Meika
Thành viên
- Tham gia
- 26/12/2023
- Bài viết
- 51
LỜI GIỚI THIỆU
Xêda Birôttô là một cảnh sống Pari trong muôn vàn Tấn trò đời của Banzắc. Một cảnh sống khá tiêu biểu.
Pari của thời Phục tích và Nền quân chủ tháng Bảy (1814-1848) bấy giờ đã là « con quái khổng lồ của thời hiện đại ». Cuộc sống ồ ạt, xô bồ, dữ dội, rối rắm biết chừng nào ! Banzắc vẫn cứ tinh tường để nhận diện rõ ràng được hai luồng chính trị, mà cũng là hai niềm ông gắn bó tự thâm tâm : sự chăm lo vun đắp trở lại uy tín của dòng họ Buốcbông và sự cố sức xóa bỏ đến tận cùng dù chỉ một chút vấn vương với thời Đế chế. Ông còn tóm được cái lò bát quái của xã hội tiền bạc : Sở chứng khoán. Ôi ! cái lò bát quái ấy, muôn vàn dòng máu đen đỏ đều tuôn về nó, bào đi, chế lại, đánh giá, ban phát, ngự trị tất cả cũng là nó, nó cướp quyền đất trời, cả bàn tay của Chúa. Chung quanh nó, nhung nhúc một đám tư sản tài chính, những tên chủ nhà băng. Gọi tên thì chúng là Kenle, Nuyxanhgiăng, Gốpxéc, Tidê... nhưng con người thì chỉ đúc một khuôn : tim, một tình cảm : hám tiền ; óc, một trí năng : đầu cơ, lừa gạt, bóp họng ; ý chí, một nghị lực : làm giàu và trở nên quí tộc. Phán quyết nhau, chúng bảo : « Gốpxéc là chủ nhà băng cũng như đao phủ Pari là thầy thuốc ».
Báo chí là một hiện tượng cũ nhưng vai trò lại rất mới. Banzắc cũng thấy ngay cái quyền lực của nó sẽ là ghê gớm. Nó nắm chặt dư luận, nhào nặn, áp đặt. Lớn, nó ủng hộ dòng họ Buốcbông, ngợi ca chính trị nhà vua, hoan nghênh mọi hoạt động bảo hoàng... nhỏ, nó đưa tin cả một vũ hội ở gia đình một nhà buôn. Nó vượt qua đầu những anh ký chào hàng, mở đầu một hình thức cạnh tranh mới, cạnh tranh trên báo chí và khai sinh loại quảng cảo trả tiền. Cạnh tranh càng khốc liệt, báo chí càng thu được nhiều tiền quảng cáo. Và một loại văn chương riêng tự nguyện tham gia hết mình với sự lòe loẹt của bong bóng xà phòng.
Đằng sau những thế lực mới mẻ và hung tàn ấy của xã hội hiện đại là lớp lớp, hàng hàng những hoạt động kinh tế xã hội, song song nhau, chằng chịt nhau, thúc giục nhau, triệt tiêu nhau, chúng mang tên là đầu cơ, là sụt giá, lên giá, là cổ phần, thực lợi, thương phiếu, chiết khấu, là vũ, là hội, là hầu tước, bá tước, là bảo hoàng hay cộng hòa... nhưng tổng chi là lợi nhuận húc đầu vào lợi nhuận, lừa gạt, giẫm đạp, cướp bóc lẫn nhau. Xã hội quí tộc chỉ còn là tang bóng một thời, xã hội tư sản mới hé màn mà máu me tận kẽ răng nhưng lại giấu sau một nụ cười duyên.
Xêda Birôttô được vứt vào dòng đời cuồn cuộn ấy. Có điều, trung thành với khuynh hướng tư tưởng của mình, tác giả đã chăm chút cho anh ta cái gốc nông dân lao động thật vững chắc và cái môi trường tiêu chủ gia trưởng thật bền chặt đề làm đối trọng tới những quyến rũ tư sản. Gốc nông dân vững chắc nên thô bên ngoài mà thanh bên trong, hiền lành, trung hậu, ước mơ không quá một cái trại ở nông thôn với vườn nho, đồng cỏ, rừng cây. Môi trường tiêu chủ gia trưởng bền chặt nên cần kiệm, trung thực, trong sạch như nền đạo đức Cơ đốc nguyên thủy. Nhưng dòng đời tư sản đâu để anh ta đứng yên với những ước mơ gia trưởng thời vua. Đến lúc nhất định, anh ta thích thú cuốn mình vào sức mạnh mê ly của nó. Phải ngoi lên, làm giàu, làm sang. Buổi đầu còn bằng phương tiện kẻ lành : phát hiện ra nước này, kem nọ là ngẫu nhiên, mượn hơi uy tín khoa học là chân thành và biết ơn. Tiến thêm một bước, thì chân thành, biết ơn bị quảng cáo biến thành bán rao, lợi dụng để giành độc quyền, dìm chết kẻ khác một cách bất lương, bất lương mà tự hào, vui vẻ.
Theo qui luật tha hóa phổ biến của tham vọng tư sản, anh ta lóe mắt trước ánh sáng của vinh quang, của Bắc Đẩu bội tinh, của phụ tá thị trưởng, của môi trường quí tộc, bất chấp mọi lời can gián của lương tri lao động bây giờ hãy bền bỉ nơi vợ anh, anh ta chữa nhà cho đẹp, mở một vũ hội huy hoàng, lại trút hết vốn liếng vào một vụ đầu cơ và bị lừa gạt mất sạch. Ngoảnh lại, anh đã chênh vênh trên bờ hồ. Tác giả cho anh ta uống luôn chén thuốc đắng của ảo vọng làm sang : anh gõ của mọi tên chủ nhà băng và nhận được một loạt mỉa mai, bịp bợm. Anh ta đành phải khai phá sản. Bấy giờ, những đức tính tốt đẹp của gốc lao động, của môi trường tiêu chủ đượm màu đạo đức Cơ đốc ở vợ, con gái, chàng rẻ, ở bản thân, đã cứu anh ta, giúp anh ta trả hết nợ và khôi phục lại danh dự. Nhưng lúc được lại hạnh phúc cũng là lúc anh qua đời.
Tác giả kết luận : « Tơroa và Napôlêông chỉ là những sử thi. Mong rằng câu chuyện này đây cũng là một sử thi về những thăng trầm tư sản mà chẳng tiếng nói nào nghĩ đến (ý nói các nhà nghiên cứu L.T.V.), bởi nó có vẻ gì lớn lao đâu, trong khi thật sự nó cũng to rộng không kém. Đây không phải là vấn đề một con người mà là của một quần chúng đau khổ ». Quần chúng lao động lương thiện đau khổ vì cái tội của xã hội tư sản.
Đó là một cảnh sống Pari, một trong những mối quan tâm của tác giả, nhà tiến sĩ khoa học xã hội, nhưng cũng là một trong những thành công của nhà nghệ sĩ lớn. Vậy trách làm gì những thói tật nho nhỏ như mô tả bất tận những gì mình thích thú mà chẳng cần thiết, như chuyên tiếp chẳng biện chứng bao nhiêu giữa cái thăng và cái trầm của nhân vật. Hãy coi đó như những nốt ruồi trên khuôn mặt vậy : có nốt làm xấu đi mà có nốt cũng thành duyên đáng yêu.
Vậy xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng Tám 1988,
Giáo sư LÊ TRÍ VIỄN
Xêda Birôttô là một cảnh sống Pari trong muôn vàn Tấn trò đời của Banzắc. Một cảnh sống khá tiêu biểu.
Pari của thời Phục tích và Nền quân chủ tháng Bảy (1814-1848) bấy giờ đã là « con quái khổng lồ của thời hiện đại ». Cuộc sống ồ ạt, xô bồ, dữ dội, rối rắm biết chừng nào ! Banzắc vẫn cứ tinh tường để nhận diện rõ ràng được hai luồng chính trị, mà cũng là hai niềm ông gắn bó tự thâm tâm : sự chăm lo vun đắp trở lại uy tín của dòng họ Buốcbông và sự cố sức xóa bỏ đến tận cùng dù chỉ một chút vấn vương với thời Đế chế. Ông còn tóm được cái lò bát quái của xã hội tiền bạc : Sở chứng khoán. Ôi ! cái lò bát quái ấy, muôn vàn dòng máu đen đỏ đều tuôn về nó, bào đi, chế lại, đánh giá, ban phát, ngự trị tất cả cũng là nó, nó cướp quyền đất trời, cả bàn tay của Chúa. Chung quanh nó, nhung nhúc một đám tư sản tài chính, những tên chủ nhà băng. Gọi tên thì chúng là Kenle, Nuyxanhgiăng, Gốpxéc, Tidê... nhưng con người thì chỉ đúc một khuôn : tim, một tình cảm : hám tiền ; óc, một trí năng : đầu cơ, lừa gạt, bóp họng ; ý chí, một nghị lực : làm giàu và trở nên quí tộc. Phán quyết nhau, chúng bảo : « Gốpxéc là chủ nhà băng cũng như đao phủ Pari là thầy thuốc ».
Báo chí là một hiện tượng cũ nhưng vai trò lại rất mới. Banzắc cũng thấy ngay cái quyền lực của nó sẽ là ghê gớm. Nó nắm chặt dư luận, nhào nặn, áp đặt. Lớn, nó ủng hộ dòng họ Buốcbông, ngợi ca chính trị nhà vua, hoan nghênh mọi hoạt động bảo hoàng... nhỏ, nó đưa tin cả một vũ hội ở gia đình một nhà buôn. Nó vượt qua đầu những anh ký chào hàng, mở đầu một hình thức cạnh tranh mới, cạnh tranh trên báo chí và khai sinh loại quảng cảo trả tiền. Cạnh tranh càng khốc liệt, báo chí càng thu được nhiều tiền quảng cáo. Và một loại văn chương riêng tự nguyện tham gia hết mình với sự lòe loẹt của bong bóng xà phòng.
Đằng sau những thế lực mới mẻ và hung tàn ấy của xã hội hiện đại là lớp lớp, hàng hàng những hoạt động kinh tế xã hội, song song nhau, chằng chịt nhau, thúc giục nhau, triệt tiêu nhau, chúng mang tên là đầu cơ, là sụt giá, lên giá, là cổ phần, thực lợi, thương phiếu, chiết khấu, là vũ, là hội, là hầu tước, bá tước, là bảo hoàng hay cộng hòa... nhưng tổng chi là lợi nhuận húc đầu vào lợi nhuận, lừa gạt, giẫm đạp, cướp bóc lẫn nhau. Xã hội quí tộc chỉ còn là tang bóng một thời, xã hội tư sản mới hé màn mà máu me tận kẽ răng nhưng lại giấu sau một nụ cười duyên.
Xêda Birôttô được vứt vào dòng đời cuồn cuộn ấy. Có điều, trung thành với khuynh hướng tư tưởng của mình, tác giả đã chăm chút cho anh ta cái gốc nông dân lao động thật vững chắc và cái môi trường tiêu chủ gia trưởng thật bền chặt đề làm đối trọng tới những quyến rũ tư sản. Gốc nông dân vững chắc nên thô bên ngoài mà thanh bên trong, hiền lành, trung hậu, ước mơ không quá một cái trại ở nông thôn với vườn nho, đồng cỏ, rừng cây. Môi trường tiêu chủ gia trưởng bền chặt nên cần kiệm, trung thực, trong sạch như nền đạo đức Cơ đốc nguyên thủy. Nhưng dòng đời tư sản đâu để anh ta đứng yên với những ước mơ gia trưởng thời vua. Đến lúc nhất định, anh ta thích thú cuốn mình vào sức mạnh mê ly của nó. Phải ngoi lên, làm giàu, làm sang. Buổi đầu còn bằng phương tiện kẻ lành : phát hiện ra nước này, kem nọ là ngẫu nhiên, mượn hơi uy tín khoa học là chân thành và biết ơn. Tiến thêm một bước, thì chân thành, biết ơn bị quảng cáo biến thành bán rao, lợi dụng để giành độc quyền, dìm chết kẻ khác một cách bất lương, bất lương mà tự hào, vui vẻ.
Theo qui luật tha hóa phổ biến của tham vọng tư sản, anh ta lóe mắt trước ánh sáng của vinh quang, của Bắc Đẩu bội tinh, của phụ tá thị trưởng, của môi trường quí tộc, bất chấp mọi lời can gián của lương tri lao động bây giờ hãy bền bỉ nơi vợ anh, anh ta chữa nhà cho đẹp, mở một vũ hội huy hoàng, lại trút hết vốn liếng vào một vụ đầu cơ và bị lừa gạt mất sạch. Ngoảnh lại, anh đã chênh vênh trên bờ hồ. Tác giả cho anh ta uống luôn chén thuốc đắng của ảo vọng làm sang : anh gõ của mọi tên chủ nhà băng và nhận được một loạt mỉa mai, bịp bợm. Anh ta đành phải khai phá sản. Bấy giờ, những đức tính tốt đẹp của gốc lao động, của môi trường tiêu chủ đượm màu đạo đức Cơ đốc ở vợ, con gái, chàng rẻ, ở bản thân, đã cứu anh ta, giúp anh ta trả hết nợ và khôi phục lại danh dự. Nhưng lúc được lại hạnh phúc cũng là lúc anh qua đời.
Tác giả kết luận : « Tơroa và Napôlêông chỉ là những sử thi. Mong rằng câu chuyện này đây cũng là một sử thi về những thăng trầm tư sản mà chẳng tiếng nói nào nghĩ đến (ý nói các nhà nghiên cứu L.T.V.), bởi nó có vẻ gì lớn lao đâu, trong khi thật sự nó cũng to rộng không kém. Đây không phải là vấn đề một con người mà là của một quần chúng đau khổ ». Quần chúng lao động lương thiện đau khổ vì cái tội của xã hội tư sản.
Đó là một cảnh sống Pari, một trong những mối quan tâm của tác giả, nhà tiến sĩ khoa học xã hội, nhưng cũng là một trong những thành công của nhà nghệ sĩ lớn. Vậy trách làm gì những thói tật nho nhỏ như mô tả bất tận những gì mình thích thú mà chẳng cần thiết, như chuyên tiếp chẳng biện chứng bao nhiêu giữa cái thăng và cái trầm của nhân vật. Hãy coi đó như những nốt ruồi trên khuôn mặt vậy : có nốt làm xấu đi mà có nốt cũng thành duyên đáng yêu.
Vậy xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng Tám 1988,
Giáo sư LÊ TRÍ VIỄN