Xây dựng thương hiệu – Đặc trưng của một tên gọi lí tưởng

decoi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/6/2012
Bài viết
32
Tên thương hiệu là công cụ đầu tiên để xây dựng một thương hiệu hoàn chỉnh. Khi cần đặt tên cho một thương hiệu, ta thường nghĩ ngay đến những tên gọi mang tính chất mô tả. Tuy nhiên những tên gọi mang tính chất mô tả này chỉ có thể tồn tại trong thời điểm không có quá nhiều sự cạnh tranh. Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt thì việc xây dựng thương hiệu từ một tên gọi lí tưởng là cả một vấn đề luôn khiến các doanh nghiệp phải đau đầu. Làm cách nào để có một tên gọi lí tưởng cho thương hiệu? Nắm rõ 4 đặc trưng cơ bản của một tên gọi lí tưởng sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa thành công trên con đường xây dựng thương hiệu.

1. Ngắn gọn, đơn giản

Bằng nhiều hình thức truyền đạt khác nhau, tên thương hiệu sẽ tạo nên những sức mạnh khác nhau. Để có một cái tên truyền miệng dễ dàng hay chỉ mất vài giây để tìm ra nó trên các công cụ tìm kiếm thì các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều nhất đến yếu tố ngắn gọn, đơn giản.

Một cái tên ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhận dạng luôn khiến người ta dễ dàng ghi nhớ. Chẳng hạn: Tide, Apple, Nike,Crest, Gap, TiVo, Rolex,… Điểm nổi bật của những tên gọi này là chỉ từ 1 đến 2 âm tiết nhưng vẫn đảm bảo tính súc tích. Trái lại, một cái tên quá nhiều kí tự, dài dòng, phức tạp sẽ là một trở ngại rất lớn trên con đường xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp. Chẳng hạn: Morgan Stanley Dean Witter, Deloitte & Touche, Bausch & Lomb, TIAA-CREF…

Đơn giản không có nghĩa là ít kí tự. Sự đơn giản ở đây là cấu trúc chữ cái trong tên thương hiệu của bạn. Một cái tên đơn giản là sử dụng các kí tự và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định, dễ dàng phát âm trôi chảy. Chẳng hạn: Schwab là một tên thương hiệu ngắn, chỉ gồm 6 kí tự nhưng đó không phải là một cái tên đơn giản vì 6 chữ cái này sắp xếp theo một trật tự khó đánh vần. Bên cạnh đó, Missisipi là một tên dài gồm 11 kí tự nhưng đó lại là một cái tên đơn giản, dễ nhớ vì nó sử dụng bốn chữ. Có thể liệt kê những cái tên thương hiệu đơn giản và rất thành công như: Coca – cola, Nissan, Google, Microsoft, Toshiba,...

cong-cu-xay-dung-thuong-hieu-%E2%80%93-ky-1-dac-trung-cua-mot-ten-goi-li-tuong-hinh-anh-01.jpg

2. Tạo sự liên tưởng đến đặc tính sản phẩm

Một tên thương hiệu mang đặc điểm của sản phẩm chưa chắc mang lại hiệu quả bằng một tên thương hiệu thích hợp. Một tên thương hiệu gợi mở đến sản phẩm sẽ giúp khách hàng xác định được tôn chỉ của mục đích thương hiệu. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần rút ngắn những đặc điểm chung của loại sản phẩm đó. Chẳng hạn, sữa đậu nành có tên thương hiệu là Skill (lụa) với ý nghĩa gợi sự mềm mại, ngọt ngào của dòng sữa. Một cách khác là sử dụng những từ ngữ bối cảnh gợi đến loại sản phẩm. Chẳng hạn: Curves (những đường cong) là chuỗi cửa hàng bán dụng cụ tập thể dục thẩm mĩ cho chị em phụ nữ; Play Station (sân ga trò chơi) là tên thương hiệu của một trò chơi điện tử; Palm (lòng bàn tay) là những thương hiệu của những sản phẩm di động và các thiết bị điện tử cầm tay,...

3. Gây ấn tượng

Những tên thương hiệu thành công nhất thường có những yếu tố gây shock hay ngạc nhiên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải lưu ý không để tên thương hiệu của mình sốc đến nỗi gây khó chịu cho khách hàng. Chẳng hạn trường hợp của Công ty French Connection United Kingdom, tên thương hiệu của họ được viết tắt là FCUK, gần giống với một từ nói tục trong tiếng Anh và điều đó tạo sự liên tưởng và khó chịu cho khách hàng.

Những cái tên thương hiệu thành công trong việc gây ấn tượng có thể kể đến như: Yahoo (người thô lỗ), Monster (quái vật), Red Bull (bò húc đỏ),...

cong-cu-xay-dung-thuong-hieu-%E2%80%93-ky-1-dac-trung-cua-mot-ten-goi-li-tuong-hinh-anh-02.jpg

4. Tạo sự khác biệt

Nên nhớ những cái tên thông dụng quá mức không thể tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu. Khách hàng luôn đánh giá cao những thương hiệu độc lập, liều lĩnh, luôn cố gắng tách mình khỏi các đối thủ cạnh tranh.

Để tạo sự khác biệt, doanh nghiệp cần suy nghĩ theo lối “out of the box”, tức là vượt khỏi giới hạn quan niệm thông thường. Một cái tên sáng tạo, phải kích thích tính hiếu kì của khách hàng, phản ánh tinh thần mà doanh nghiệp muốn thể hiện. Việc đặt tên theo đúng ngành nghề kinh doanh có nghĩa là tự trói mình, tự hạn chế cơ hội trong tương lai.

cong-cu-xay-dung-thuong-hieu-%E2%80%93-ky-1-dac-trung-cua-mot-ten-goi-li-tuong-hinh-anh-03.jpg

Không cần phải có thành tố “mobile” như các hãng điện thoại: Mobileum, MobileOne, Mobilecity,… thì cái tên Nokia, HTC, Verizon vẫn mang lại thành công nhất định trong lĩnh vực này. Tương tự, biết bao website về dịch vụ tìm việc làm phải vất vả để tạo sự chú ý của công chúng vì luẩn quẩn quanh các từ khóa: career, job… Trong khi, số đông những người tìm việc lẫn nhà tuyển dụng lại đổ xô vào một website có cái tên không liên quan: monster.com.

Những thương hiệu lớn trên thế giới thường sở hữu những cái tên hay và thân thuộc. Điều đó không đến từ những phép màu hay một sự sắp đặt ngẫu nhiên trùng hợp mà đều dựa trên sự sáng tạo của con người. Không có công thức cho việc đặt một cái tên hay nhưng việc học hỏi từ các thương hiệu nổi tiếng và đảm bảo các đặc trưng nói trên hoàn toàn có thể giúp bạn sáng tạo thành công.
 
×
Quay lại
Top Bottom