- Tham gia
- 22/4/2017
- Bài viết
- 2.225
Tác phẩm anime chuyển thể A Silent Voice (Dáng Hình Thanh Âm) vừa ra mắt khán giả Việt Nam đúng dịp Ngày Của Mẹ như một sự trùng hợp tinh tế khi phim cũng đề cập đến hình ảnh hai người mẹ hết lòng vì con. Họ chính là Miyako Ishida, mẹ của nam chính Shoya Ishida và người mẹ Yaeko Nishimiya của nữ chính Shouko Nishimiya.
A Silent Voice là câu chuyện điện ảnh kể về nam sinh Shoya trong quá trình chuyển từ vị thế kẻ bắt nạt sang người bị bắt nạt. Ở những năm tháng tiểu học, Shoya từng lấy khuyết điểm khiếm thính của cô bé Shoko cùng lớp ra để trêu chọc và ức hiếp bạn. Đến khi cô bé chuyển đi, cả lớp quay lại lên án và hà hiếp Shoya. Cuộc sống bị cô lập ở trường của cậu vẫn tiếp tục cho đến vài năm sau đó, mãi cho đến lúc Shoya tìm gặp Shoko và hành trình chuộc lỗi của cậu đã thay đổi tất cả mối quan hệ giữa cậu với những người xung quanh.
Trong khi hai đứa trẻ Shoya và Shoko vật lộn với những khó khăn riêng từ quá khứ đến hiện tại, mẹ của họ luôn xuất hiện thường xuyên với những thái độ khác biệt. Hai nhân vật phụ này cũng là những mắt xích quan trọng trong chính thanh xuân của những đứa con họ. Hãy cùng tìm hiểu về họ nhé.
Người mẹ thà đốt đi chứ không đụng đến nửa đồng của "tiền con trả mẹ"
Ở đầu phim, Shoya trong bối cảnh trung học đã cực lực làm thêm, dành dụm và bán đi hết những vật dụng cá nhân để dành dụm được 1,7 triệu Yên (khoảng 340 triệu đồng). Sau đó cậu để lại phong bì tiền với dòng chữ "Tiền này con trả nợ cho mẹ" và đến bên cầu với ý định nhảy xuống.
Món tiền này vốn dùng để bù đắp phần giá trị thiệt hại của bảy chiếc máy khiếm thính mà cậu đã lấy đi của Shoko, khiến mẹ mình ở trong những ngày tháng khó khăn phải rút đi số tiền tiết kiệm để đem trả cho gia đình cô bé.
May mắn là sau đấy Shoya đã nghĩ lại và quay về nhà, nhưng người mẹ tinh ý kịp nhìn thấy tờ lịch bị đánh dấu và xé vội rồi phát hiện ra ý định dại dột của con. Trong buổi ăn sáng của ngày hôm sau, bà xúc động đem toàn bộ số tiền ra đe doạ sẽ đốt trước mặt Shoya nếu con không thay đổi ý định. Shoya vì tiếc tiền đã thề sống thề chết với mẹ, để rồi sau đấy trong lúc vui đến chảy nước mắt Miyako đã lỡ tay... đốt trụi cả phong bì.
Đáp lại thái độ thẫn thờ và tiếc của từ phía Shoya, Miyako chỉ nhẹ nhàng an ủi: "Sho à đừng bận tâm thêm nữa. Mẹ không muốn dùng số tiền mà con làm ra để tự sát đâu." Shoya ngay lập tức nhận ra mình đã sai. Nếu cậu thật sự mất mạng, mẹ cậu sẽ phải làm sao để sống tiếp? Người mẹ ấy đã cho con mình thêm một lý do để tiếp tục sống.
Xuyên suốt phim, Miyako Ishida xuất hiện không nhiều và phần lớn các cảnh đều là khi bà tươi cười gọi con mình bằng biệt danh tự đặt Sho. Miyako mỉm cười rất nhiều, trong lúc bà làm việc hay là khi ngồi trong gian bếp cùng đứa cháu nhỏ, thậm chí cả khi bà dẫn Shoya hồi tiểu học đến tạ lỗi cùng gia đình Shoko.
Lúc ấy Shoya chỉ kịp nhìn thấy mẹ đưa ra phong bì chứa rất nhiều tiền, liên tục cúi đầu trước mẹ của Shoko và cười nhẹ trấn an con về trước để mẹ nói chuyện riêng cùng cô, để rồi sau đấy khi quay trở lại Shoya sững sờ khi thấy máu chảy xuống từ vành tai mẹ mình. Vậy mà người mẹ ấy vẫn mỉm cười.
Đứng trước đứa con quấy phá, người mẹ chỉ có thể tiếp tục mỉm cười như muốn trấn an con rằng mình vẫn ổn, con trai hãy tập trung giải quyết các vấn đề của riêng con. Cứ như vậy, mỗi lần Shoya quay lại nhìn mẹ, bà vẫn ở đó và gương mặt bà luôn lưu giữ nụ cười. Trong tất cả những mối quan hệ được hình thành và biến đổi trong phim, duy chỉ có tình mẹ con nhà Ishida vẫn bất biến qua năm dài tháng rộng.
Người mẹ sẵn sàng đánh trả những kẻ làm hại con gái mình
Trái ngược hoàn toàn với người mẹ hay cười, Yaeko Nishimiya đem đến hình ảnh người phụ nữ nghiêm nghị và có phần xa cách. Thế nhưng khi nhìn lại, tất cả những yêu cầu bà đặt ra cho con gái lớn Shoko và con gái nhỏ Yuzuru đều có cùng mục đích: Người mẹ này muốn bảo bọc con khỏi tất cả tổn thương.
Yaeko sau khi biết Shoko bị bắt nạt ở trường tiểu học đã báo với ban giám hiệu để tìm ra kẻ ức hiếp con. Trái ngược với thái độ nhún nhường và nhẫn nhịn của Shoko, ngay sau đó bà đã giúp con chuyển trường, cắt đứt quan hệ với những đứa trẻ có tính cách tồi tệ. Bà thậm chí còn sẵn sàng thượng cẳng tay hạ cẳng chân với những kẻ bắt nạt con mình.
Đến khi mẹ của Shoya tìm gặp bà để xin lỗi, Yaeko chưa một lần tha thứ cho Shoya-12-tuổi. Cho dù là nhiều năm sau, khi bắt gặp Shoko bắt đầu qua lại với đám bạn cũ, bà đã thẳng thừng khuyên con tránh xa cậu bé ấy vì "những năm tháng tiểu học đáng ra phải thật tươi sáng của con tôi đã bị đứa trẻ đó lấy đi vĩnh viễn". Rõ ràng Yaeko có quyền nói ra những lời ấy, đưa ra những quyết định tàn nhẫn như vậy. Thế nhưng tại sao người mẹ này lại mang dáng vẻ mệt mỏi và đáng thương đến nhường này?
Trong nguyên tác, bố của Shoko đã quyết định ly dị khi biết con gái lớn bị điếc bẩm sinh. Miyako một mình nuôi lớn hai đứa con gái và người mẹ ruột, đồng thời chu cấp tiền chữa trị cho Shoko. Trong hai phần ba thời lượng của phim, chúng ta có thể nhìn thấy dáng vẻ lãnh đạm và gương mặt nhiều nếp nhăn của Miyako Nishimiya.
Tuy nhiên càng về cuối, người phụ nữ này lại càng bộc lộ một con người thật khác. Sau tất cả, một người mẹ đơn thân nuôi cả gia đình thì làm sao có thể là người xấu? Sự tức giận của Miyako chẳng khác gì hình ảnh gà mẹ dang cánh bảo vệ con mình, muốn giấu con đi khỏi sự soi mói quá đáng của người đời.
Nhìn thấy con mình lớn lên với khiếm khuyết không thể chữa lành, người mẹ biết chia sẻ nỗi đau xót này với ai? Những đứa trẻ bình thường ngoài kia, tại sao chúng dám tổn thương Shoko, đám người kia trong lúc bà không ở đó đã nói những lời cay nghiệt gì với cô bé?
Chúng ta có thể nhìn thấy Yaeko đến trường Shoko vào buổi sáng, lang thang dưới mưa đi tìm Yuzuru vào lúc nửa đêm, nhưng chúng ta có bao giờ quan tâm đến khoảng thời gian bà có thể thật sự nghỉ ngơi khỏi công việc bận rộn và trách nhiệm làm mẹ? Shoko gặp lại Shoya, làm sao Yaeko biết lần này cậu thanh niên kia đang thật lòng muốn chuộc lỗi. Shoko và Yuzuru sẵn sàng cho Shoya cơ hội mới, nhưng chỉ Yaeko mới biết cậu thanh niên kia có sức ảnh hưởng lớn đến thế nào cho gia đình nhỏ của mình.
Yaeko Nishimiya là một nhân vật có nhiều thay đổi theo mạch thời gian. Khán giả A Silent Voice càng về cuối phim sẽ lại càng cảm phục và hiểu cho cách ứng xử của người mẹ này. Cũng như mối quan hệ giữa Shoko và Shoya, khán giả rất tâm đắc những lần gặp gỡ hiếm hoi của hai người mẹ, vì đó đều là những bước ngoặt trong kịch bản đầy nhân văn của phim.
Kết
Cả hai bà mẹ Miyako và Yaeko đều sở hữu những vai trò riêng trong A Silent Voice. Không có họ, phần cao trào của phim sẽ thiếu đi chất kết dính và những tác động phụ trợ cần thiết để giúp khán giả đồng điệu. Miyako và Yaeko chỉ là hình ảnh tượng trưng cho một bộ phận phụ nữ trong đời sống, nhưng câu chuyện về tình mẫu tử mà họ truyền tải lại đem đến cảm giác thân quen và có thực.
Mỗi người mẹ trên thế giới này dù thuộc kiểu người vui vẻ, mềm mỏng như Miyako hay cứng rắn, nghiêm nghị như Yaeko đều dành hết yêu thương và che chở cho con mình. Đặc biệt là đối với những người mẹ đơn thân, bạn có thể cảm nhận được cách họ bảo vệ con cái còn phảng phất đâu đó một phần mạnh mẽ của người bố.Trước khi trông đợi con mình trở thành vĩ nhân, điều ước giản dị đầu tiên của người làm mẹ chính là đảm bảo cho con được lớn lên một cách bình thường và khoẻ mạnh.
Trở lại với câu hỏi ở đầu bài viết, liệu nhà phát hành có chủ ý gì không khi phim được tung ra trùng với tuần thứ hai của tháng Năm, để rồi những đứa con đến rạp vào ngày hôm nay sau khi xem xong đều bất giác muốn trở về với vòng tay của mẹ. Muôn đời vẫn vậy, người xem chúng ta là tất cả nguồn sống vẫn chỉ có người mẹ sinh ra ta mà thôi.
A Silent Voice hiện vẫn đang chiếu ở các rạp trên toàn quốc.
A Silent Voice là câu chuyện điện ảnh kể về nam sinh Shoya trong quá trình chuyển từ vị thế kẻ bắt nạt sang người bị bắt nạt. Ở những năm tháng tiểu học, Shoya từng lấy khuyết điểm khiếm thính của cô bé Shoko cùng lớp ra để trêu chọc và ức hiếp bạn. Đến khi cô bé chuyển đi, cả lớp quay lại lên án và hà hiếp Shoya. Cuộc sống bị cô lập ở trường của cậu vẫn tiếp tục cho đến vài năm sau đó, mãi cho đến lúc Shoya tìm gặp Shoko và hành trình chuộc lỗi của cậu đã thay đổi tất cả mối quan hệ giữa cậu với những người xung quanh.
Trong khi hai đứa trẻ Shoya và Shoko vật lộn với những khó khăn riêng từ quá khứ đến hiện tại, mẹ của họ luôn xuất hiện thường xuyên với những thái độ khác biệt. Hai nhân vật phụ này cũng là những mắt xích quan trọng trong chính thanh xuân của những đứa con họ. Hãy cùng tìm hiểu về họ nhé.
Người mẹ thà đốt đi chứ không đụng đến nửa đồng của "tiền con trả mẹ"
Ở đầu phim, Shoya trong bối cảnh trung học đã cực lực làm thêm, dành dụm và bán đi hết những vật dụng cá nhân để dành dụm được 1,7 triệu Yên (khoảng 340 triệu đồng). Sau đó cậu để lại phong bì tiền với dòng chữ "Tiền này con trả nợ cho mẹ" và đến bên cầu với ý định nhảy xuống.
Món tiền này vốn dùng để bù đắp phần giá trị thiệt hại của bảy chiếc máy khiếm thính mà cậu đã lấy đi của Shoko, khiến mẹ mình ở trong những ngày tháng khó khăn phải rút đi số tiền tiết kiệm để đem trả cho gia đình cô bé.
May mắn là sau đấy Shoya đã nghĩ lại và quay về nhà, nhưng người mẹ tinh ý kịp nhìn thấy tờ lịch bị đánh dấu và xé vội rồi phát hiện ra ý định dại dột của con. Trong buổi ăn sáng của ngày hôm sau, bà xúc động đem toàn bộ số tiền ra đe doạ sẽ đốt trước mặt Shoya nếu con không thay đổi ý định. Shoya vì tiếc tiền đã thề sống thề chết với mẹ, để rồi sau đấy trong lúc vui đến chảy nước mắt Miyako đã lỡ tay... đốt trụi cả phong bì.
Đáp lại thái độ thẫn thờ và tiếc của từ phía Shoya, Miyako chỉ nhẹ nhàng an ủi: "Sho à đừng bận tâm thêm nữa. Mẹ không muốn dùng số tiền mà con làm ra để tự sát đâu." Shoya ngay lập tức nhận ra mình đã sai. Nếu cậu thật sự mất mạng, mẹ cậu sẽ phải làm sao để sống tiếp? Người mẹ ấy đã cho con mình thêm một lý do để tiếp tục sống.
Xuyên suốt phim, Miyako Ishida xuất hiện không nhiều và phần lớn các cảnh đều là khi bà tươi cười gọi con mình bằng biệt danh tự đặt Sho. Miyako mỉm cười rất nhiều, trong lúc bà làm việc hay là khi ngồi trong gian bếp cùng đứa cháu nhỏ, thậm chí cả khi bà dẫn Shoya hồi tiểu học đến tạ lỗi cùng gia đình Shoko.
Lúc ấy Shoya chỉ kịp nhìn thấy mẹ đưa ra phong bì chứa rất nhiều tiền, liên tục cúi đầu trước mẹ của Shoko và cười nhẹ trấn an con về trước để mẹ nói chuyện riêng cùng cô, để rồi sau đấy khi quay trở lại Shoya sững sờ khi thấy máu chảy xuống từ vành tai mẹ mình. Vậy mà người mẹ ấy vẫn mỉm cười.
Đứng trước đứa con quấy phá, người mẹ chỉ có thể tiếp tục mỉm cười như muốn trấn an con rằng mình vẫn ổn, con trai hãy tập trung giải quyết các vấn đề của riêng con. Cứ như vậy, mỗi lần Shoya quay lại nhìn mẹ, bà vẫn ở đó và gương mặt bà luôn lưu giữ nụ cười. Trong tất cả những mối quan hệ được hình thành và biến đổi trong phim, duy chỉ có tình mẹ con nhà Ishida vẫn bất biến qua năm dài tháng rộng.
Người mẹ sẵn sàng đánh trả những kẻ làm hại con gái mình
Trái ngược hoàn toàn với người mẹ hay cười, Yaeko Nishimiya đem đến hình ảnh người phụ nữ nghiêm nghị và có phần xa cách. Thế nhưng khi nhìn lại, tất cả những yêu cầu bà đặt ra cho con gái lớn Shoko và con gái nhỏ Yuzuru đều có cùng mục đích: Người mẹ này muốn bảo bọc con khỏi tất cả tổn thương.
Yaeko sau khi biết Shoko bị bắt nạt ở trường tiểu học đã báo với ban giám hiệu để tìm ra kẻ ức hiếp con. Trái ngược với thái độ nhún nhường và nhẫn nhịn của Shoko, ngay sau đó bà đã giúp con chuyển trường, cắt đứt quan hệ với những đứa trẻ có tính cách tồi tệ. Bà thậm chí còn sẵn sàng thượng cẳng tay hạ cẳng chân với những kẻ bắt nạt con mình.
Đến khi mẹ của Shoya tìm gặp bà để xin lỗi, Yaeko chưa một lần tha thứ cho Shoya-12-tuổi. Cho dù là nhiều năm sau, khi bắt gặp Shoko bắt đầu qua lại với đám bạn cũ, bà đã thẳng thừng khuyên con tránh xa cậu bé ấy vì "những năm tháng tiểu học đáng ra phải thật tươi sáng của con tôi đã bị đứa trẻ đó lấy đi vĩnh viễn". Rõ ràng Yaeko có quyền nói ra những lời ấy, đưa ra những quyết định tàn nhẫn như vậy. Thế nhưng tại sao người mẹ này lại mang dáng vẻ mệt mỏi và đáng thương đến nhường này?
Trong nguyên tác, bố của Shoko đã quyết định ly dị khi biết con gái lớn bị điếc bẩm sinh. Miyako một mình nuôi lớn hai đứa con gái và người mẹ ruột, đồng thời chu cấp tiền chữa trị cho Shoko. Trong hai phần ba thời lượng của phim, chúng ta có thể nhìn thấy dáng vẻ lãnh đạm và gương mặt nhiều nếp nhăn của Miyako Nishimiya.
Tuy nhiên càng về cuối, người phụ nữ này lại càng bộc lộ một con người thật khác. Sau tất cả, một người mẹ đơn thân nuôi cả gia đình thì làm sao có thể là người xấu? Sự tức giận của Miyako chẳng khác gì hình ảnh gà mẹ dang cánh bảo vệ con mình, muốn giấu con đi khỏi sự soi mói quá đáng của người đời.
Nhìn thấy con mình lớn lên với khiếm khuyết không thể chữa lành, người mẹ biết chia sẻ nỗi đau xót này với ai? Những đứa trẻ bình thường ngoài kia, tại sao chúng dám tổn thương Shoko, đám người kia trong lúc bà không ở đó đã nói những lời cay nghiệt gì với cô bé?
Chúng ta có thể nhìn thấy Yaeko đến trường Shoko vào buổi sáng, lang thang dưới mưa đi tìm Yuzuru vào lúc nửa đêm, nhưng chúng ta có bao giờ quan tâm đến khoảng thời gian bà có thể thật sự nghỉ ngơi khỏi công việc bận rộn và trách nhiệm làm mẹ? Shoko gặp lại Shoya, làm sao Yaeko biết lần này cậu thanh niên kia đang thật lòng muốn chuộc lỗi. Shoko và Yuzuru sẵn sàng cho Shoya cơ hội mới, nhưng chỉ Yaeko mới biết cậu thanh niên kia có sức ảnh hưởng lớn đến thế nào cho gia đình nhỏ của mình.
Yaeko Nishimiya là một nhân vật có nhiều thay đổi theo mạch thời gian. Khán giả A Silent Voice càng về cuối phim sẽ lại càng cảm phục và hiểu cho cách ứng xử của người mẹ này. Cũng như mối quan hệ giữa Shoko và Shoya, khán giả rất tâm đắc những lần gặp gỡ hiếm hoi của hai người mẹ, vì đó đều là những bước ngoặt trong kịch bản đầy nhân văn của phim.
Kết
Cả hai bà mẹ Miyako và Yaeko đều sở hữu những vai trò riêng trong A Silent Voice. Không có họ, phần cao trào của phim sẽ thiếu đi chất kết dính và những tác động phụ trợ cần thiết để giúp khán giả đồng điệu. Miyako và Yaeko chỉ là hình ảnh tượng trưng cho một bộ phận phụ nữ trong đời sống, nhưng câu chuyện về tình mẫu tử mà họ truyền tải lại đem đến cảm giác thân quen và có thực.
Mỗi người mẹ trên thế giới này dù thuộc kiểu người vui vẻ, mềm mỏng như Miyako hay cứng rắn, nghiêm nghị như Yaeko đều dành hết yêu thương và che chở cho con mình. Đặc biệt là đối với những người mẹ đơn thân, bạn có thể cảm nhận được cách họ bảo vệ con cái còn phảng phất đâu đó một phần mạnh mẽ của người bố.Trước khi trông đợi con mình trở thành vĩ nhân, điều ước giản dị đầu tiên của người làm mẹ chính là đảm bảo cho con được lớn lên một cách bình thường và khoẻ mạnh.
Trở lại với câu hỏi ở đầu bài viết, liệu nhà phát hành có chủ ý gì không khi phim được tung ra trùng với tuần thứ hai của tháng Năm, để rồi những đứa con đến rạp vào ngày hôm nay sau khi xem xong đều bất giác muốn trở về với vòng tay của mẹ. Muôn đời vẫn vậy, người xem chúng ta là tất cả nguồn sống vẫn chỉ có người mẹ sinh ra ta mà thôi.
A Silent Voice hiện vẫn đang chiếu ở các rạp trên toàn quốc.
Hiệu chỉnh: