- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
"Dữ dội và dịu êm... Ồn ào và lặng lẽ" những áng thơ lãng mạn của Xuân Quỳnh chất chứa nhiều ý nghĩa.
Ngoại trừ những người thích thơ như tôi, thì ít ai quan tâm và biết hôm nay (29/8) là ngày mất của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, một người mà tôi luôn hâm mộ. Có nhiều người bảo tôi là một “thằng cha” 21 tuổi, tâm hồn lúc nào cũng treo ngược cành cây, suốt ngày sến và mơ mộng. Nhưng tôi không cho là như vậy. Trong thơ, tôi tìm kiếm rất nhiều câu chuyện hay, nhiều bài học ý nghĩa, đặc biệt là với thơ Xuân Quỳnh.
Con người tài hoa thường bạc mệnh, Xuân Quỳnh là một trong những số đó. Giữa cái tuổi đang thỏa sức cho sáng tạo, thì chị ra đi đột ngột và bất ngờ. Thơ ca giai đoạn này mất đi một tài năng lớn. Nhưng có lẽ chừng ấy tác phẩm cũng đủ giúp ta có một cái nhìn “đẹp” về thơ chị.
Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh
Bài học về tình yêu
Xuân Quỳnh nổi tiếng nhất là thơ tình, không phải ngẫu nhiên mà Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng thơ tình” của Việt Nam. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh, là tình yêu của những “dữ dội dịu êm”, “ồn ào lặng lẽ” nhưng luôn luôn khao khát và mong chờ hạnh phúc. Cuộc đời con người ai mà chẳng một lần yêu như thế, nhất là với tuổi trẻ. Ai chẳng một lần đánh đổi cả một đời người, cốt chỉ để tìm kiếm một tình yêu đích thực. Sẽ có những giây phút nông nổi, dại khờ, va vấp, nhưng hãy yêu như cách Xuân Quỳnh đã từng yêu:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai cũng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi..”
(Tự Hát - Xuân Quỳnh)
Những con sóng tình yêu (Ảnh minh họa)
Tình yêu cũng được Xuân Quỳnh ví như những con sóng vậy. Sóng không hiểu nổi mình nhưng cả đời vẫn trông chờ những yêu thương từ biển cả. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời và khao khát về tình yêu cũng là khao khát đẹp nhất.
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Sóng)
Bài học mà Xuân Quỳnh để lại, đó chính là bài học về một tình yêu đích thực. Biết nhẹ nhàng, biết mãnh liệt, biết giận hờn, biết yêu thương đúng lúc. Bài học của sự hi sinh, sự chung thủy giành cho người mình yêu. Đây là những cảm xúc dễ kiếm, nhưng nó không có quá nhiều, trong tình yêu giới trẻ ngày nay.
Tình yêu quê hương
Xuân Quỳnh không được ví như là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Song không vì thế mà thơ Xuân Quỳnh thiếu đi những hình ảnh, gần gũi thân thuộc của cuộc sống hàng ngày ở vùng nông thôn. Nếu những ai sinh ra và lớn lên ở làng quê, chắc hẳn sẽ cảm nhận được nỗi nhớ nhà qua mỗi vần thơ của chị:
“Hàng bí ngô bên cạnh hàng bầu
Xanh mườn mượt màu xanh rau muống
Những bắp cải tròn vo đẫm nước
Lớp rau cần óng ả xếp đầy quang”
(Rau)
Những hàng bí ngô, hàng bầu là nét dân dã của làng quê Việt. Nó cũng là những hình ảnh một thời gắn bó với quê hương, và tuổi thơ của mỗi con người vọng về từ đó. Thơ Xuân Quỳnh hoàn toàn không triết lý, nhưng khiến chúng ta nhớ và suy ngẫm nhiều. Mỗi vần thơ là một bài học, đó là bài học về tình yêu quê hương, đất nước, khơi gợi lại những giá trị truyền thống của dân tộc.
Quê hương trong thơ Xuân Quỳnh giản dị và gần gũi (Ảnh minh họa)
Ngày hôm nay, chúng ta mãi mê chạy theo những giá trị hiện đại, mà quên mất còn có những hàng rau, ao bèo, hoa xoan tím ngắt, còn có những cánh diều bay cao cùng gió mỗi chiều nơi triền đê. Và đôi khi chỉ là một “Tiếng gà trưa..” cũng làm ta nhớ bà và yêu quê hương biết mấy:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa)
Cuộc sống hiện đại tiên tiến đã làm con người ta văn minh, sung túc hơn rất nhiều. Nhưng trong một khoảnh khắc nào đó, tiếng “cục tác...cục ta...” trở về, khơi gợi lại những kỷ niệm, những hồi ức tuổi thơ, để thêm tinh thần, để yêu quê hương nhiều hơn. Đó chính là thông điệp, là bài học sâu sắc mà Xuân Quỳnh muốn gửi đến.
Nhân ngày mất của chị, xin gửi tới chị một nén nhang thành kính. Thơ và những giá trị của chị để lại sẽ không phai tàn theo năm tháng, ít nhất là trong trái tim tôi.
Ngoại trừ những người thích thơ như tôi, thì ít ai quan tâm và biết hôm nay (29/8) là ngày mất của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, một người mà tôi luôn hâm mộ. Có nhiều người bảo tôi là một “thằng cha” 21 tuổi, tâm hồn lúc nào cũng treo ngược cành cây, suốt ngày sến và mơ mộng. Nhưng tôi không cho là như vậy. Trong thơ, tôi tìm kiếm rất nhiều câu chuyện hay, nhiều bài học ý nghĩa, đặc biệt là với thơ Xuân Quỳnh.
Con người tài hoa thường bạc mệnh, Xuân Quỳnh là một trong những số đó. Giữa cái tuổi đang thỏa sức cho sáng tạo, thì chị ra đi đột ngột và bất ngờ. Thơ ca giai đoạn này mất đi một tài năng lớn. Nhưng có lẽ chừng ấy tác phẩm cũng đủ giúp ta có một cái nhìn “đẹp” về thơ chị.
Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh
Bài học về tình yêu
Xuân Quỳnh nổi tiếng nhất là thơ tình, không phải ngẫu nhiên mà Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng thơ tình” của Việt Nam. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh, là tình yêu của những “dữ dội dịu êm”, “ồn ào lặng lẽ” nhưng luôn luôn khao khát và mong chờ hạnh phúc. Cuộc đời con người ai mà chẳng một lần yêu như thế, nhất là với tuổi trẻ. Ai chẳng một lần đánh đổi cả một đời người, cốt chỉ để tìm kiếm một tình yêu đích thực. Sẽ có những giây phút nông nổi, dại khờ, va vấp, nhưng hãy yêu như cách Xuân Quỳnh đã từng yêu:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai cũng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi..”
(Tự Hát - Xuân Quỳnh)
Những con sóng tình yêu (Ảnh minh họa)
Tình yêu cũng được Xuân Quỳnh ví như những con sóng vậy. Sóng không hiểu nổi mình nhưng cả đời vẫn trông chờ những yêu thương từ biển cả. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời và khao khát về tình yêu cũng là khao khát đẹp nhất.
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Sóng)
Bài học mà Xuân Quỳnh để lại, đó chính là bài học về một tình yêu đích thực. Biết nhẹ nhàng, biết mãnh liệt, biết giận hờn, biết yêu thương đúng lúc. Bài học của sự hi sinh, sự chung thủy giành cho người mình yêu. Đây là những cảm xúc dễ kiếm, nhưng nó không có quá nhiều, trong tình yêu giới trẻ ngày nay.
Tình yêu quê hương
Xuân Quỳnh không được ví như là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Song không vì thế mà thơ Xuân Quỳnh thiếu đi những hình ảnh, gần gũi thân thuộc của cuộc sống hàng ngày ở vùng nông thôn. Nếu những ai sinh ra và lớn lên ở làng quê, chắc hẳn sẽ cảm nhận được nỗi nhớ nhà qua mỗi vần thơ của chị:
“Hàng bí ngô bên cạnh hàng bầu
Xanh mườn mượt màu xanh rau muống
Những bắp cải tròn vo đẫm nước
Lớp rau cần óng ả xếp đầy quang”
(Rau)
Những hàng bí ngô, hàng bầu là nét dân dã của làng quê Việt. Nó cũng là những hình ảnh một thời gắn bó với quê hương, và tuổi thơ của mỗi con người vọng về từ đó. Thơ Xuân Quỳnh hoàn toàn không triết lý, nhưng khiến chúng ta nhớ và suy ngẫm nhiều. Mỗi vần thơ là một bài học, đó là bài học về tình yêu quê hương, đất nước, khơi gợi lại những giá trị truyền thống của dân tộc.
Quê hương trong thơ Xuân Quỳnh giản dị và gần gũi (Ảnh minh họa)
Ngày hôm nay, chúng ta mãi mê chạy theo những giá trị hiện đại, mà quên mất còn có những hàng rau, ao bèo, hoa xoan tím ngắt, còn có những cánh diều bay cao cùng gió mỗi chiều nơi triền đê. Và đôi khi chỉ là một “Tiếng gà trưa..” cũng làm ta nhớ bà và yêu quê hương biết mấy:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa)
Cuộc sống hiện đại tiên tiến đã làm con người ta văn minh, sung túc hơn rất nhiều. Nhưng trong một khoảnh khắc nào đó, tiếng “cục tác...cục ta...” trở về, khơi gợi lại những kỷ niệm, những hồi ức tuổi thơ, để thêm tinh thần, để yêu quê hương nhiều hơn. Đó chính là thông điệp, là bài học sâu sắc mà Xuân Quỳnh muốn gửi đến.
Nhân ngày mất của chị, xin gửi tới chị một nén nhang thành kính. Thơ và những giá trị của chị để lại sẽ không phai tàn theo năm tháng, ít nhất là trong trái tim tôi.
Theo Tiin