Xây dựng cấu hình PC dựng phim chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay

nang2911

Thành viên
Tham gia
12/10/2017
Bài viết
6
Trong thời đại phát triển công nghệ, việc chuyển tải các thông điệp đến với khán giả cũng trở nên dễ dàng. Ngoài các phương tiện truyền thông như âm thanh, hình ảnh thì các thước phim, video clip cũng đang rất thịnh hành. Khác với máy tính văn phòng, để có thể tạo ra được những thước phim, đoạn video chất lượng thì bạn phải đầu tư một “cổ máy PC”, cấu hình của nó có thể đáp ứng được những phần mềm nặng như Adobe After Effects, Adobe Premiere Pr, Sony Vegas Pro, ProShow Producer, CyberLink PowerDirector,...

Trong bài viết này, Maychuhanoi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích, hiểu được những gì cần có trong một bộ pc dựng phim chuyên nghiệp để có thể tự xây dựng được một bộ máy phục vụ tốt cho nhu cầu dựng phim nhưng vẫn đảm bảo được về giá cả.

1. Tiêu chí để xây dựng cấu hình PC dựng phim chuyên nghiệp

Để sản xuất ra được một thước phim đẹp, ngoài việc đầu tư chi phí cho các thiết bị quay phim thì bạn cần phải chú trọng vào việc xây dựng một cấu hình PC Edit Video, dựng phim độ phân giải 2K đến 4K. Những bộ PC dựng phim này đa phần được tạo nên bởi những bộ vi xử lý có số nhân số luồng lớn, dung lượng RAM khủng, và đặc biệt là card đồ họa phải có hiệu năng mạnh mẽ...

CPU ( Vi xử lý )

CPU được xem là chip cốt lõi tạo nên sức mạnh nền tảng của bất cứ bộ PC nào. Để kết hợp nhiều đoạn clip với nhau kèm thêm các hiệu ứng một cách mượt mà đòi hỏi CPU phải có xung nhịp cao , càng nhiều nhân và luồng hiệu suất công việc càng ổn định. Số nhân của CPU hợp lý nhất để các Editor làm việc trơn tru đó là 6-12 nhân.

Nếu như tài chính dư giả, Maychuhanoi khuyên bạn nên lựa chọn CPU dòng I của nhà Intel ( tối thiểu là i7), vì nó có xung nhịp cao và tương thích tốt các phần mềm Adobe. Điển hình là Intel Core i9 -10900F; Core i9 10980XE hoặc Core i7 11700 chúng có một lượng nhân đủ lớn để Render rất nhanh đi kèm xung nhịp khủng, hơn nữa nó còn có hỗ trợ tính năng Intel Quick Sync giúp giảm 50% thời gian render. Đặc biệt CPU Intel Core i7 12700k (sở hữu nhân 12 nhân và 20 luồng, tốc độ đơn nhân cao, xung nhịp từ 3.60 – 5.00Ghz, bộ nhớ cache lên đến 25MB) và i9 12900k ( 16 nhân và 24 luồng, xung nhịp 3.90 – 5.20 GHz, bộ nhớ cache lên đến 30MB) kết hợp cùng một tản nhiệt stock đang được rất nhiều các editor chuyên nghiệp sử dụng. Thỏa sức dựng phim 2k - 4k mà không phải lo vấn đề giật lag khi chèn nhiều hiệu ứng hay ngồi chờ render trong vô vọng nữa.

Đối với PC có trang bị những con CPU này thì giá thường giao động từ 30 – 40 triệu đồng. Nếu muốn một mức giá thấp hơn 30 triệu thì bạn có thể nghía qua những dòng ngon bổ rẻ như Core i5 11400F hoặc Core i5 12400F.

CPU đến từ nhà AMD cũng không kém cạnh, với mức giá thành rẻ hơn nhưng hiệu năng vẫn rất khủng được anh em trong ngành dựng phim ưa chuộng. Những cái tên điển hình như AMD Ryzen Ryzen 7 5800 ( sở hữu 8 nhân và 16 luồng, tốc độ xung nhịp cao từ 3.8 – 4.7GHz, bộ nhớ cache lên đến 32MB) và Ryzen 9 5900x ( 12 nhân và 24 luồng, tốc độ xung nhịp cao từ 3.7Ghz -4.8 Ghz) được các Editor tin dùng, đặc biệt nó tương thích tốt với phần mềm Davinci Resolver. Nếu chỉ để dựng phim nhẹ nhàng thì AMD Ryzen 5600x là một lựa chọn không hề tồi, khá dễ thở với túi tiền.

>>> Xem thêm: máy chủ dell t660



Card đồ họa ( VGA)

Card màn hình rời được thiết kế riêng biệt để hoạt động độc lập, chuyên xử lý tốt hình ảnh và đồ họa hơn card onboard. Nó có có khả năng xử lý tốt các ứng dụng nặng, đảm bảo tốc độ xử lý và không làm ảnh hưởng đến hiệu năng của hệ thống máy, được xem thành phần quan trọng để xây dựng nên một chiếc Pc dựng phim đỉnh cao.

Với những phần mềm hỗ trợ cho các Editor dựng được các thước phim như Adobe Premiere, Sony Vegas, Davinci Resolve,… đi cùng với những Project nhẹ nhàng thì thật ra không tốn quá nhiều VRAM của GPU. Vì vậy bạn không cần quan tâm tới những chỉ số bên lề khác, hãy chọn cho mình một chiếc card đồ họa có bộ nhớ tối thiểu 4GB GDDR5 như VGA Ndivia GTX 1650, Nvidia Quadro P1000,...

Tuy nhiên công nghệ ngày một tiên tiến, để đáp ứng được các video nặng, sử dụng nhiều hiệu ứng hoặc làm nhiều hơn về dựng model, Preview trong After Effect thì cần một chiếc card màn hình siêu khủng, có tốc độ xung nhịp, boost đều phải thuộc hàng top và bộ nhớ tối thiểu 8GB ram mới xử lý được hết cùng một lúc. RTX 2060, RTX 2070, RTX 2080,... là những dòng card đồ họa có hiệu năng đáp ứng được nhu cầu, giá thành ổn. Nếu tài chính tốt thì nên đầu tư các dòng VGA có bộ nhớ GDDR6 ( phiên bản cải tiến của GDDR5, tiết kiệm điện năng, tốc độ xử lý lên đến 16GBps và băng thông 192GB mỗi giây), điển hình như AMD Radeon RX 6700XT; Nivdia RTX 2080Ti,... Đối với những Project 4K thì sẽ phải nâng VGA lên RTX 3060Ti trở lên

RAM ( bộ nhớ trong)

Ram đóng vai trò gì trong việc chỉnh sửa video? Các phần mềm chỉnh video phổ biến hiện nay bao gồm Adobe Premiere Pro, Final Cut Pro, Vegas Pro, Avid Media Composer / Symphony, DaVinci Resolve,... đều cần thiết là lượng RAM lớn, bus cao để vận hành trơn tru mà không bị gặp vấn đề. Nếu không đủ bộ nhớ khi làm việc bạn sẽ gặp những trục trặc như văng phần mềm, lag, đơ hoặc sẽ bị làm chậm đi.

Chọn Ram như thế nào cho hợp lý? Để lựa chọn bộ nhớ RAM một cách hiệu quả, thì cần nhìn vào Projects mà bạn đang và sẽ thực hiện để chọn dung lương bộ nhớ sao cho việc vận hành được trơn tru. Chọn Ram cho cấu hình máy dựng phim sẽ phải đảm bảo được dung lượng tối thiểu 8GB.

>>> Xem thêm: máy chủ dell r260



8GB Ram: chỉ đáp ứng được khi bạn chỉ chỉnh sửa các dự án nhỏ hơn 1080p và đồng thời phải tắt các phần mềm chạy ngầm trên hệ điều hành. Bởi vì trong 8GB bộ nhớ RAM đó, hệ điều hành Windows đã ngốn mất 3GB RAM và nếu bạn mở thêm 10tab Chrome bật youtube nghe nhạc, lướt web sẽ ngốn ít nhất 2GB nữa, chưa kể phần mềm photoshop cơ bản sẽ ngốn 1.5GB, như vậy sẽ không còn bao nhiêu dung lượng cho phần mềm chỉnh sửa video như Adobe Premiere nữa.

16GB Ram: Ở mức này sẽ phù hợp để chỉnh sửa các dự án từ 1080p - 4k và có thể mở kèm được một ít chương trình nền kèm theo.

32GB Ram: Mức dung lượng này đáp ứng tốt cho bất kỳ chỉnh sửa nào sử dụng nhiều hiệu ứng, hình ảnh nặng, làm video có độ phân giải 4K, đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu giữa CPU và các thành phần khác trong PC cho đồ họa không bị nghẽn.

64GB RAM trở lên : Đây là dung lượng khuyến nghị dành cho các bạn đang chỉnh sửa cảnh phim 8K ở 10bit màu trở lên và phụ thuộc nhiều vào việc mở một số chương trình ngốn RAM khác cùng một lúc như After Effects hoặc Cinema 4D

Ngoài ra, Bus RAM cũng rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ render và Preview nên hãy chọn cho mình bus Ram càng cao càng tốt. Để hệ thống hoạt động ổn định tốt nhất các bạn nên lựa chọn bus Ram từ 3000MHz trở lên.

Ổ cứng

Đối với nhu cầu này thì dung lượng những file video mà các bạn quay ra sẽ rất lớn, có thể cả chục GB hay cả trăm GB thế nên tốc độ SSD sẽ phải nhanh nhất có thể. Sự lựa chọn hợp lý nhất là SSD NVMe dung lượng tối thiểu là 500GB.

Nếu nhu cầu làm video HD và 2K thì chỉ cần chiếc SSD 256GB – 512GB để cài đặt hệ điều hành và phần mềm. Quá trình edit sẽ mượt hơn nếu các file Source đầu vào được chứa trên SSD bởi tốc độ đọc của nó cao hơn ổ HDD

Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội

- Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa

Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644

- CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10

Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399

- Email: hotro@maychuhanoi.vn

- website: https://maychuhanoi.vn/

- facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi
 
×
Top Bottom