- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Xin chữ là phong tục tốt đẹp vẫn được giữ gìn tại đất nước ta, một đất nước có truyền thống hiếu học, trọng thầy, trọng chữ. Mỗi dịp Tết đến xuân về, người ta lại đi xin chữ.
Mỗi đợt Tết đến xuân về, người dân – không kể già trẻ, gái trai – thường đi xin chữ treo trong nhà.
Giống như câu nói “Nét chữ, nết người”, con chữ không chỉ dùng để diễn đạt tư tưởng, mà còn giúp bày tỏ tấm lòng, bộc lộ tính cách.
Người được mọi người xin chữ là bậc nho sĩ, thầy đồ, thầy giáo học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp, lại có tiếng hiền tài, đức độ. Đi xin chữ, người ta cũng mong được hưởng phúc, được hưởng tiếng thơm của người cho chữ nữa.
Tùy vào cá tính, nghề nghiệp và lứa tuổi của mỗi người, mà những chữ được xin cũng khác nhau.
Người đi học thường xin chữ Tài, Đăng Khoa. Người buôn bán, kinh doanh thường xin chữ Phát, Lộc, Tín. Người muốn rèn khả năng chịu đựng xin chữ Nhẫn; người cầu thành công xin chữ Đạt, Thành.
Xin chữ đầu năm là phong tục tốt đẹp vẫn được gìn giữ, bảo tồn.
Xin chữ cho gia đình, người ta xin chữ Phúc, Tâm; xin chữ cho cha mẹ, người ta xin chữ Thọ, An; xin chữ cho con cái, người ta xin chữ Hiếu, Trí.
Theo truyền thống từ xưa, các chữ được xin thường là chữ Nho. Với người thời nay, chữ Nho có phần lạ lẫm, nhưng lại mang nhiều tầng ý nghĩa. Mãi đến gần đây, người ta mới có thói quen xin cả chữ Quốc ngữ vì loại chữ này có ưu điểm là thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu.
Dưới đây là những chữ hay thường được xin dịp Tết và ý nghĩa của chúng:
Chữ Tâm (心):
Theo lối viết tượng hình, chữ Tâm chỉ quả tim. Hiểu rộng ra, Tâm chỉ tâm trí, tâm hồn. Làm việc gì mà cũng đặt hết cả con tim và khối óc mình vào đó, tức là có "tâm" thì kiểu gì cũng sẽ thành công.
Chữ Thành (成):
Thành trong Hoàn Thành, có ý muốn nói tâm nguyện làm chuyện gì cũng được trọn vẹn.
Chữ Nhẫn (忍):
Chữ Nhẫn bao gồm chữ Đao (刀 - con dao, cây đao) ở trên chữ Tâm (心 - trái tim, tâm trí). Chữ Đao biểu trưng cho kỷ luật, mang tính khách quan, bị động; chữ Tâm biểu trưng cho tâm hồn, mang tính chủ quan, tự do. Trạng thái Nhẫn cũng giống như bị dao đâm vào tim, tuy đau đớn nhưng vẫn phải bình tĩnh chịu đựng, không được hành xử hấp tấp. Càng vội vã sẽ lại càng làm cho mũi dao lún sâu hơn.
Chữ Trí (智):
Bao gồm chữ Tri (知 - sự hiểu biết) và chữ Nhật (日 - mặt trời, ý chỉ sự sáng suốt, tỏ tường). Như vậy, Trí nghĩa là tinh thông tất cả, không gì là không biết.
Chữ An (安):
Bao gồm bộ Miên (宀- mái nhà, mái che) và bộ Nữ (女- nữ giới, con gái) - ý nói người con gái ở trong gia đình thì rất an toàn. Vì vậy, An mang nghĩa an toàn, bình an.
Chữ Cát (吉):
Chữ Cát gồm chữ Sĩ (士 - sĩ tử, người có chí khí) ghép với bộ Khẩu (口 - miệng) – lời mà kẻ sĩ nói ra đều là lời hay ý đẹp. Chữ này thể hiện mong muốn mọi sự đều tốt đẹp của con người.
Chữ Phú (富):
Gồm bộ Miên (宀 - mái nhà), bộ Khẩu (口- miệng, miệng ăn) và chữ Điền (田- ruộng). Theo quan niệm người xưa, nhà chỉ có 1 miệng ăn mà lại có 1 thửa ruộng thì chắc chắn giàu có – đây cũng chính là ý nghĩa của chữ Phúc này, thể hiện mong muốn ấm no, sung túc.
Chữ Hiếu (孝):
Được ghép từ chữ Tử (子 - con) nằm dưới và chữ Thổ (土 - đất) nằm trên, cùng với dấu / tượng trưng cho thanh kiếm. Chữ này có ý chỉ người con chống kiếm đứng trông phần mộ của bố mẹ -chính là người con có hiếu theo quan niệm ngày xưa, sau khi bố mẹ qua đời con chăm lo mồ mả trong 3 năm. Chữ Hiếu mang hàm ý biết ơn và trân trọng công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà.
Chữ Đạo (道):
Không chỉ mang nghĩa là đường đi, chữ này còn có ý chỉ lẽ phải, luân thường, đạo lý.
Chữ Đức (德):
Đức trong đức độ.
Chữ Tài (才):
Tài trong tài năng.
Mỗi đợt Tết đến xuân về, người dân – không kể già trẻ, gái trai – thường đi xin chữ treo trong nhà.
Giống như câu nói “Nét chữ, nết người”, con chữ không chỉ dùng để diễn đạt tư tưởng, mà còn giúp bày tỏ tấm lòng, bộc lộ tính cách.
Người được mọi người xin chữ là bậc nho sĩ, thầy đồ, thầy giáo học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp, lại có tiếng hiền tài, đức độ. Đi xin chữ, người ta cũng mong được hưởng phúc, được hưởng tiếng thơm của người cho chữ nữa.
Tùy vào cá tính, nghề nghiệp và lứa tuổi của mỗi người, mà những chữ được xin cũng khác nhau.
Người đi học thường xin chữ Tài, Đăng Khoa. Người buôn bán, kinh doanh thường xin chữ Phát, Lộc, Tín. Người muốn rèn khả năng chịu đựng xin chữ Nhẫn; người cầu thành công xin chữ Đạt, Thành.
Xin chữ đầu năm là phong tục tốt đẹp vẫn được gìn giữ, bảo tồn.
Xin chữ cho gia đình, người ta xin chữ Phúc, Tâm; xin chữ cho cha mẹ, người ta xin chữ Thọ, An; xin chữ cho con cái, người ta xin chữ Hiếu, Trí.
Theo truyền thống từ xưa, các chữ được xin thường là chữ Nho. Với người thời nay, chữ Nho có phần lạ lẫm, nhưng lại mang nhiều tầng ý nghĩa. Mãi đến gần đây, người ta mới có thói quen xin cả chữ Quốc ngữ vì loại chữ này có ưu điểm là thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu.
Dưới đây là những chữ hay thường được xin dịp Tết và ý nghĩa của chúng:
Chữ Tâm (心):
Theo lối viết tượng hình, chữ Tâm chỉ quả tim. Hiểu rộng ra, Tâm chỉ tâm trí, tâm hồn. Làm việc gì mà cũng đặt hết cả con tim và khối óc mình vào đó, tức là có "tâm" thì kiểu gì cũng sẽ thành công.
Chữ Thành (成):
Thành trong Hoàn Thành, có ý muốn nói tâm nguyện làm chuyện gì cũng được trọn vẹn.
Chữ Nhẫn (忍):
Chữ Nhẫn bao gồm chữ Đao (刀 - con dao, cây đao) ở trên chữ Tâm (心 - trái tim, tâm trí). Chữ Đao biểu trưng cho kỷ luật, mang tính khách quan, bị động; chữ Tâm biểu trưng cho tâm hồn, mang tính chủ quan, tự do. Trạng thái Nhẫn cũng giống như bị dao đâm vào tim, tuy đau đớn nhưng vẫn phải bình tĩnh chịu đựng, không được hành xử hấp tấp. Càng vội vã sẽ lại càng làm cho mũi dao lún sâu hơn.
Chữ Trí (智):
Bao gồm chữ Tri (知 - sự hiểu biết) và chữ Nhật (日 - mặt trời, ý chỉ sự sáng suốt, tỏ tường). Như vậy, Trí nghĩa là tinh thông tất cả, không gì là không biết.
Chữ An (安):
Bao gồm bộ Miên (宀- mái nhà, mái che) và bộ Nữ (女- nữ giới, con gái) - ý nói người con gái ở trong gia đình thì rất an toàn. Vì vậy, An mang nghĩa an toàn, bình an.
Chữ Cát (吉):
Chữ Cát gồm chữ Sĩ (士 - sĩ tử, người có chí khí) ghép với bộ Khẩu (口 - miệng) – lời mà kẻ sĩ nói ra đều là lời hay ý đẹp. Chữ này thể hiện mong muốn mọi sự đều tốt đẹp của con người.
Chữ Phú (富):
Gồm bộ Miên (宀 - mái nhà), bộ Khẩu (口- miệng, miệng ăn) và chữ Điền (田- ruộng). Theo quan niệm người xưa, nhà chỉ có 1 miệng ăn mà lại có 1 thửa ruộng thì chắc chắn giàu có – đây cũng chính là ý nghĩa của chữ Phúc này, thể hiện mong muốn ấm no, sung túc.
Chữ Hiếu (孝):
Được ghép từ chữ Tử (子 - con) nằm dưới và chữ Thổ (土 - đất) nằm trên, cùng với dấu / tượng trưng cho thanh kiếm. Chữ này có ý chỉ người con chống kiếm đứng trông phần mộ của bố mẹ -chính là người con có hiếu theo quan niệm ngày xưa, sau khi bố mẹ qua đời con chăm lo mồ mả trong 3 năm. Chữ Hiếu mang hàm ý biết ơn và trân trọng công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà.
Chữ Đạo (道):
Không chỉ mang nghĩa là đường đi, chữ này còn có ý chỉ lẽ phải, luân thường, đạo lý.
Chữ Đức (德):
Đức trong đức độ.
Chữ Tài (才):
Tài trong tài năng.
Theo Trẻ & Đẹp