- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Không chỉ Việt Nam, Trung Quốc mới có Táo quân mà nhiều nơi khác trên thế giới cũng thờ vị Thần Bếp này.
Người Việt có tục cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp hàng năm. Trong tín ngưỡng dân gian, Táo quân là vị thần bếp bảo trợ cho mỗi gia đình người Việt.
Hình ảnh Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình báo cáo cho Ngọc Hoàng đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi chúng ta. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, vậy các quốc gia và nền văn hóa khác có Táo quân - Thần Bếp hay không? Hãy cùng tìm hiểu xem điều này qua bài viết dưới đây.
1. Táo quân – Thần Bếp Việt Nam
Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của Việt Nam, Táo quân là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong nhà, giữ lữa và bảo hộ cho gia chủ. Hàng năm cứ tới dịp 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân lại cưỡi cá chép về trời để thông báo tình hình gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng.
Nhắc tới Táo quân, người ta nghĩ ngay tới cá chép - phương tiện mà ông Công ông Táo dùng để lên trời.
Táo quân Việt Nam là một bộ ba gồm hai ông, một bà. Sự kỳ lạ này xuất phát từ truyền thuyết nguồn gốc thần bếp Táo quân. Có khoảng vài ba dị thoại khác nhau nhưng tựu chung lại đều xoay quanh một câu chuyện tình tay ba nhưng chung thủy và nhiều ý nghĩa nhân văn.
Trong cuốn Kho tàng thần thoại Việt, tác giả có kể lại truyền thuyết ấy như sau: Ngày xưa có hai vợ chồng là Trọng Cao và Thị Nhi lấy nhau đã lâu mà không có con. Yêu chồng, nhưng buồn tủi vì tính tình chồng ngày một bạo ngược, hay gây chuyện đánh vợ, nàng nhân một hôm nọ chồng vác cây đánh mình, bèn bỏ đi biệt. Đến một xứ khác, Thị Nhi lấy một người chồng khác tên là Phạm Lang.
Trọng Cao từ khi thiếu vắng vợ đâm ra buồn bực và hối hận bèn bỏ nhà đi tìm vợ. Chàng cứ lần mò đi, đến đâu xin ăn đó. Một hôm, Trọng Cao tình cờ đến gọi cửa nhà Phạm Lang. Thị Nhi nhận ra chồng cũ và đãi cơm rượu. Trọng Cao ăn uống mặc sức. Ăn xong, say quá nằm lăn ra ngủ, Thị Nhi không muốn cho chồng mới biết chuyện, bèn vực Trọng Cao giấu vào đống rơm.
Hình ảnh hai ông, một bà của Táo quân Việt Nam.
Chiều hôm ấy, Phạm Lang trở về. Trước khi đi ngủ, chàng đốt đống rạ góc vườn để ngày mai bón ruộng, Đến lúc Thị Nhi phát hiện thì Trọng Cao đã cháy. Thương chồng hóa ra giết chồng, nàng đau đớn quá, bèn nhảy vào đống lửa đang bốc ngùn ngụt. Phạm Lang thương vợ cũng gieo mình chết bên cạnh Thị Nhi.
Ngọc Hoàng cảm vì tình yêu của ba người bèn cho làm Thần Bếp. Và cũng kể từ đó, tục lệ thờ cúng Táo quân – thần Bếp bắt đầu xuất hiện. Cứ tới 23 tháng Chạp hàng năm, người dân lại sửa soạn cỗ, phóng sinh cá chép để cúng tiễn Táo về chầu trời.
2. Táo Vương - Thần Bếp Trung Quốc
Táo Vương (hay cũng gọi là Táo quân) là Thần Bếp Trung Quốc, có nhiều điểm tương đồng so với Táo quân của Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng Đạo giáo nên Táo Vương Trung Quốc có nhiều dị biệt khác lạ.
Tranh vẽ cổ về ông Táo Trung Quốc.
Theo học giả Wener, có tới hơn 40 dị thoại kể về sự ra đời của Táo Vương Trung Quốc. Phổ biến nhất là câu chuyện về Trương Táo Vương lấy vợ tên Quách Đinh Hương - giỏi giang, đức hạnh. Nhưng ông chồng họ Trương lại chán vợ, bỏ nàng và dan díu với kỹ nữ Lý Hải Đường.
Trương Táo Vương và Lý Hải Đường về sống chung với nhau nhưng gia đình suy sụp, cô bỏ người tình quay lại làm kỹ nữ. Trương Táo Vương lâm vào cảnh nghèo khổ, mù lòa, đi ăn xin đúng vào gia đình của Đinh Hương.
Hương nhận ra chồng nên cho ăn và giúp chàng sáng mắt. Khi họ Trương nhìn thấy vợ cũ, xấu hổ chạy trốn, chẳng may rơi vào bếp lò cháy chết. Đinh Hương không cứu được, chỉ kéo được một cái chân lìa ra. Từ đó, thương xót, nàng lập đền thờ ngay tại bếp lò mà họ Trương bỏ mạng. Tục thờ Táo Vương Trung Quốc cũng từ đó mà ra.
Táo Vương trở thành Thần Bếp, phục vụ cho Ngọc Hoàng. Hàng năm, Táo Vương ghi chép tất cả những việc làm thiện ác của gia chủ lại và đem báo cáo cho Ngọc Hoàng dịp cuối năm để ngài thưởng phạt công minh.
3. Jowangshin - thần bếp Hàn Quốc
Khác với văn hóa dân gian Việt Nam và Trung Quốc, Jowangshin - Thần Bếp và Thần Lửa trong tín ngưỡng Hàn Quốc lại thuộc nữ giới. Tuy nhiên, cũng giống Táo quân Việt Nam và Trung Quốc, Jowangshin là vị thần theo dõi tất cả mọi việc diễn ra trong một gia đình, sau đó báo cáo cho đấng tối cao trên trời biết.
Tương truyền, Jowangshin hiện thân là một bát nước đầy đặt trên bàn thờ đất sét trong nhà. Mỗi sáng sớm, người dân Hàn Quốc đều lấy nước ngọt từ giếng gần đó đổ đầy trong bát và quỳ xuống, cầu chúc may mắn, bình an cho cả ngày.
Chiếc bát trắng đầy nước đựng bên trên bếp lò là hiện thân cho nữ thần Jowangshin.
Trong tín ngưỡng truyền thống, người Hàn quan niệm một số điều cấm kỵ không được làm nếu không sẽ bị thần Jowangshin trừng phạt. Đó là không được nói lời nguyền rủa khi đứng trong bếp, không ngồi, đặt bàn chân lên bếp và phải thường xuyên lau chùi bếp sạch sẽ…
Cần phải tuân thủ những điều cấm kỵ nếu không sẽ bị thần Jowangshin trừng phạt.
Điển hình là trong một truyền thuyết của người dân đảo Jeju, vì ném chiếc giày bùn đất vào bếp mà Hwanguyangssi với “bộ giáp vinh quang” đã bị thần Jowangshin trong nhà phản bội. Nữ thần bếp đã cử một quân thần của trời - Okhwang Chasa vào nhà để trừng phạt Hwanguyangssi.
4. Hestia - Thần Bếp Hy Lạp
Nhắc tới thần thoại Hy Lạp, người ta nghĩ ngay tới Zeus, Hera, Apollo… chứ ít ai biết rằng, trong số 12 vị thần của đỉnh Olympus, chính thần Hestia mới là vị thần "có vai vế" nhất. Đây là nữ thần của bếp lửa, thuộc dòng dõi Titan, tức là chị cả của thế hệ các vị thần thứ nhất như Zeus, Hades, Poseidon…
Theo truyền thuyết, Hestia là con của Rhea và Cronus. Tuy nhiên, Cronus có "sở thích" đáng sợ là nuốt tất cả các đứa con của mình. Do đó, Zeus, Poseidon và Hades đã hợp sức tiêu diệt cha mình, cứu thoát các anh chị em khác. Sau trận chiến, Cronus bị tiêu diệt, người mà thần này nôn ra cuối cùng chính là Hestia.
Hestia là nữ thần của đạo đức, sự tôn trọng, tốt bụng và thiện chí. Sau này, thần được giao trông coi ngọn lửa thiêng của đỉnh Olympus cũng như trở thành nữ thần bảo hộ cho xứ Mazonala.
Chân dung tượng nữ thần Hestia.
Các câu chuyện đều miêu tả Hestia với những ngôn từ rất hoa mĩ. Bà tài giỏi, khéo léo, hay cứu giúp người thường và được mọi người yêu quý. Tại đền thờ sảnh lớn ở Minoan-Mycenaean, người dân thờ Hestia với tư cách Thần Bếp sưởi ấm cho mọi người vào những ngày đông lạnh giá.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: LifeIsGood, Wikipedia...
Gabby - Theo Pháp Luật Xã Hội
Người Việt có tục cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp hàng năm. Trong tín ngưỡng dân gian, Táo quân là vị thần bếp bảo trợ cho mỗi gia đình người Việt.
Hình ảnh Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình báo cáo cho Ngọc Hoàng đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi chúng ta. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, vậy các quốc gia và nền văn hóa khác có Táo quân - Thần Bếp hay không? Hãy cùng tìm hiểu xem điều này qua bài viết dưới đây.
1. Táo quân – Thần Bếp Việt Nam
Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của Việt Nam, Táo quân là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong nhà, giữ lữa và bảo hộ cho gia chủ. Hàng năm cứ tới dịp 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân lại cưỡi cá chép về trời để thông báo tình hình gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng.
Nhắc tới Táo quân, người ta nghĩ ngay tới cá chép - phương tiện mà ông Công ông Táo dùng để lên trời.
Táo quân Việt Nam là một bộ ba gồm hai ông, một bà. Sự kỳ lạ này xuất phát từ truyền thuyết nguồn gốc thần bếp Táo quân. Có khoảng vài ba dị thoại khác nhau nhưng tựu chung lại đều xoay quanh một câu chuyện tình tay ba nhưng chung thủy và nhiều ý nghĩa nhân văn.
Trong cuốn Kho tàng thần thoại Việt, tác giả có kể lại truyền thuyết ấy như sau: Ngày xưa có hai vợ chồng là Trọng Cao và Thị Nhi lấy nhau đã lâu mà không có con. Yêu chồng, nhưng buồn tủi vì tính tình chồng ngày một bạo ngược, hay gây chuyện đánh vợ, nàng nhân một hôm nọ chồng vác cây đánh mình, bèn bỏ đi biệt. Đến một xứ khác, Thị Nhi lấy một người chồng khác tên là Phạm Lang.
Trọng Cao từ khi thiếu vắng vợ đâm ra buồn bực và hối hận bèn bỏ nhà đi tìm vợ. Chàng cứ lần mò đi, đến đâu xin ăn đó. Một hôm, Trọng Cao tình cờ đến gọi cửa nhà Phạm Lang. Thị Nhi nhận ra chồng cũ và đãi cơm rượu. Trọng Cao ăn uống mặc sức. Ăn xong, say quá nằm lăn ra ngủ, Thị Nhi không muốn cho chồng mới biết chuyện, bèn vực Trọng Cao giấu vào đống rơm.
Hình ảnh hai ông, một bà của Táo quân Việt Nam.
Chiều hôm ấy, Phạm Lang trở về. Trước khi đi ngủ, chàng đốt đống rạ góc vườn để ngày mai bón ruộng, Đến lúc Thị Nhi phát hiện thì Trọng Cao đã cháy. Thương chồng hóa ra giết chồng, nàng đau đớn quá, bèn nhảy vào đống lửa đang bốc ngùn ngụt. Phạm Lang thương vợ cũng gieo mình chết bên cạnh Thị Nhi.
Ngọc Hoàng cảm vì tình yêu của ba người bèn cho làm Thần Bếp. Và cũng kể từ đó, tục lệ thờ cúng Táo quân – thần Bếp bắt đầu xuất hiện. Cứ tới 23 tháng Chạp hàng năm, người dân lại sửa soạn cỗ, phóng sinh cá chép để cúng tiễn Táo về chầu trời.
2. Táo Vương - Thần Bếp Trung Quốc
Táo Vương (hay cũng gọi là Táo quân) là Thần Bếp Trung Quốc, có nhiều điểm tương đồng so với Táo quân của Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng Đạo giáo nên Táo Vương Trung Quốc có nhiều dị biệt khác lạ.
Tranh vẽ cổ về ông Táo Trung Quốc.
Theo học giả Wener, có tới hơn 40 dị thoại kể về sự ra đời của Táo Vương Trung Quốc. Phổ biến nhất là câu chuyện về Trương Táo Vương lấy vợ tên Quách Đinh Hương - giỏi giang, đức hạnh. Nhưng ông chồng họ Trương lại chán vợ, bỏ nàng và dan díu với kỹ nữ Lý Hải Đường.
Trương Táo Vương và Lý Hải Đường về sống chung với nhau nhưng gia đình suy sụp, cô bỏ người tình quay lại làm kỹ nữ. Trương Táo Vương lâm vào cảnh nghèo khổ, mù lòa, đi ăn xin đúng vào gia đình của Đinh Hương.
Hương nhận ra chồng nên cho ăn và giúp chàng sáng mắt. Khi họ Trương nhìn thấy vợ cũ, xấu hổ chạy trốn, chẳng may rơi vào bếp lò cháy chết. Đinh Hương không cứu được, chỉ kéo được một cái chân lìa ra. Từ đó, thương xót, nàng lập đền thờ ngay tại bếp lò mà họ Trương bỏ mạng. Tục thờ Táo Vương Trung Quốc cũng từ đó mà ra.
Táo Vương trở thành Thần Bếp, phục vụ cho Ngọc Hoàng. Hàng năm, Táo Vương ghi chép tất cả những việc làm thiện ác của gia chủ lại và đem báo cáo cho Ngọc Hoàng dịp cuối năm để ngài thưởng phạt công minh.
3. Jowangshin - thần bếp Hàn Quốc
Khác với văn hóa dân gian Việt Nam và Trung Quốc, Jowangshin - Thần Bếp và Thần Lửa trong tín ngưỡng Hàn Quốc lại thuộc nữ giới. Tuy nhiên, cũng giống Táo quân Việt Nam và Trung Quốc, Jowangshin là vị thần theo dõi tất cả mọi việc diễn ra trong một gia đình, sau đó báo cáo cho đấng tối cao trên trời biết.
Tương truyền, Jowangshin hiện thân là một bát nước đầy đặt trên bàn thờ đất sét trong nhà. Mỗi sáng sớm, người dân Hàn Quốc đều lấy nước ngọt từ giếng gần đó đổ đầy trong bát và quỳ xuống, cầu chúc may mắn, bình an cho cả ngày.
Chiếc bát trắng đầy nước đựng bên trên bếp lò là hiện thân cho nữ thần Jowangshin.
Trong tín ngưỡng truyền thống, người Hàn quan niệm một số điều cấm kỵ không được làm nếu không sẽ bị thần Jowangshin trừng phạt. Đó là không được nói lời nguyền rủa khi đứng trong bếp, không ngồi, đặt bàn chân lên bếp và phải thường xuyên lau chùi bếp sạch sẽ…
Cần phải tuân thủ những điều cấm kỵ nếu không sẽ bị thần Jowangshin trừng phạt.
Điển hình là trong một truyền thuyết của người dân đảo Jeju, vì ném chiếc giày bùn đất vào bếp mà Hwanguyangssi với “bộ giáp vinh quang” đã bị thần Jowangshin trong nhà phản bội. Nữ thần bếp đã cử một quân thần của trời - Okhwang Chasa vào nhà để trừng phạt Hwanguyangssi.
4. Hestia - Thần Bếp Hy Lạp
Nhắc tới thần thoại Hy Lạp, người ta nghĩ ngay tới Zeus, Hera, Apollo… chứ ít ai biết rằng, trong số 12 vị thần của đỉnh Olympus, chính thần Hestia mới là vị thần "có vai vế" nhất. Đây là nữ thần của bếp lửa, thuộc dòng dõi Titan, tức là chị cả của thế hệ các vị thần thứ nhất như Zeus, Hades, Poseidon…
Theo truyền thuyết, Hestia là con của Rhea và Cronus. Tuy nhiên, Cronus có "sở thích" đáng sợ là nuốt tất cả các đứa con của mình. Do đó, Zeus, Poseidon và Hades đã hợp sức tiêu diệt cha mình, cứu thoát các anh chị em khác. Sau trận chiến, Cronus bị tiêu diệt, người mà thần này nôn ra cuối cùng chính là Hestia.
Hestia là nữ thần của đạo đức, sự tôn trọng, tốt bụng và thiện chí. Sau này, thần được giao trông coi ngọn lửa thiêng của đỉnh Olympus cũng như trở thành nữ thần bảo hộ cho xứ Mazonala.
Chân dung tượng nữ thần Hestia.
Các câu chuyện đều miêu tả Hestia với những ngôn từ rất hoa mĩ. Bà tài giỏi, khéo léo, hay cứu giúp người thường và được mọi người yêu quý. Tại đền thờ sảnh lớn ở Minoan-Mycenaean, người dân thờ Hestia với tư cách Thần Bếp sưởi ấm cho mọi người vào những ngày đông lạnh giá.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: LifeIsGood, Wikipedia...
Gabby - Theo Pháp Luật Xã Hội
Hiệu chỉnh: