d2c1.jpg


Mặt nạ xấu hổ của Đức lấy “cảm hứng” từ “dây cương tủi nhục” của Anh, hình thức tương tự như Đức, nhưng chủ yếu được áp dụng trên phụ nữ.

7. Mặt nạ người chết

Mặt nạ người chết bằng thạch cao lần đầu được sử dụng nhằm mục đích khắc họa chân dung người quá cố. Đây là một loại mặt nạ kinh dị với nét mặt vô hồn ma quái đã một thời “làm mưa làm gió” trong thế kỷ XX.

6-1-2d2c1.jpg

Loại mặt nạ này được sử dụng dưới nhiều mục đích như trang trí, phục vụ cho công tác pháp y, thực hiện nghi lễ tôn giáo hay đơn giản chỉ là vật lưu niệm tưởng nhớ người đã khuất.

6-2d2c1.jpg


Những bác sĩ tạo hình mặt nạ thạch cao bắt đầu công việc ngay khi người quá cố qua đời nhằm đảm bảo cơ thể còn ấm và chưa bị phân hủy.

Nhờ vào sự gan dạ của những vị bác sĩ này mà ngày nay chúng ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng “dung nhan” của Hoàng đế Napoleon, Tổng thống Lincoln, Nữ hoàng Scotland Mary, Beethoven và nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng khác.

6-2-2d2c1.jpg

Chiếc mặt nạ lưu hình Tổng thống Lincoln.
8. Mặt nạ giả dối của người Iroquois

Nhiều nền văn hóa bản địa sở hữu những chiếc mặt nạ kỳ bí, đáng sợ, tượng trưng cho nghi thức tôn giáo và tín ngưỡng của người bản xứ. Và một trong những mặt nạ đáng sợ nhất là mặt nạ giả dối của người thổ dân Iroquois của Mỹ.

1-1-2d2c1.jpg


1-2-2d2c1.jpg

Chiếc mặt nạ này được điêu khắc từ gỗ và bẹ ngô với hình thù kỳ quái, thường được sử dụng trong các nghi lễ chữa bệnh khi bệnh nhân không thể nào được chữa khỏi bởi phương pháp khác.

1-2d2c1.jpg


Chiếc mặt nạ này là hiện thân của một linh hồn. Việc trưng bày hay sao chép mặt nạ là hành động báng bổ thần linh và sẽ phải trả giá bằng mạng sống. Vì thế, chúng được giữ gìn rất cẩn thận khi được "mát-xa" bằng mỡ động vật hay "nuôi lớn" bằng cháo ngô trắng... Nếu gia đình nào làm hỏng chiếc mặt nạ, những căn bệnh quái ác sẽ khiến cả nhà tử vong trong ngày hôm sau.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Mentafloss...
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom