- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Một vết thương đóng vảy to và xấu xí có thể làm hỏng cả buổi tối tuyệt vời của bạn khi ra ngoài chơi, nó khiến bạn không dám mặc váy ngắn hoặc quần short vì sợ lộ chỗ xấu. Cách xử lý an toàn nhất là băng lại đúng cách để giúp vết thương nhanh chóng lành lại. Bạn cũng có thể thử dùng một số phương pháp nhẹ nhàng để xoa dịu cảm giác khó chịu và hạn chế đóng vảy. Điều trên hết là không cậy vảy trên vết thương!
Phương pháp 1: Băng vết thương
1. Đảm bảo vết thương không bị chảy dịch
Vết thương hoặc lớp vảy cần phải khô trước khi bạn băng lại. Nếu vết thương còn rỉ máu, bạn hãy đặt gạc vô trùng chống dính lên trên. Không lấy gạc ra nếu máu thấm ướt gạc. Bạn có thể làm vết thương chảy máu lại nếu tháo gạc, vì khi đó các mô lành cũng bị kéo ra. Bạn chỉ nên đặt thêm một lớp gạc nữa lên trên.
Để yên gạc trên vết thương cho đến khi hết rỉ máu.
2. Làm vệ sinh xung quanh vết thương
Ngay cả khi vết thương đã bắt đầu đóng vảy, điều quan trọng là bạn cần giữ cho vết thương sạch và ẩm. Như vậy vết thương sẽ lành nhanh hơn. Rửa bằng xà phòng và nước ấm, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thấm nhẹ cho khô.
3. Làm ẩm lớp vảy để giúp vết thương mau lành
Mặc dù trước kia người ta cho rằng nên giữ cho lớp vảy khô để mau lành, nhưng những nghiên cứu gần đây cho rằng tốt nhất là nên giữ ẩm lớp vảy. Thoa nhiều kem Vaseline lên trên và xung quanh lớp vảy sau khi làm vệ sinh.
Bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ kháng khuẩn thay cho kem Vaseline, nhưng hầu hết các vết thương đều không cần bôi thuốc mỡ kháng sinh.
4. Băng vết thương
Ngay sau khi làm ẩm lớp vảy trên vết thương, bạn nên băng lại bằng gạc vô trùng chống dính và dán cố định bằng băng dính. Bạn cũng có thể dùng miếng gel silicone (mua ở hiệu thuốc), băng cuộn chống dính hoặc gạc chống dính bên dưới băng cuộn, nhất là đối với vết thương lớn.
5. Thay băng mới hàng ngày
Trong khi chờ lớp vảy lành, bạn nên chịu khó thay băng mỗi ngày và rửa sạch vùng da. Thoa kem dưỡng ẩm và băng lại.
Lớp vảy sẽ không biến mất ngay, nhưng bước này chắc chắn sẽ đẩy quanh quá trình hồi phục.
Phương pháp 2: Xử lý lớp vảy
1. Mát-xa lên lớp vảy để xoa dịu
Tuyệt đối không nên cạy lớp vảy, vì điều này có thể gây sẹo, thậm chí có thể khiến vết thương lâu lành hơn. Để bớt ngứa và cũng giúp loại bỏ lớp vảy, bạn có thể nhẹ nhàng mát-xa với một chút kem Vaseline hoặc kem dưỡng ẩm. Bạn có thể mát-xa mỗi lần thay băng mới
2. Thử dùng gạc ép ấm để xoa dịu
Để làm dịu vết thương, bạn có thể dùng mảnh vải sạch nhúng nước ấm đắp lên lớp vảy 15 phút, nhưng không chà xát. Điều này có thể giúp giảm cơn ngứa khiến bạn muốn cậy lớp vảy ra. Nước cũng cung cấp độ ẩm giúp cho lớp vảy mau lành.
3. Đắp lên da một lớp bột nhão tự làm tại nhà khi lớp vảy bắt đầu bong ra
Trộn muối nở với nước vừa đủ để tạo thành bột nhão. Đắp bột nhão lên toàn bộ lớp vảy và để khô, sau đó dùng nước ấm rửa sạch. Cách này sẽ làm lớp vảy se lại và nhẹ nhàng bong khỏi da.
Bạn cũng có thể đắp kali alum (phèn chua), một dạng muối nhôm tự nhiên, được sử dụng rộng rãi như một chất khử mùi và làm se da. Bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc.
Nhôm giúp lớp vảy se lại nhờ tác dụng làm co các mạch máu xung quanh, sau cùng giúp làm bong vảy.
4. Dùng các phương thuốc tự nhiên để chấm lên vảy
Có nhiều sản phẩm thông dụng có thể diệt vi trùng, giúp làm lành vết thương và bong vảy. Bạn chỉ cần nhúng bông gòn vào dung dịch và chấm lên vảy. Chờ vài phút, sau đó rửa sạch và băng lại. Bạn có thể thử dùng:
Dầu tràm trà
Mật ong
Gel lô hội
Giấm táo (1 phần giấm pha với 10 phần nước)
Phương pháp 1: Băng vết thương
Vết thương hoặc lớp vảy cần phải khô trước khi bạn băng lại. Nếu vết thương còn rỉ máu, bạn hãy đặt gạc vô trùng chống dính lên trên. Không lấy gạc ra nếu máu thấm ướt gạc. Bạn có thể làm vết thương chảy máu lại nếu tháo gạc, vì khi đó các mô lành cũng bị kéo ra. Bạn chỉ nên đặt thêm một lớp gạc nữa lên trên.
Để yên gạc trên vết thương cho đến khi hết rỉ máu.
Ngay cả khi vết thương đã bắt đầu đóng vảy, điều quan trọng là bạn cần giữ cho vết thương sạch và ẩm. Như vậy vết thương sẽ lành nhanh hơn. Rửa bằng xà phòng và nước ấm, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thấm nhẹ cho khô.
Mặc dù trước kia người ta cho rằng nên giữ cho lớp vảy khô để mau lành, nhưng những nghiên cứu gần đây cho rằng tốt nhất là nên giữ ẩm lớp vảy. Thoa nhiều kem Vaseline lên trên và xung quanh lớp vảy sau khi làm vệ sinh.
Bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ kháng khuẩn thay cho kem Vaseline, nhưng hầu hết các vết thương đều không cần bôi thuốc mỡ kháng sinh.
Ngay sau khi làm ẩm lớp vảy trên vết thương, bạn nên băng lại bằng gạc vô trùng chống dính và dán cố định bằng băng dính. Bạn cũng có thể dùng miếng gel silicone (mua ở hiệu thuốc), băng cuộn chống dính hoặc gạc chống dính bên dưới băng cuộn, nhất là đối với vết thương lớn.
Trong khi chờ lớp vảy lành, bạn nên chịu khó thay băng mỗi ngày và rửa sạch vùng da. Thoa kem dưỡng ẩm và băng lại.
Lớp vảy sẽ không biến mất ngay, nhưng bước này chắc chắn sẽ đẩy quanh quá trình hồi phục.
Phương pháp 2: Xử lý lớp vảy
Tuyệt đối không nên cạy lớp vảy, vì điều này có thể gây sẹo, thậm chí có thể khiến vết thương lâu lành hơn. Để bớt ngứa và cũng giúp loại bỏ lớp vảy, bạn có thể nhẹ nhàng mát-xa với một chút kem Vaseline hoặc kem dưỡng ẩm. Bạn có thể mát-xa mỗi lần thay băng mới
Để làm dịu vết thương, bạn có thể dùng mảnh vải sạch nhúng nước ấm đắp lên lớp vảy 15 phút, nhưng không chà xát. Điều này có thể giúp giảm cơn ngứa khiến bạn muốn cậy lớp vảy ra. Nước cũng cung cấp độ ẩm giúp cho lớp vảy mau lành.
Trộn muối nở với nước vừa đủ để tạo thành bột nhão. Đắp bột nhão lên toàn bộ lớp vảy và để khô, sau đó dùng nước ấm rửa sạch. Cách này sẽ làm lớp vảy se lại và nhẹ nhàng bong khỏi da.
Bạn cũng có thể đắp kali alum (phèn chua), một dạng muối nhôm tự nhiên, được sử dụng rộng rãi như một chất khử mùi và làm se da. Bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc.
Nhôm giúp lớp vảy se lại nhờ tác dụng làm co các mạch máu xung quanh, sau cùng giúp làm bong vảy.
Có nhiều sản phẩm thông dụng có thể diệt vi trùng, giúp làm lành vết thương và bong vảy. Bạn chỉ cần nhúng bông gòn vào dung dịch và chấm lên vảy. Chờ vài phút, sau đó rửa sạch và băng lại. Bạn có thể thử dùng:
Dầu tràm trà
Mật ong
Gel lô hội
Giấm táo (1 phần giấm pha với 10 phần nước)
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW