- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
"Chỉ có những chiếc xe phổ thông mới được làm đại trà, còn những chiếc xe siêu đắt thì các hãng chỉ sản xuất với số lượng hạn chế để đảm bảo đó là hàng độc và cũng là thương hiệu của họ nữa. Cũng giống như Rolls-Royce vậy, họ có sản xuất nhiều đâu mà vẫn rất nổi tiếng", anh Trần Quốc Tuấn, chủ cửa hàng xe đạp thể thao trên phố Yên Phụ (Hà Nội) chia sẻ.
Theo anh Tuấn, những người chơi xe đạp có giá đến cả trăm triệu đồng không hiếm nhưng đó thường là các đại gia còn dân chơi xe bình thường thì chỉ đặt mua những chiếc có giá khoảng... vài chục triệu.
"Xe đạp cũng là một niềm đam mê, một thú chơi khá tốn kém vì hiện giờ những chiếc xe đạp tốt, "bèo" nhất cũng phải từ 9, 10 triệu trở lên, rồi còn sắm đồ, phụ kiện cho nó nữa. Mà ai chơi xe một thời gian lại chả muốn nâng cấp lên, nhiều người còn có đến vài chiếc".
Những chiếc xe đạp đắt tiền được người Việt lựa chọn chủ yếu của các hãng xe có tiếng trên thế giới như Treck, Canondale, Hummer, Colnago... Tất cả đều được nhập khẩu 100% từ khung vành cho tới từng con ốc. Nếu khách hàng muốn mua những chiếc có giá khoảng vài chục triệu thì có thể xem hàng trực tiếp còn cao cấp hơn nữa thì phải đặt hàng qua trang web của những hãng xe sau đó họ sẽ gửi về.
Mua phụ tùng cho xe đạp cũng chóng mặt
Trên thị trường hiện nay hàng nhái có giá rẻ hơn rất nhiều nhưng anh Tuấn cũng đảm bảo "nếu đi thử hàng xịn về sẽ muốn vứt quách cái xe hàng nhái của mình đi ngay" bởi mỗi chiếc xe không phải chỉ đơn giản ở mặt thẩm mỹ bên ngoài mà nó còn là sự kết hợp tinh tế của từng chi tiết, từng bộ phận mà phải sử dụng thì mới có thể cảm nhận được.
Phụ tùng đi kèm theo xe chẳng hề rẻ vì tất cả đều được nhập ngoại hết. Nếu không phải dân chơi xe chắc chẳng ai nghĩ những chiếc xe đạp này lại có thể được gắn hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS hay có cả màn hình cảm ứng ở phía trước như một chiếc máy tính mini với rất nhiều chức năng khác nhau. Nhiều khi chỉ riêng những phụ tùng đi kèm này cũng có giá tương đương với cả một chiếc xe. "Biết làm sao được, đó là niềm đam mê mà, đam mê nào mà chả phải tốn kém" - anh Tuấn chia sẻ.
Từng là vận động viên, rồi là huấn luyện viên đội tuyển xe đạp của Hà Nội và Quốc gia nên anh Tuấn cho rằng việc bảo dưỡng xe đạp định kỳ là rất quan trọng, có khi phải bảo dưỡng thường xuyên hơn xe máy.
Những chiếc xe đạp này được thiết kế để đi với tốc độ khá cao do đó luôn phải đảm bảo các bộ phận kết hợp với nhau một cách hoàn hảo nhất nếu không khi xảy ra sự cố sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy chẳng có cách nào khác hơn là phải thường xuyên bảo dưỡng, thường là 3 tháng một lần. "Với lại bỏ một đống tiền ra mua chiếc xe đắt như vậy chả ai lại muốn nó nhanh xuống cấp cả". (Theo Bee )
----------