- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Vừa phải đảm bảo việc học trên lớp, vừa mướt mải cho những “cuốc xe”, đôi lần mệt mỏi thấy mọi chuyện dường như quá sức, chàng sinh viên Nguyễn Văn Phóng làm nghề xe ôm sinh viên đã không cầm nổi nước mắt khi nhấc điện thoại nghe giọng mẹ…
Cậu bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện về một sinh viên đi làm xe ôm kiếm sống ở đất thành phố với đôi mắt ướt nhòe.
Trải qua nhiều nỗi sợ…
Năm 2009, Phóng thi rớt đại học. Bỏ qua mọi sự chán chường, Phóng tự đi làm để kiếm tiền ôn thi và năm sau cậu thi đỗ vào Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Học đến năm thứ 2, Phóng được gia đình sắm cho một chiếc xe máy cũ làm phương tiện đi học và làm thêm. Vì vậy, cậu quyết định hành nghề xe ôm sinh viên để kiếm tiền.
Với những xe ôm lão làng, việc nhìn mặt khách để “hét giá” hoặc lựa những cung đường nguy hiểm để từ chối vốn không phải việc khó khăn. Nhưng với một xe ôm sinh viên kinh nghiệm còn non nớt, đường xá chưa biết nhiều thì những câu chuyện bi hài sau mỗi “cuốc xe” là điều rất thường gặp.
Phóng kể về lần chở một khách nam đến khu B của ĐH Công nghiệp, đường vào làng có đoạn rất vắng vẻ, hơn nữa nơi đây nổi tiếng với nạn nghiện hút ra chặn đánh người lạ hoặc đập phá taxi buổi đêm tối.
Nên Phóng thấy rùng mình, vội vàng nói khéo với khách: “Em chỉ dám dừng ở cổng làng thôi. Đoạn đường còn lại anh tự đi chứ vào đó em sợ bị cướp lắm”. Cũng may là vị khách đồng ý nên xuống xe, trả tiền và tự đi vào trong. Về sau, đây là một trong những khách quen của Phóng và lần nào cũng vậy, theo đúng “luật”, cứ đến cổng làng là khách tự động xuống xe.
Thời gian đầu bỡ ngỡ, Phóng sợ nhất là bị các bác xe ôm “lão làng” ở cổng trường “dằn mặt” vì họ cho rằng việc cậu làm sẽ cản trở họ kiếm miếng cơm manh áo. Dần dần, sau những lần đến đón khách ở cổng trường, kiếm cớ bắt chuyện làm quen, mấy bác xe ôm đều biết hoàn cảnh của Phóng nên không cản trở gì.
Phóng nhớ lần khách đến hỏi đi xe ôm: “Oái ăm là khách không hỏi mấy bác kia mà lại hỏi trúng mình. Khách đi đoạn gần, mình định giá 15.000 đồng nhưng thấy một bác trong đội ngũ xe ôm ho đánh động, biết là giá này sẽ phá giá chung nên tôi cố tình hỏi lại: “Bác ơi đoạn này có đúng 15.000 đồng không nhỉ, cháu mới đi nên định đường chưa chuẩn”. Bác này bảo: “20.000 đồng mới đủ tiền xăng”. Khách cũng đồng ý với mức giá 20.000 đồng nhưng cuối cùng khi đến điểm dừng, tôi lại chỉ lấy của khách đúng 15.000 đồng”.
Theo Phóng, cậu còn sợ chở các khách nữ đến chơi nhà bạn trai. Nếu những anh chàng kia biết Phóng là xe ôm thì không sao, với những người không biết, thấy bạn gái được một “trai lạ” chở đến là kiểu gì cũng gầm gừ. Từng có lần, Phóng chở một chị công nhân đến phòng trọ bạn trai, cậu đã nhận được ánh mắt “tóe lửa” của anh chàng kia. Nhớ lại những phi vụ “thót tim” ấy, Phóng cười lớn: “Chở khách mà lòng cứ nơm nớp lo, sợ bị đánh nhầm”.
Những đồng tiền “mồ hôi nước mắt”
Biết rằng công việc này đòi hỏi sự an toàn cao nên mỗi khi chở khách nên Phóng đều đi rất cẩn thận và chấp hành luật lệ giao thông. Sau ngần ấy thời gian làm nghề, Phóng chưa hề xảy ra va quệt.
Chỉ có lần Phóng đi sai làn đường ở Mỹ Đình và bị phạt tiền. “Chạy xe chuyến ấy được 35.000 đồng, lại nộp phạt những 100.000 đồng nên lần đó coi như công cốc. Nhưng chuyến đó cũng giúp mình rút kinh nghiệm và cẩn thận hơn trong quá trình chở khách để khách không bị nhỡ lịch trình và bản thân cũng không mất tiền nộp phạt”, Phóng cười tâm sự.
Trên hành trình dọc đường của Phóng cũng đã có nhiều “cuốc xe” miễn phí. Đó là lần chở 2 cụ già ra bến xe buýt ở gần trường, rồi chở hai cậu bé chừng 15 tuổi bắt xe ra Phạm Văn Đồng vì nhìn gương mặt tội nghiệp của chúng…
Công việc của Phóng cũng “chập chờn”, theo lời Phóng kể vào những ngày trong tuần cậu chỉ kiếm được chừng vài ba chục nghìn. Cuối tuần, khách đông hơn, số tiền kiếm được có thể lên tới một vài trăm.
“Mỗi tháng trung bình mình thu nhập khoảng 1 triệu rưỡi, mình thấy khá ổn nên rủ bạn bè theo cùng nhưng đa phần đều sợ vất vả nên từ chối. Những ngày Tết rất bận rộn lắm. Khách gọi liên miên từ sáng tới tối mịt. Có ngày chạy xe từ sáng tới khuya, có ngày kiếm được 750.000 đồng/ngày”, Phong vui mừng chia sẻ.
Năm vừa rồi, 8h tối ngày 28 Tết, Phóng mới có mặt ở quê. Cầm số tiền 3 triệu đồng dành dụm từ công việc xe ôm của mình để mang về cho mẹ tiêu Tết mà Phóng mừng mừng tủi tủi. Có lẽ đó cũng là một phần lý do khiến Phóng luôn cố gắng hết mình để vừa đảm bảo việc học, vừa kiếm tiền từ những chuyến xe ôm.
“Có những lúc tôi mệt mỏi mọi thứ, có cảm giác như không thể chịu đựng thêm được nữa, nhận điện thoại của mẹ mà mắt rơm rớm nước. Nhưng sự thực là tôi đã cố gắng hết mình để hoàn thành tốt mọi thứ và gắn bó với công việc xe ôm cho tới giờ”, Phóng chia sẻ.
Theo Xaluan
Cậu bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện về một sinh viên đi làm xe ôm kiếm sống ở đất thành phố với đôi mắt ướt nhòe.
Trải qua nhiều nỗi sợ…
Năm 2009, Phóng thi rớt đại học. Bỏ qua mọi sự chán chường, Phóng tự đi làm để kiếm tiền ôn thi và năm sau cậu thi đỗ vào Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Học đến năm thứ 2, Phóng được gia đình sắm cho một chiếc xe máy cũ làm phương tiện đi học và làm thêm. Vì vậy, cậu quyết định hành nghề xe ôm sinh viên để kiếm tiền.
Với những xe ôm lão làng, việc nhìn mặt khách để “hét giá” hoặc lựa những cung đường nguy hiểm để từ chối vốn không phải việc khó khăn. Nhưng với một xe ôm sinh viên kinh nghiệm còn non nớt, đường xá chưa biết nhiều thì những câu chuyện bi hài sau mỗi “cuốc xe” là điều rất thường gặp.
Phóng kể về lần chở một khách nam đến khu B của ĐH Công nghiệp, đường vào làng có đoạn rất vắng vẻ, hơn nữa nơi đây nổi tiếng với nạn nghiện hút ra chặn đánh người lạ hoặc đập phá taxi buổi đêm tối.
Nên Phóng thấy rùng mình, vội vàng nói khéo với khách: “Em chỉ dám dừng ở cổng làng thôi. Đoạn đường còn lại anh tự đi chứ vào đó em sợ bị cướp lắm”. Cũng may là vị khách đồng ý nên xuống xe, trả tiền và tự đi vào trong. Về sau, đây là một trong những khách quen của Phóng và lần nào cũng vậy, theo đúng “luật”, cứ đến cổng làng là khách tự động xuống xe.
Thời gian đầu bỡ ngỡ, Phóng sợ nhất là bị các bác xe ôm “lão làng” ở cổng trường “dằn mặt” vì họ cho rằng việc cậu làm sẽ cản trở họ kiếm miếng cơm manh áo. Dần dần, sau những lần đến đón khách ở cổng trường, kiếm cớ bắt chuyện làm quen, mấy bác xe ôm đều biết hoàn cảnh của Phóng nên không cản trở gì.
Phóng nhớ lần khách đến hỏi đi xe ôm: “Oái ăm là khách không hỏi mấy bác kia mà lại hỏi trúng mình. Khách đi đoạn gần, mình định giá 15.000 đồng nhưng thấy một bác trong đội ngũ xe ôm ho đánh động, biết là giá này sẽ phá giá chung nên tôi cố tình hỏi lại: “Bác ơi đoạn này có đúng 15.000 đồng không nhỉ, cháu mới đi nên định đường chưa chuẩn”. Bác này bảo: “20.000 đồng mới đủ tiền xăng”. Khách cũng đồng ý với mức giá 20.000 đồng nhưng cuối cùng khi đến điểm dừng, tôi lại chỉ lấy của khách đúng 15.000 đồng”.
Theo Phóng, cậu còn sợ chở các khách nữ đến chơi nhà bạn trai. Nếu những anh chàng kia biết Phóng là xe ôm thì không sao, với những người không biết, thấy bạn gái được một “trai lạ” chở đến là kiểu gì cũng gầm gừ. Từng có lần, Phóng chở một chị công nhân đến phòng trọ bạn trai, cậu đã nhận được ánh mắt “tóe lửa” của anh chàng kia. Nhớ lại những phi vụ “thót tim” ấy, Phóng cười lớn: “Chở khách mà lòng cứ nơm nớp lo, sợ bị đánh nhầm”.
Những đồng tiền “mồ hôi nước mắt”
Biết rằng công việc này đòi hỏi sự an toàn cao nên mỗi khi chở khách nên Phóng đều đi rất cẩn thận và chấp hành luật lệ giao thông. Sau ngần ấy thời gian làm nghề, Phóng chưa hề xảy ra va quệt.
Chỉ có lần Phóng đi sai làn đường ở Mỹ Đình và bị phạt tiền. “Chạy xe chuyến ấy được 35.000 đồng, lại nộp phạt những 100.000 đồng nên lần đó coi như công cốc. Nhưng chuyến đó cũng giúp mình rút kinh nghiệm và cẩn thận hơn trong quá trình chở khách để khách không bị nhỡ lịch trình và bản thân cũng không mất tiền nộp phạt”, Phóng cười tâm sự.
Trên hành trình dọc đường của Phóng cũng đã có nhiều “cuốc xe” miễn phí. Đó là lần chở 2 cụ già ra bến xe buýt ở gần trường, rồi chở hai cậu bé chừng 15 tuổi bắt xe ra Phạm Văn Đồng vì nhìn gương mặt tội nghiệp của chúng…
Công việc của Phóng cũng “chập chờn”, theo lời Phóng kể vào những ngày trong tuần cậu chỉ kiếm được chừng vài ba chục nghìn. Cuối tuần, khách đông hơn, số tiền kiếm được có thể lên tới một vài trăm.
“Mỗi tháng trung bình mình thu nhập khoảng 1 triệu rưỡi, mình thấy khá ổn nên rủ bạn bè theo cùng nhưng đa phần đều sợ vất vả nên từ chối. Những ngày Tết rất bận rộn lắm. Khách gọi liên miên từ sáng tới tối mịt. Có ngày chạy xe từ sáng tới khuya, có ngày kiếm được 750.000 đồng/ngày”, Phong vui mừng chia sẻ.
Năm vừa rồi, 8h tối ngày 28 Tết, Phóng mới có mặt ở quê. Cầm số tiền 3 triệu đồng dành dụm từ công việc xe ôm của mình để mang về cho mẹ tiêu Tết mà Phóng mừng mừng tủi tủi. Có lẽ đó cũng là một phần lý do khiến Phóng luôn cố gắng hết mình để vừa đảm bảo việc học, vừa kiếm tiền từ những chuyến xe ôm.
“Có những lúc tôi mệt mỏi mọi thứ, có cảm giác như không thể chịu đựng thêm được nữa, nhận điện thoại của mẹ mà mắt rơm rớm nước. Nhưng sự thực là tôi đã cố gắng hết mình để hoàn thành tốt mọi thứ và gắn bó với công việc xe ôm cho tới giờ”, Phóng chia sẻ.
Theo Xaluan