linhlinh9865
Thành viên
- Tham gia
- 1/11/2021
- Bài viết
- 0
I. Thế nào là nước nhiễm sắt? Nguyên nhân, cách nhận biết và tác hại.
Nước bị nhiễm sắt là hiện tượng trong nước chứa một hàm lượng sắt vượt mức cho phép.
Tiêu chuẩn hàm lượng sắt tròng nước:
Theo QCVN 01-1:2018/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, Hàm lượng sắt tối đa trong nước không được vượt quá 0,5 mg/L.
Theo QCVN 6-1: 2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, hàm lượng sắt tối đa trong nước ăn uống không được vượt quá 0,3 mg/L.
Tác hại:
Tạo ra các vết bẩn trên quần áo hoặc đồ dùng trong nhà
Sử dụng nước bị nhiễm sắt sẽ tăng thỉ lệ mắc ung thư và các bệnh về tim, gan, dạ dày…
Cách nhận biết:
- Kiểm tra các vật dụng trong nhà như vòi nước, vòi hoa sen, bồn tắm… xem có bị hoen rỉ hoặc ố sang màu nâu đỏ không.
- Xem nguồn nước của bạn có mùi tanh hôi, nổi váng hay bị đổi màu khi để ngoài không khí trong khoảng 15-30 phút không( thường là màu vàng đục).
Sử dụng nhựa chuối: Lấy một ít nước sao đó cho nhựa chuối vào nếu có hiện tượng đổi màu thì nước nhà bạn đã bị nhiễm sắt.
Sử dụng nước chè: Nước bị nhiễm sắt sẽ chuyển qua màu tím đen nếu được hoà chung với nước chè. Màu càng đận thì nước nhiễm sắt càng nặng.
Nguyên nhân:
- Do chất thải sinh hoạt đươc sử lý không đúng cách thâm thấu qua đất và đi vào nguồn nước ngầm.
- Nước thải từ các khu khai thác hoặc các nhà máy sản xuất ngấm vào lòng đất đi theo mạch nước ngầm đến các khu vực có người sinh sống.
- Do đặc tính của đất đặc biệt là các khu vực gần quạng kim loại. Ion kim loại sẽ đi xuống lòng đất qua nước mưa và xâm nhận vào mạch nước ngầm.
Qua ba nguyên nhân trên ta có thể thấy việc nước bị nhiễm sắt hoặc các kim loại khác là rât dễ sảy ra đặc biệt đối với các gia đình sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt.
II. Các cách sử lý nước nhiễm sắt
1, Sử dụng hoá chất.
Để sử lý sắt người ta thường dùng hai phương trình hoá học sau:
- 2Fe2+ + Cl2 + 6H2O → 2Fe(OH)3 ↓ + 2Cl- + 6H+ (sử dụng CL2)
- 3Fe2+ + KMnO4 + 7H2O → 3Fe(OH)3 ↓ + MnO2 + K+ + 5H+ (sử dụng KMnO4)
Hai phương trình trên đều giúp sắt kết tủa sau đó ta chỉ cần loại bỏ phần căn của nước là có thể sử dụng.
Phương pháp này ít hiệu quả bởi chung ta không biết được chính xác hàm lượng sắt có trong nước là bao nhiêu
2, Sử dụng tro bếp.
Bỏ tro bếp vào nước với tỉ lệ 5-10g/l để 15 phút cho nước lắng rồi lọc lấy phần nước sạch. Cách thức này chỉ lọc được cao nhất từ 30%-45% lượng sắt có trong nước.
3, Sử dụng vôi.
Cho vôi vào trong nước để tăng đội pH giúp đẩy nhanh quá trính Fe2(sắt2) tác dụng với oxi tạo ra Fe3(sắt3) kết tủa. Phương pháp này chỉ dùng cho các nhà máy k khuyến cáo dùng tại nhà.
4,Phườn pháp làm thoáng.
Phương pháp này cũng giúp đẩy nhanh quá trình kết tủa của Fe2(sắt2). Chúng ta sẽ cho khí ozone vào nước để tăng hàm lượng oxi sau đó tạo ra phản ứng kết tủa lọc bỏ phần cặn để sử dụng nước. Tuy nhiên phương pháp này kông thể loại bỏ hoàn toàn sắt.
5, Công nghệ lọc ngược- RO( dành cho các gia đình sử dụng nước máy).
Sử dụng hệ thống lọc RO với các khe siêu nhỏ0,0001micron tạo nước tinh khiết có thể uống trục tiếp không cần dun sôi.
6, dùng hệ thống lọc giếng khoan hoặc bể lọc nước giêng khoan ( dành cho các gia đình sử dụng giếng khoan)
Đây là hệ thống đươc xây dụng và lắp đặt nhằm mục đích loc sạch sắt và các tạp chất trong nước. Các hệ thống lọc nước giếng khoan sử dụng các loại vật liệu lọc khác nhau như : Cát thạch anh, mangan, hạt Birm, Than hoạt tính để loại bỏ các kim loại nặng, chất ô nhiễm có trong nước giếng khoan.