bemai94
Thành viên
- Tham gia
- 17/9/2024
- Bài viết
- 52
(PLO)- Nhiều ý kiến cho rằng việc Bộ GD&ĐT dự kiến giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm sẽ gây nhiều khó khăn cho cở sở đào tạo, bất lợi cho thí sinh.
Theo dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học (ĐH); tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2025 của Bộ GD&ĐT, nội dung về việc các cơ sở đào tạo không được xét tuyển sớm vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo đã gây nhiều băn khoăn.
Tuy nhiên, điểm mới dự kiến trong mùa tuyển sinh năm 2025 mà Bộ GD&ĐT đưa ra là điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.
Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập (học bạ), kết quả thi theo từng môn, Bộ GD&ĐT yêu cầu tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo. Trong đó, phải có môn Toán hoặc Ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm.
Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh.
Đáng chú ý, vấn đề được nhiều cơ sở đào tạo, thí sinh và phụ huynh quan tâm nhất là Bộ GD&ĐT dự kiến vẫn cho cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển sớm theo phương thức phù hợp để tuyển chọn những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội.
Tuy nhiên, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo; bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.
Phụ huynh, thí sinh tìm hiểu phương thức xét tuyển sớm tại một trường ĐH ở TP.HCM trong năm qua. Ảnh: ĐP
Tuy nhiên, Thạc sĩ Lê băn khoăn việc Bộ GD&ĐT dự kiến yêu cầu các cơ sở đào tạo không được xét tuyển sớm vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo. Theo ông, điều này sẽ gây khó khăn, bất lợi cho các trường vì đa số trường đều dành chỉ tiêu lớn cho các phương thức xét tuyển sớm.
Việc này nhằm tăng cơ hội vào ĐH cho thí sinh và cơ sở đào tạo cũng chủ động được nguồn tuyển. Thực tế, nhiều trường đã làm tốt và tuyển được thí sinh chất lượng khi sử dụng nhiều tiêu chí để xét tuyển sớm chứ không chỉ dựa kết quả học tập.
Do đó, việc bộ ấn định con số cụ thể để siết chặt xét tuyển sớm là đang can thiệp quá sâu quyền tự chủ trong tuyển sinh của các trường, ảnh hưởng đến những trường đang làm tốt. Các trường cũng sẽ khó xác định chỉ tiêu khi xét tuyển sớm vì tỉ lệ ảo trong xét tuyển rất lớn.
Hơn nữa, việc này sẽ làm giảm cơ hội của thí sinh vì các em có quyền lựa chọn nhiều phương thức để vào ĐH, không nhất thiết chỉ thi tốt nghiệp THPT.
“Mở rộng đầu vào nhưng thắt chặt đầu ra mới là việc cần làm, còn tuyển sinh làm sao để đảm bảo chất lượng là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo. Bộ GD&ĐT chỉ nên quản lý thông qua quy định về việc đặt ra các tiêu chuẩn, phương thức đánh giá… để các trường thực hiện. Bộ nên siết chặt quản lý để hạn chế việc các trường thả nổi về tuyển sinh chứ không phải đưa số cụ thể để áp xuống chung” – Thạc sĩ Lê chia sẻ.
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cũng cho rằng quy định giới hạn xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu từng ngành nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong tuyển sinh, đồng thời tránh tình trạng xét tuyển sớm tràn lan dẫn đến rối loạn thông tin, khiến thí sinh gặp khó khăn trong việc theo dõi và lựa chọn ngành học tối ưu.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh nhận thấy quy định này cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định, đặc biệt trong đáp ứng nhu cầu linh hoạt của các trường và ngành học.
Đối với các trường có yêu cầu xét tuyển cao nhằm chọn lựa những sinh viên xuất sắc hoặc có năng lực vượt trội, giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm gây khó khăn trong chủ động kế hoạch tuyển sinh. Có thể làm giảm cơ hội thu hút thí sinh chất lượng cao, đặc biệt ở những ngành khó tuyển (như kỹ thuật, nông nghiệp...) hoặc có tính cạnh tranh quốc tế.
Bên cạnh đó, việc dồn phần lớn chỉ tiêu vào kỳ xét tuyển chính tạo áp lực lớn cả cho nhà trường lẫn thí sinh trong thời gian ngắn. Các trường gặp khó khăn trong việc dự đoán chính xác số lượng thí sinh nhập học, dẫn đến nguy cơ thiếu hoặc thừa chỉ tiêu.
Vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh, Bộ GD&ĐT cần cân nhắc điều chỉnh linh hoạt hơn, cho phép các ngành khó tuyển sinh hoặc ít được ưa chuộng được xét tuyển sớm lên đến 30-40% chỉ tiêu nhằm tăng khả năng thu hút thí sinh.
Đồng thời, các trường có cơ sở vật chất tốt, đã được kiểm định chất lượng hoặc có uy tín cao nên được phép xét tuyển sớm với tỉ lệ lớn hơn để phát huy thế mạnh và đáp ứng nhu cầu đào tạo thực tiễn.
Đồng thời, việc này cũng sẽ tạo thuận lợi hơn cho công tác tuyển sinh của các trường vì dù có xét tuyển sớm hay chỉ xét tuyển trong đợt chung thì tổng số thí sinh đăng ký dự tuyển không thay đổi.
Việc xét tuyển sớm tối đa 20% chỉ tiêu chỉ để tập trung tuyển những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội, hạn chế tình trạng học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp 12 nhưng phải vất vả nộp hồ sơ xét tuyển nhiều nơi, dẫn đến tỉ lệ ảo ở các trường cao và bản thân các em cũng không yên tâm học tập, làm ảnh hưởng kết quả học tập.
Nội dung: Phạm Anh
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM
Theo dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học (ĐH); tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2025 của Bộ GD&ĐT, nội dung về việc các cơ sở đào tạo không được xét tuyển sớm vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo đã gây nhiều băn khoăn.
Quy về một thang điểm chung
Theo dự thảo, cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, nhóm ngành và hình thức đào tạo.Tuy nhiên, điểm mới dự kiến trong mùa tuyển sinh năm 2025 mà Bộ GD&ĐT đưa ra là điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.
Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập (học bạ), kết quả thi theo từng môn, Bộ GD&ĐT yêu cầu tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo. Trong đó, phải có môn Toán hoặc Ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm.
Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh.
Đáng chú ý, vấn đề được nhiều cơ sở đào tạo, thí sinh và phụ huynh quan tâm nhất là Bộ GD&ĐT dự kiến vẫn cho cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển sớm theo phương thức phù hợp để tuyển chọn những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội.
Tuy nhiên, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo; bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.
Phụ huynh, thí sinh tìm hiểu phương thức xét tuyển sớm tại một trường ĐH ở TP.HCM trong năm qua. Ảnh: ĐP
Giới hạn xét tuyển sớm gây khó cho thí sinh và trường ĐH
Chia sẻ ý kiến về những nội dung mới trong dự thảo liên quan đến xét tuyển sớm mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, Thạc sĩ Vũ Đình Lê, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Luật TP.HCM, đồng tình với một số nội dung mà Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh nhằm đảm bảo sự thống nhất và nâng cao chất lượng trong tuyển sinh đầu vào.Tuy nhiên, Thạc sĩ Lê băn khoăn việc Bộ GD&ĐT dự kiến yêu cầu các cơ sở đào tạo không được xét tuyển sớm vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo. Theo ông, điều này sẽ gây khó khăn, bất lợi cho các trường vì đa số trường đều dành chỉ tiêu lớn cho các phương thức xét tuyển sớm.
Việc này nhằm tăng cơ hội vào ĐH cho thí sinh và cơ sở đào tạo cũng chủ động được nguồn tuyển. Thực tế, nhiều trường đã làm tốt và tuyển được thí sinh chất lượng khi sử dụng nhiều tiêu chí để xét tuyển sớm chứ không chỉ dựa kết quả học tập.
Do đó, việc bộ ấn định con số cụ thể để siết chặt xét tuyển sớm là đang can thiệp quá sâu quyền tự chủ trong tuyển sinh của các trường, ảnh hưởng đến những trường đang làm tốt. Các trường cũng sẽ khó xác định chỉ tiêu khi xét tuyển sớm vì tỉ lệ ảo trong xét tuyển rất lớn.
Hơn nữa, việc này sẽ làm giảm cơ hội của thí sinh vì các em có quyền lựa chọn nhiều phương thức để vào ĐH, không nhất thiết chỉ thi tốt nghiệp THPT.
“Mở rộng đầu vào nhưng thắt chặt đầu ra mới là việc cần làm, còn tuyển sinh làm sao để đảm bảo chất lượng là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo. Bộ GD&ĐT chỉ nên quản lý thông qua quy định về việc đặt ra các tiêu chuẩn, phương thức đánh giá… để các trường thực hiện. Bộ nên siết chặt quản lý để hạn chế việc các trường thả nổi về tuyển sinh chứ không phải đưa số cụ thể để áp xuống chung” – Thạc sĩ Lê chia sẻ.
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cũng cho rằng quy định giới hạn xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu từng ngành nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong tuyển sinh, đồng thời tránh tình trạng xét tuyển sớm tràn lan dẫn đến rối loạn thông tin, khiến thí sinh gặp khó khăn trong việc theo dõi và lựa chọn ngành học tối ưu.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh nhận thấy quy định này cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định, đặc biệt trong đáp ứng nhu cầu linh hoạt của các trường và ngành học.
Đối với các trường có yêu cầu xét tuyển cao nhằm chọn lựa những sinh viên xuất sắc hoặc có năng lực vượt trội, giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm gây khó khăn trong chủ động kế hoạch tuyển sinh. Có thể làm giảm cơ hội thu hút thí sinh chất lượng cao, đặc biệt ở những ngành khó tuyển (như kỹ thuật, nông nghiệp...) hoặc có tính cạnh tranh quốc tế.
Bên cạnh đó, việc dồn phần lớn chỉ tiêu vào kỳ xét tuyển chính tạo áp lực lớn cả cho nhà trường lẫn thí sinh trong thời gian ngắn. Các trường gặp khó khăn trong việc dự đoán chính xác số lượng thí sinh nhập học, dẫn đến nguy cơ thiếu hoặc thừa chỉ tiêu.
Vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh, Bộ GD&ĐT cần cân nhắc điều chỉnh linh hoạt hơn, cho phép các ngành khó tuyển sinh hoặc ít được ưa chuộng được xét tuyển sớm lên đến 30-40% chỉ tiêu nhằm tăng khả năng thu hút thí sinh.
Đồng thời, các trường có cơ sở vật chất tốt, đã được kiểm định chất lượng hoặc có uy tín cao nên được phép xét tuyển sớm với tỉ lệ lớn hơn để phát huy thế mạnh và đáp ứng nhu cầu đào tạo thực tiễn.
Bộ GD&ĐT nói gì?
Trả lời báo chí về việc giới hạn chỉ tiêu xét tuyển sớm, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH của Bộ GD&ĐT cho rằng Bộ GD&ĐT muốn đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh vì không phải em nào cũng có khả năng tham gia xét tuyển sớm khi chưa hoàn thành chương trình lớp 12.Đồng thời, việc này cũng sẽ tạo thuận lợi hơn cho công tác tuyển sinh của các trường vì dù có xét tuyển sớm hay chỉ xét tuyển trong đợt chung thì tổng số thí sinh đăng ký dự tuyển không thay đổi.
Việc xét tuyển sớm tối đa 20% chỉ tiêu chỉ để tập trung tuyển những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội, hạn chế tình trạng học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp 12 nhưng phải vất vả nộp hồ sơ xét tuyển nhiều nơi, dẫn đến tỉ lệ ảo ở các trường cao và bản thân các em cũng không yên tâm học tập, làm ảnh hưởng kết quả học tập.
Nội dung: Phạm Anh
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM