- Tham gia
- 5/5/2013
- Bài viết
- 173
“Em cũng không dám chắc sang năm mình có Tết không” - Hạnh nói với tôi. Tháng Giêng này cô 25 tuổi, một người mẹ đơn thân đang tìm nơi xin làm công nhân may.
Hạnh mất việc trước Tết. Cô cùng với gần 600 công nhân của Công ty TNHH Phương Nam bị quỵt lương do ông chủ Hàn Quốc bỏ trốn.
Tôi gặp Hạnh những ngày giáp Tết 2018, ở Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Hạnh cùng đồng nghiệp đốt lửa ngồi “canh me” ông chủ trước xưởng may. Cô ôm đứa con 10 tháng tuổi: “Kiểu này mất Tết rồi chị ơi”.
Suốt nửa tháng, ban ngày họ ngồi dưới gốc cây, tối đốt lửa thức trắng đêm. Trẻ con vô tư chạy đùa giữa vài tiếng chửi thề, tiếng khóc. Ông giám đốc người Hàn Quốc biến mất cùng tiền lương tháng 12 của họ tất nhiên đã không sủi tăm. Không ai đứng ra giải quyết. Không lương, không thưởng, Hạnh và nhiều người ở lại Sài Gòn Tết này. Kể cả anh chị em dâu rể, gia đình cô có 6 người đều là công nhân cùng nhà máy.
Vì không có gần một triệu đồng về An Giang, Hạnh tính với tôi, cô đã xin chủ nhà trọ khất 1,5 triệu tiền thuê phòng đến ra Giêng. Rồi cũng không ổn, mẹ con Hạnh phải chuyển qua ở chung với phòng trọ của gia đình người chị để tiết kiệm tiền. Một phòng trọ nhỏ, gần mười con người, cô bảo: “giờ tiền ăn hai bữa còn khó nữa là.”
Ở công ty này, gần nửa năm không có tháng nào công nhân được nhận một lần nguyên vẹn tiền lương 5,5 triệu đồng. Công ty chia lương ra từng phần nhỏ giọt trả cho lao động; tháng nào cô cũng bị trừ vào lương tiền bảo hiểm xã hội nhưng thực chất công ty không hề đóng. Có anh trót ý kiến về khẩu phần ăn trưa thì bị đuổi việc. Chị nọ có con nhỏ đã hơn hai tuổi vẫn chưa nhận được trợ cấp thai sản. Ai cũng biết mình đang chịu thiệt, ai cũng biết công ty làm sai luật nhưng không mấy người dám nghỉ việc. Họ bảo qua chỗ làm mới chưa chắc tránh được những chuyện này. Và bởi công ty này vẫn còn “ưu điểm” không sa thải lao động lớn tuổi, không “thay máu” công nhân định kỳ.
Hàng ngàn công nhân khác ở Khu công nghiệp Tây bắc Củ Chi và Đồng Nai mùa Xuân này cũng đang bị chủ nợ lương, nếu không nói là mất hẳn. Tương ứng với việc một công nhân mất lương, thưởng còn là kinh tế và hạnh phúc của một gia đình. Có những đứa trẻ sẽ không được gặp bố mẹ trong nhiều ngày nữa, có những bữa cơm ngồn ngộn lo toan nợ nần.
Hạnh nói cô biết mình không có nhiều lựa chọn. Việc doanh nghiệp FDI tìm đủ mánh trốn tránh nghĩa vụ với người lao động, sa thải công nhân mỗi cuối năm để tránh phải tăng lương, tăng bảo hiểm; tuyển lứa nhân công mới sau kỳ nghỉ Tết để chỉ phải trả mức lương khởi điểm;… đã thành phổ biến. Tuổi đời công nhân của Hạnh đã bước vào năm thứ 12. Thực ra, những mùa xuân nghèo, hoang mang, buồn tẻ như xuân này đã thành quen. Nếu nó đến lần nữa, cô cũng sẽ không biết làm gì ngoài đốt lửa trước cổng công ty, chầu chực trong sự bất lực.
Đằng sau tuổi thanh xuân hoàn toàn mờ mịt ấy là những nghịch lý. Nhà nước vẫn trải thảm đón nhà đầu tư, tăng trưởng của khu vực FDI đạt kỷ lục này thay kỷ lục khác, nhưng số chủ doanh nghiệp bỏ trốn, để lại những khoản nợ bảo hiểm và lương công nhân lên đến hàng trăm tỷ đồng cũng tăng lên đều đặn. Điều lạ là có hàng trăm doanh nghiệp nợ lương công nhân 3-4 tháng, nợ bảo hiểm xã hội mấy năm liền nhưng được lý giải đơn sơ đến lạ kỳ. Theo ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) là vì “cơ quan chức năng rất khó phát hiện sớm… Đa số các trường hợp chỉ được phát hiện ra khi chủ đã kịp rút chạy tháo thân”. Một số đại diện cơ quan quản lý doanh nghiệp FDI lý giải do “thiếu cơ sở pháp lý”, “vướng pháp lý quốc tế”.
Trong khi điệp khúc “trải thảm chào đón nhà đầu tư” vẫn được quan chức bộ này, ngành kia, tỉnh nọ tiếp tục tái khẳng định mỗi dịp đầu năm thì nhiều người lao động năm nào cũng hồi hộp vì bóng dáng ông chủ. Nơi các chủ doanh nghiệp FDI đã bước đi trên thảm đỏ vào nhà máy, cũng là nơi công nhân đốt lửa cuối năm đợi chủ đã cao chạy xa bay quay về.
Khi gõ những dòng này, tôi vẫn chưa nhận được tin về công việc mới của Hạnh dù rất muốn thốt ra một lời an ủi lạc quan cho hợp không khí ngày Xuân. Nhưng chúng tôi đều biết, kể cả khi Hạnh được nhận vào làm trong một công xưởng mới ngay tuần đầu tiên của năm mới này cũng không có gì chắc chắn rằng những đêm đông đốt lửa không đợi chờ.
Những công nhân bị quỵt lương ở Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi kể với tôi rằng họ đã từng nhiều lần kiến nghị lên công đoàn nhưng kết quả hoặc đâu lại vào đấy hoặc im lặng. Cuối cùng, trong vô vọng, họ phải tự mình đi đòi quyền lợi bằng cách đốt lửa. Thậm chí, họ bị đe dọa vì có thể quy vào tội tụ tập gây rối trật tự công cộng.
Những thiết chế, tổ chức, hội đoàn được lập ra để bảo đảm quyền lợi cho công nhân đang đón Xuân ở đâu?
Nhà Báo Bảo Uyên
Hạnh mất việc trước Tết. Cô cùng với gần 600 công nhân của Công ty TNHH Phương Nam bị quỵt lương do ông chủ Hàn Quốc bỏ trốn.
Tôi gặp Hạnh những ngày giáp Tết 2018, ở Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Hạnh cùng đồng nghiệp đốt lửa ngồi “canh me” ông chủ trước xưởng may. Cô ôm đứa con 10 tháng tuổi: “Kiểu này mất Tết rồi chị ơi”.
Suốt nửa tháng, ban ngày họ ngồi dưới gốc cây, tối đốt lửa thức trắng đêm. Trẻ con vô tư chạy đùa giữa vài tiếng chửi thề, tiếng khóc. Ông giám đốc người Hàn Quốc biến mất cùng tiền lương tháng 12 của họ tất nhiên đã không sủi tăm. Không ai đứng ra giải quyết. Không lương, không thưởng, Hạnh và nhiều người ở lại Sài Gòn Tết này. Kể cả anh chị em dâu rể, gia đình cô có 6 người đều là công nhân cùng nhà máy.
Vì không có gần một triệu đồng về An Giang, Hạnh tính với tôi, cô đã xin chủ nhà trọ khất 1,5 triệu tiền thuê phòng đến ra Giêng. Rồi cũng không ổn, mẹ con Hạnh phải chuyển qua ở chung với phòng trọ của gia đình người chị để tiết kiệm tiền. Một phòng trọ nhỏ, gần mười con người, cô bảo: “giờ tiền ăn hai bữa còn khó nữa là.”
Ở công ty này, gần nửa năm không có tháng nào công nhân được nhận một lần nguyên vẹn tiền lương 5,5 triệu đồng. Công ty chia lương ra từng phần nhỏ giọt trả cho lao động; tháng nào cô cũng bị trừ vào lương tiền bảo hiểm xã hội nhưng thực chất công ty không hề đóng. Có anh trót ý kiến về khẩu phần ăn trưa thì bị đuổi việc. Chị nọ có con nhỏ đã hơn hai tuổi vẫn chưa nhận được trợ cấp thai sản. Ai cũng biết mình đang chịu thiệt, ai cũng biết công ty làm sai luật nhưng không mấy người dám nghỉ việc. Họ bảo qua chỗ làm mới chưa chắc tránh được những chuyện này. Và bởi công ty này vẫn còn “ưu điểm” không sa thải lao động lớn tuổi, không “thay máu” công nhân định kỳ.
Hàng ngàn công nhân khác ở Khu công nghiệp Tây bắc Củ Chi và Đồng Nai mùa Xuân này cũng đang bị chủ nợ lương, nếu không nói là mất hẳn. Tương ứng với việc một công nhân mất lương, thưởng còn là kinh tế và hạnh phúc của một gia đình. Có những đứa trẻ sẽ không được gặp bố mẹ trong nhiều ngày nữa, có những bữa cơm ngồn ngộn lo toan nợ nần.
Hạnh nói cô biết mình không có nhiều lựa chọn. Việc doanh nghiệp FDI tìm đủ mánh trốn tránh nghĩa vụ với người lao động, sa thải công nhân mỗi cuối năm để tránh phải tăng lương, tăng bảo hiểm; tuyển lứa nhân công mới sau kỳ nghỉ Tết để chỉ phải trả mức lương khởi điểm;… đã thành phổ biến. Tuổi đời công nhân của Hạnh đã bước vào năm thứ 12. Thực ra, những mùa xuân nghèo, hoang mang, buồn tẻ như xuân này đã thành quen. Nếu nó đến lần nữa, cô cũng sẽ không biết làm gì ngoài đốt lửa trước cổng công ty, chầu chực trong sự bất lực.
Đằng sau tuổi thanh xuân hoàn toàn mờ mịt ấy là những nghịch lý. Nhà nước vẫn trải thảm đón nhà đầu tư, tăng trưởng của khu vực FDI đạt kỷ lục này thay kỷ lục khác, nhưng số chủ doanh nghiệp bỏ trốn, để lại những khoản nợ bảo hiểm và lương công nhân lên đến hàng trăm tỷ đồng cũng tăng lên đều đặn. Điều lạ là có hàng trăm doanh nghiệp nợ lương công nhân 3-4 tháng, nợ bảo hiểm xã hội mấy năm liền nhưng được lý giải đơn sơ đến lạ kỳ. Theo ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) là vì “cơ quan chức năng rất khó phát hiện sớm… Đa số các trường hợp chỉ được phát hiện ra khi chủ đã kịp rút chạy tháo thân”. Một số đại diện cơ quan quản lý doanh nghiệp FDI lý giải do “thiếu cơ sở pháp lý”, “vướng pháp lý quốc tế”.
Trong khi điệp khúc “trải thảm chào đón nhà đầu tư” vẫn được quan chức bộ này, ngành kia, tỉnh nọ tiếp tục tái khẳng định mỗi dịp đầu năm thì nhiều người lao động năm nào cũng hồi hộp vì bóng dáng ông chủ. Nơi các chủ doanh nghiệp FDI đã bước đi trên thảm đỏ vào nhà máy, cũng là nơi công nhân đốt lửa cuối năm đợi chủ đã cao chạy xa bay quay về.
Khi gõ những dòng này, tôi vẫn chưa nhận được tin về công việc mới của Hạnh dù rất muốn thốt ra một lời an ủi lạc quan cho hợp không khí ngày Xuân. Nhưng chúng tôi đều biết, kể cả khi Hạnh được nhận vào làm trong một công xưởng mới ngay tuần đầu tiên của năm mới này cũng không có gì chắc chắn rằng những đêm đông đốt lửa không đợi chờ.
Những công nhân bị quỵt lương ở Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi kể với tôi rằng họ đã từng nhiều lần kiến nghị lên công đoàn nhưng kết quả hoặc đâu lại vào đấy hoặc im lặng. Cuối cùng, trong vô vọng, họ phải tự mình đi đòi quyền lợi bằng cách đốt lửa. Thậm chí, họ bị đe dọa vì có thể quy vào tội tụ tập gây rối trật tự công cộng.
Những thiết chế, tổ chức, hội đoàn được lập ra để bảo đảm quyền lợi cho công nhân đang đón Xuân ở đâu?
Nhà Báo Bảo Uyên