- Tham gia
- 31/7/2018
- Bài viết
- 407
Một câu hỏi luôn ám ảnh những bạn trẻ sắp ra trường: "Tìm nơi làm việc có thu nhập cao hay tìm chỗ làm tốt để dễ phát huy năng lực của mình?". Dĩ nhiên câu hỏi này chỉ dành cho những người có năng lực thực sự và có khát vọng lớn. Thay đổi chỗ làm
Đa số sinh viên ta đều nghèo nên ai cũng nung nấu một khát vọng là phải kiếm thật nhiều tiền để được đổi đời. Đó là khát vọng chính đáng. Nếu công việc phù hợp và thu nhập cao thì đúng là "rồng gặp nước". Tuy nhiên, không phải ai có năng lực, có khát vọng cũng đều tìm được chỗ làm tốt. Không ít bạn trẻ vì quá sốt ruột trong việc kiếm tiền để được sớm đổi đời nên đành chấp nhận làm trái nghề.
Nhiều bạn trẻ quyết tâm trụ lại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh bằng những công việc chẳng dính dáng gì đến nghề mà mình đã "sôi nước mắt" suốt 4-5 năm ở trường đại học cả. Đa số những bạn này đều là những người xuất thân từ nông thôn, gia đình đang ở các tỉnh, mà các tỉnh ấy lại rất cần những bạn trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản. Thế nhưng, dù quê nhà có "kêu gọi" khản giọng rằng phải về quê để "cống hiến" thì tất cả đều nhận từ các bạn trẻ ấy những cái lắc đầu dứt khoát.
Nguyễn Thanh Tân, tốt nghiệp khoa CNTT, Đại học Bách khoa TP HCM đã ba năm nay, được người thân "loby" cho một chỗ làm khá "ấm lưng" ở quê, song anh ta kiên quyết không về vì "lương ba cọc ba đồng, lại ngồi chơi xơi nước thì về làm gì?" như cách trả lời của Tân. Chỉ trong ba năm kể từ ngày ra trường mà Tân đã qua đến 7 cơ quan, ngồi chưa ấm chỗ ở cơ quan này lại xin nghỉ để sang cơ quan khác nếu như thấy ở đó thu nhập hấp dẫn hơn, dù không thật sự phù hợp với nghề.
Khát vọng kiếm được thật nhiều tiền để đổi đời mà Tân nung nấu ấy vẫn còn đang ở phía trước. Tuy nhiên, quá sốt ruột như thế cũng chưa hẳn đã tốt vì trong 7 cơ quan mà anh ta đã qua, cũng có những nơi mà Tân có thể phát huy năng lực của mình về chuyên môn để có thể tiến xa hơn trong nghề nghiệp của mình, song với mức thu nhập 6 triệu/tháng thì cũng khó mà "đổi đời" từ đồng lương ấy. Luôn luôn "thay đổi chỗ làm" đang là "mốt" của các bạn trẻ hiện nay.
Từ chối ... thu nhập cao?
Có một bộ phận khác suy nghĩ ngược lại với xu thế hiện nay. Nhóm này cũng nuôi khát vọng nhưng không phải để kiếm thật nhiều tiền dù đồng tiền mà họ kiếm được từ khát vọng ấy cũng sẽ không hề nhỏ nếu con đường mà họ chọn được hanh thông sau này. Từ Đình Du, tốt nghiệp đại học loại giỏi, rất nhiều cơ quan "đăng ký" song anh từ chối mà xin giảng dạy tại một trường đại học ở TP HCM, dù là trường bán công. Du nói: "Cơ hội để đi xa hơn trong sự nghiệp sẽ thuận lợi hơn nếu như giảng dạy tại trường đại học. Tôi chọn chỗ "kém hấp dẫn hơn" là vì thế".
Còn nhớ, cách đây chừng 6-7 năm, lúc Nhà máy lọc dầu Dung Quất còn liên danh với Nga, nhiều kỹ sư rất có năng lực nộp đơn xin nghỉ việc dù ở nhà máy này, lương của họ mỗi tháng 12-15 triệu. Việc "từ chối thu nhập cao" này là có lí do của nó. Đó là những năm khó khăn nhất của nhà máy lọc dầu vì không thể triển khai được. Nhiều kỹ sư hầu như không biết làm gì, tương lai về nhà máy lọc dầu ngày ấy lại rất tù mù. "Tôi muốn làm việc chứ không muốn ngồi không để nhận lương, dù lương rất cao". Một kỹ sư đã nói như vậy, dù công việc của anh ta sau này tại TP HCM chỉ khoảng 6 triệu/tháng. Không ít trí thức trẻ hiện nay sẵn sàng "lắc đầu" nếu như công việc ấy không phù hợp với mình, dù đồng lương ở đấy thật hấp dẫn.
"Tự trọng" là một đức tính đang tồn tại ở nhiều bạn trẻ hiện nay. Không hẳn tất cả đều "tham tiền" như xã hội vẫn nghĩ về họ.