Xem cách các chuyên gia nhận biết danh tính người chết

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Các chuyên gia giám định pháp y sẽ dựa vào một vài yếu tố trên cơ thể để xác định danh tính nạn nhân.

Khám nghiệm tử thi xác định được nguyên nhân cái chết do bệnh dịch, thảm họa thiên nhiên hay do bị mưu hại đang ngày càng trở thành đề tài nóng trong xã hội hiện nay.

Thông thường trên phim ảnh, bạn sẽ hay gặp phải trường hợp thi thể nạn nhân bị mất răng, biến dạng khuôn mặt hay cơ thể bị hủy hoại khiến cho quy trình nhận dạng hết sức khó khăn. Trong những hoàn cảnh như vậy, các nhà giám định pháp y có thể dựa trên các bộ phận cơ thể sau để xác định danh tính nạn nhân.

1. Ngón tay

Dấu vân tay là một trong những bằng chứng pháp lý được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ở nhiều nơi, khám nghiệm dấu vân tay chiếm số lượng nhiều hơn tất cả các loại giám định pháp y khác cộng lại.

Quy trình xét nghiệm dấu vân tay được thi triển theo trình tự sau. Đầu tiên phải phân tích xem dấu vân tay đó có sử dụng được không. Nếu chất lượng hay số lượng không phù hợp, sẽ không đủ dữ liệu để so sánh với "ngân hàng dấu vân tay" có sẵn.

5-finger-post-a6005.jpg


Nếu vân tay thỏa mãn yêu cầu, các nhà giám định thực hiện bước thứ hai, đối chiếu chúng với kho dữ liệu vân tay đã được chính phủ ghi lại trên máy tính. Máy tính sẽ dựa trên cơ sở những điểm đặc biệt trên dấu vân tay của một người để xác định xem liệu nó tới từ nguồn nào. Như vậy, chất lượng của dấu vân tay là rất quan trọng.

2. Răng

Có thể răng của mỗi người không hoàn toàn đặc biệt như dấu vân tay, tuy nhiên bằng chứng nha khoa cũng có thể là công cụ để xác định danh tính. Kích thước của những chiếc răng có thể cho ta manh mối về độ tuổi tương đối của nạn nhân dựa theo tốc độ phát triển của chúng.

anh-3-af560-3d16b.jpg

rang-nguoi-co-dai-ed783.jpg


Người thuộc các dân tộc khác nhau cũng có những đặc tính nha khoa khác nhau. Thói quen ăn uống cũng như lối sống của họ trải qua thời gian sẽ ảnh hưởng đến hình dạng của răng.

2-(37)-b7f7e.jpg


Trong một số trường hợp, răng là thứ duy nhất sót lại trên người nạn nhân còn có thể mang ra xét nghiệm. Các nhà giám định pháp y sẽ so sánh những chiếc răng của họ với dữ liệu nha khoa (nếu có) hoặc tìm kiếm những điểm đặc biệt trên răng để xác định danh tính của chủ nhân. Ngoài ra, vết cắn của mỗi người cũng có thể là dấu hiệu nhận dạng rất quan trọng.

3. Xương

Mặc dù chúng ta đều cố gắng tránh không muốn bị gãy xương nhưng nó lại có thể là bằng chứng quan trọng giúp xác định danh tính của bản thân sau khi chết.

Dấu hiệu của những chấn thương xương nghiêm trọng đã giúp cảnh sát Canada nhận dạng một xác chết vào năm 1998. Kết quả phân tích ADN và răng của nạn nhân đều không đi đến kết luận.

Bone-knife-c0152.jpg


Nhưng các nhà giám định pháp y đã tìm ra những vết nứt trên xương sườn và cả dấu hiệu nạn nhân đã trải qua phẫu thuật khoan sọ bằng trephine. Đặc điểm này giống với đối tượng đã được thông báo mất tích một tháng trước đó.

_71534617_e4360113-human_fossils,_sima_de_los_huesos-spl-c0152.jpg


Gia đình anh ta cho biết vài tháng trước anh ấy đã bị đâm xe và phải nằm viện điều trị. Đối chiếu phim chụp X quang còn lưu lại bệnh viện, các chuyên gia đã kết luận, những dấu vết thương tích hoàn toàn trùng khớp với nạn nhân.

4. Tóc

Kết quả có được từ phân tích tóc để xác định danh tính người chết thường gây khá nhiều tranh cãi. Có nhiều nhân tố khác nhau có thể ảnh hưởng tới kết luận cuối cùng, bao gồm khu vực xác chết được tìm thấy, tuổi tác và chủng tộc của nạn nhân.

15a3-2399-cb812.jpg


Ngoài ra, tiêu chuẩn phân tích cũng phải thay đổi dựa trên cách thức gội đầu, cắt tóc mà nạn nhân thường xuyên sử dụng.

eskimo1-cb812.jpg



Tuy nhiên, nếu chuyên gia giám định có trình độ cao, các nhân tố bên ngoài như ô nhiễm không khí, thành phần nước sử dụng để gội đầu, chất có trong dầu gội, keo xịt tóc, hay thuốc nhuộm tóc có thể là các yếu tố thiết yếu giúp quá trình nhận dạng diễn ra suôn sẻ.

5. Da

Những dấu vết trên da có thể cho chúng ta nhận biết được từng cá nhân và có thể được sử dụng để nhận dạng các thi thể. Các chuyên gia giám định đã kết hợp giữa xét nghiệm y học, hồ sơ lưu trữ của cảnh sát và cả lời khai của gia đình nạn nhân để xác định danh tính của họ.

bioskin04-1376939430040-2e0b4.jpg


Một vết sẹo được hình thành do nhiều nguyên nhân như phẫu thuật, tai nạn hoặc bị tấn công. Những vết sẹo do mụn thời còn trẻ, cho đến khi trưởng thành có thể vẫn tồn tại và đương nhiên chúng sẽ trở thành một công cụ để các chuyên gia xác định danh tính.

Vài vết sẹo do phẫu thuật để lại thông thường sẽ có trong hồ sơ bệnh án. Liên hệ tới tuổi thọ của vết sẹo, chuyên viên pháp y sẽ có được rất nhiều thông tin hữu ích để đưa ra kết luận cuối cùng.

6. ADN

Trong đa số các trường hợp, xét nghiệm ADN là một trong những cách thức tốt nhất để nhận diện một hay nhiều nạn nhân.

ADN là tên viết tắt của Acid Deoxyribo Nucleic - một phần tử mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các vật chất hữu cơ. Để nhận biết được danh tính của tử thi, ADN lấy từ tử thi phải trùng khớp với ADN của người được phỏng đoán là nạn nhân hoặc người thân của nạn nhân.

adn-estructura-a180f.jpg


Thông thường, để xét nghiệm ADN cần có các loại tế bào như mẫu máu, tế bào niêm mạc bên trong miệng, mẫu mô, móng tay, chân tóc, cuống rốn, xương, răng...

Trong trường hợp muốn xác định hài cốt bằng giám định ADN cần phải thu được mẫu xương (hoặc răng) của hài cốt nghi ngờ và mẫu máu (chân tóc hoặc móng tay) của người thân họ hàng bên ngoại để so sánh. Mẫu của người họ hàng bên ngoại là một trong những người sau: bà ngoại, mẹ đẻ, anh chị em ruột của mẹ...

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: NBC News, Livescienece, Wikipedia...
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom