- Tham gia
- 27/10/2011
- Bài viết
- 3.091
Giữa thủ đô phồn hoa này, ta vẫn tìm thấy đâu đó những mảnh đời bất hạnh sớm rời xa sách vở để kiếm sống qua ngày. Đến trường với các em là một mơ ước... quá xa xỉ.
Gia đình không trọn vẹn
Bố ra đi vì một người phụ nữ khác, mẹ gầy yếu bệnh tật không đủ sức nuôi 3 đứa con thơ. Đứa lớn nhất sinh năm 1988 nhưng thân hình chỉ như một đứa bé cấp một. Đứa thứ 2 gầy gò đen đúa vừa bước sang tuổi 12.
Ngày ngày hai đứa phải dậy từ 4 giờ sáng để làm công việc rửa bát thuê, kiếm tiền nuôi thân.
Với chúng, ước mơ đến trường thật quá xa vời.
Thằng út – cậu con trai duy nhất trong nhà vừa học hết văn hóa lớp 2, chuẩn bị thôi học cùng mẹ và chị làm “nghề” rửa bát, dọn hàng thuê để kiếm sống qua ngày. Chợ quê nghèo khó trở thành nơi bao bọc cho những “ngọn đèn mờ của xã hội”.
Chợ Vạng thuộc xã Song Phương – huyện Hoài Đức – Hà Nội. Mặc dù diện tích chợ rất nhỏ, nhưng những ngày phiên, số hàng ăn uống của chợ lên tới vài chục hàng. Nơi đây được coi là chốn tụ tập ăn uống của một vùng dân cư khá rộng.
Quắt, Thảo, Hiếu và bà Lang là những cái tên đã quá quen thuộc với người dân khu chợ Vạng. Đó là 4 mẹ con chuyên phục vụ việc bưng bê rửa bát, điều đặc biệt là 3 đứa trẻ đều gầy gò, chúng quá nhỏ để biết đến công việc kiếm tiền nặng nhọc này.
Chúng là những đứa trẻ kém may mắn vì có một gia đình không trọn vẹn. Kể từ khi bố ra đi, kinh tế gia đình lâm vào cảnh khốn khó. Có lúc ốm yếu không ai thuê làm việc, bà Lang phải dắt 3 đứa con nhỏ đi ăn xin khắp làng. Với chiếc nón rách làm hành trang, họ lang thang từ chỗ này sang chỗ khác.
Bà mẹ ốm yếu cùng đàn con thơ dại khiến làng xóm xót thương, người cho tấm áo, người cho bát gạo, đồng tiền. Nhìn lũ con gầy gò đưa bàn tay ra xin từng đồng bạc lẻ, người mẹ không khỏi nhói lòng. Bà quyết tâm lặn lội một mình đi xin việc khắp chốn.
Cuối cùng cũng được nhận làm người giúp việc cho một gia đình khá giả. Tiền lương cộng với tiền ủng hộ của bà con hàng xóm đã giúp cho Thảo và Hiếu được đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Tưởng như những ngày tươi sáng đang ở phía trước chào đón bốn mẹ con.
Thế nhưng, tai họa lại một lần nữa rơi vào ngôi nhà “không người chống” ấy. Vì ốm yếu bệnh tật, bà Lang bị đuổi việc. Nhiều vấn đề mới nảy sinh từ việc học hành của Thảo và Hiếu khiến cuộc sống thêm bần hàn. Lá đơn xin miễn giảm cũng chỉ khiến họ phí vơi đi một nửa.
Đúng lúc bế tắc, khó khăn đến cùng cực thì nghe đâu, mấy hàng ăn ngoài chợ đang cần người rửa bát, dọn dẹp, bà Lang liền dẫn mấy đứa nhỏ ra chợ nhận hết công việc về mình.
Quắt là chị cả nên phải theo mẹ đi làm từ rất sớm. Tuy cô bé nhìn “còi” nhưng lại có những suy nghĩ chín chắn của một thiếu nữ ngoài 20. Cuộc sống bon chen nơi chợ búa vốn chẳng yên bình. Những tiếng xì xào, nhỏ to về một người bố bạc tình bạc nghĩa, một gia đình có những đứa trẻ từng đội nón ăn xin, một tuổi thơ không được cắp sách đến trường... khiến Quắt càng ngày càng trở lên lầm lì, ít nói.
Giọt nước rồi cũng tràn ly, Quắt vì không chịu được sự đàm tiếu “nói ra nói vào” của mọi người nên đã bỏ nhà đi, thoát khỏi nơi có những tháng ngày đen tối ấy. Cùng lúc mất đi 2 người thân, bà Lang suy sụp tinh thần, 2 đứa trẻ như chim non gãy cánh. Gấp lại sách vở, Thảo và Hiếu theo người mẹ ốm yếu ra chợ kiếm miếng cơm. Việc học trở nên “đứt gánh giữa đường”.
Đến trường: mong muốn... xa xỉ
Xa mái trường, Thảo và Hiếu trở thành những đứa trẻ lang thang nơi chợ nhỏ. Cuộc sống của em vắng hẳn tiếng cười, bị chi phối bởi những đồng tiền, mà có lẽ, bản thân các em chưa hiểu rõ về giá trị của nó.
4 giờ sáng, chợ Vạng tấp nập kẻ bán người mua. Họ là những “con buôn đã “sành nghề”, dậy sớm để mưu cầu cho cuộc sống. Thảo và Hiếu cũng hòa vào dòng người đó. Xếp ghế, kê bàn, bày bát đĩa... chúng hoàn thành công việc thành thục như một người công nhân đang thực hiện nhiệm vụ của mình. Trời sáng, mọi người rủ nhau đi ăn, hai đứa trẻ lại chia nhau việc bưng bê, rửa bát. Quanh quẩn đâu đấy, bà Lang – mẹ của chúng đang đi gánh nước thuê.
Tan chợ, 3 mẹ con lại dắt nhau về. Ngôi nhà cấp 4 với những bức tường vôi đã nứt nằm sát cánh đồng. Trong ngôi nhà nhỏ bé ấy, vật giá trị nhất là chiếc quạt máy cũ ríc trên gi.ường. Xung quanh bốn bề, mọi thứ hoang sơ và có mùi của ẩm mốc.
Khi màn đêm buông xuống, chiếc bóng đèn quả nhót được bật lên, nó dường như là thứ ánh sáng duy nhất trong căn nhà lạnh lẽo, hoang sơ này.
Ngày mới bắt đầu, Thảo và Hiếu lại cùng mẹ đi kiếm từng đồng bạc lẻ. Nỗi lo về cơm, áo, gạo, tiền đã đánh cắp tuổi thơ ngọt ngào của các em. Hỏi về học tập, cô bé Thảo cúi xuống, gương mặt gợi nét buồn: “Em cũng muốn đi học lắm. Nhưng mẹ em bảo, học thế thôi, đủ rồi".
Mẹ thường nói "Chỉ cần biết chữ để không trở thành người mù chữ là được". Và chúng em phải đi kiếm tiền, có tiền thì mới có thể sống được....
Không được đến trường học tập như bè bạn là một thiệt thòi. Cả Thảo và Hiếu chỉ cảm thấy nuối tiếc vì không được đến trường chơi cùng các bạn. Cuộc sống của các em bắt đầu từ 4 giờ sáng với những chậu bát bê bết dầu mỡ, đổi lại được ấm bụng. Ước mơ đến trường - với chúng thật quá xa vời.
Gia đình không trọn vẹn
Bố ra đi vì một người phụ nữ khác, mẹ gầy yếu bệnh tật không đủ sức nuôi 3 đứa con thơ. Đứa lớn nhất sinh năm 1988 nhưng thân hình chỉ như một đứa bé cấp một. Đứa thứ 2 gầy gò đen đúa vừa bước sang tuổi 12.
Với chúng, ước mơ đến trường thật quá xa vời.
Thằng út – cậu con trai duy nhất trong nhà vừa học hết văn hóa lớp 2, chuẩn bị thôi học cùng mẹ và chị làm “nghề” rửa bát, dọn hàng thuê để kiếm sống qua ngày. Chợ quê nghèo khó trở thành nơi bao bọc cho những “ngọn đèn mờ của xã hội”.
Chợ Vạng thuộc xã Song Phương – huyện Hoài Đức – Hà Nội. Mặc dù diện tích chợ rất nhỏ, nhưng những ngày phiên, số hàng ăn uống của chợ lên tới vài chục hàng. Nơi đây được coi là chốn tụ tập ăn uống của một vùng dân cư khá rộng.
Quắt, Thảo, Hiếu và bà Lang là những cái tên đã quá quen thuộc với người dân khu chợ Vạng. Đó là 4 mẹ con chuyên phục vụ việc bưng bê rửa bát, điều đặc biệt là 3 đứa trẻ đều gầy gò, chúng quá nhỏ để biết đến công việc kiếm tiền nặng nhọc này.
Chúng là những đứa trẻ kém may mắn vì có một gia đình không trọn vẹn. Kể từ khi bố ra đi, kinh tế gia đình lâm vào cảnh khốn khó. Có lúc ốm yếu không ai thuê làm việc, bà Lang phải dắt 3 đứa con nhỏ đi ăn xin khắp làng. Với chiếc nón rách làm hành trang, họ lang thang từ chỗ này sang chỗ khác.
Bà mẹ ốm yếu cùng đàn con thơ dại khiến làng xóm xót thương, người cho tấm áo, người cho bát gạo, đồng tiền. Nhìn lũ con gầy gò đưa bàn tay ra xin từng đồng bạc lẻ, người mẹ không khỏi nhói lòng. Bà quyết tâm lặn lội một mình đi xin việc khắp chốn.
Cuối cùng cũng được nhận làm người giúp việc cho một gia đình khá giả. Tiền lương cộng với tiền ủng hộ của bà con hàng xóm đã giúp cho Thảo và Hiếu được đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Tưởng như những ngày tươi sáng đang ở phía trước chào đón bốn mẹ con.
Thế nhưng, tai họa lại một lần nữa rơi vào ngôi nhà “không người chống” ấy. Vì ốm yếu bệnh tật, bà Lang bị đuổi việc. Nhiều vấn đề mới nảy sinh từ việc học hành của Thảo và Hiếu khiến cuộc sống thêm bần hàn. Lá đơn xin miễn giảm cũng chỉ khiến họ phí vơi đi một nửa.
Đúng lúc bế tắc, khó khăn đến cùng cực thì nghe đâu, mấy hàng ăn ngoài chợ đang cần người rửa bát, dọn dẹp, bà Lang liền dẫn mấy đứa nhỏ ra chợ nhận hết công việc về mình.
Quắt là chị cả nên phải theo mẹ đi làm từ rất sớm. Tuy cô bé nhìn “còi” nhưng lại có những suy nghĩ chín chắn của một thiếu nữ ngoài 20. Cuộc sống bon chen nơi chợ búa vốn chẳng yên bình. Những tiếng xì xào, nhỏ to về một người bố bạc tình bạc nghĩa, một gia đình có những đứa trẻ từng đội nón ăn xin, một tuổi thơ không được cắp sách đến trường... khiến Quắt càng ngày càng trở lên lầm lì, ít nói.
Giọt nước rồi cũng tràn ly, Quắt vì không chịu được sự đàm tiếu “nói ra nói vào” của mọi người nên đã bỏ nhà đi, thoát khỏi nơi có những tháng ngày đen tối ấy. Cùng lúc mất đi 2 người thân, bà Lang suy sụp tinh thần, 2 đứa trẻ như chim non gãy cánh. Gấp lại sách vở, Thảo và Hiếu theo người mẹ ốm yếu ra chợ kiếm miếng cơm. Việc học trở nên “đứt gánh giữa đường”.
Đến trường: mong muốn... xa xỉ
Xa mái trường, Thảo và Hiếu trở thành những đứa trẻ lang thang nơi chợ nhỏ. Cuộc sống của em vắng hẳn tiếng cười, bị chi phối bởi những đồng tiền, mà có lẽ, bản thân các em chưa hiểu rõ về giá trị của nó.
4 giờ sáng, chợ Vạng tấp nập kẻ bán người mua. Họ là những “con buôn đã “sành nghề”, dậy sớm để mưu cầu cho cuộc sống. Thảo và Hiếu cũng hòa vào dòng người đó. Xếp ghế, kê bàn, bày bát đĩa... chúng hoàn thành công việc thành thục như một người công nhân đang thực hiện nhiệm vụ của mình. Trời sáng, mọi người rủ nhau đi ăn, hai đứa trẻ lại chia nhau việc bưng bê, rửa bát. Quanh quẩn đâu đấy, bà Lang – mẹ của chúng đang đi gánh nước thuê.
Tan chợ, 3 mẹ con lại dắt nhau về. Ngôi nhà cấp 4 với những bức tường vôi đã nứt nằm sát cánh đồng. Trong ngôi nhà nhỏ bé ấy, vật giá trị nhất là chiếc quạt máy cũ ríc trên gi.ường. Xung quanh bốn bề, mọi thứ hoang sơ và có mùi của ẩm mốc.
Khi màn đêm buông xuống, chiếc bóng đèn quả nhót được bật lên, nó dường như là thứ ánh sáng duy nhất trong căn nhà lạnh lẽo, hoang sơ này.
Ngày mới bắt đầu, Thảo và Hiếu lại cùng mẹ đi kiếm từng đồng bạc lẻ. Nỗi lo về cơm, áo, gạo, tiền đã đánh cắp tuổi thơ ngọt ngào của các em. Hỏi về học tập, cô bé Thảo cúi xuống, gương mặt gợi nét buồn: “Em cũng muốn đi học lắm. Nhưng mẹ em bảo, học thế thôi, đủ rồi".
Mẹ thường nói "Chỉ cần biết chữ để không trở thành người mù chữ là được". Và chúng em phải đi kiếm tiền, có tiền thì mới có thể sống được....
Không được đến trường học tập như bè bạn là một thiệt thòi. Cả Thảo và Hiếu chỉ cảm thấy nuối tiếc vì không được đến trường chơi cùng các bạn. Cuộc sống của các em bắt đầu từ 4 giờ sáng với những chậu bát bê bết dầu mỡ, đổi lại được ấm bụng. Ước mơ đến trường - với chúng thật quá xa vời.
Theo Vietnamnet
Hiệu chỉnh bởi quản lý: