- Tham gia
- 12/3/2013
- Bài viết
- 52
Hello cả nhà, tự nhiên sưu tầm được bài viết này, đọc xong thấy muốn đi học vẽ tranh thủy mặc quá. Mình vừa đăng ký học ở một chỗ, hy vọng học xong sẽ vẽ được cái gì đó tăng bạn bè và người thân.
Chia sẻ cho mọi người xem nhé.
WU GUANZHONG - NGƯỜI THỔI HỒN NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VÀO TRANH THỦY MẶC.
Wu Guanzhong (1919- 2010) được xem là một trong những nghệ sĩ quan trọnng nhất của thế kỉ 20 ở Trung Quốc. Tranh vẽ của ông thể hiện các khía cạnh phong phú của cuộc sống, bao gồm kiến trúc, sinh vật, con người, phong cảnh và thủy cảnh. Ông cũng cho xuất bản những bài viết và album nghệ thuật của mình. Năm 1992, các tác phẩm của ông được trưng bày tại Bảo tàng Anh quốc, điều mà chưa nghệ sĩ Trung Hoa đương thời nào làm được.
Sinh ra tại tỉnh Giang Tô, Wu học mỹ thuật tại Học viện nghệ thuật quốc gia ở Hàng Châu (ngày nay là Học viện nghệ thuật Trung Quốc). Năm 1947, ông chuyển sang Trường đại học mỹ thuật quốc gia Paris. Ba năm sau, ông quay về Trung Quốc và giảng dạy tại Học viện mỹ thuật trung ương ở Bắc Kinh. Những tác phẩm sơn dầu của ông bị chỉ trích trước và trong thời kì Đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc vì đi ngược lại những xu hướng chính trị đương thời. Tuy vậy, ông vẫn tiếp tục vẽ tranh và sau đó nổi lên như một nhân vật văn hóa dân tộc, người có những tác phẩm được ca tụng trong và ngoài nước. Ông cũng được biết đến rộng rãi với những bài viết và sáng tạo nghệ thuật hùng hồn gây ra tranh cãi và ý kiến tráichiều từ các học giả và nghệ sĩ trong nước. Trong cuộc đời của Wu, ông đã tạo ra những tác phẩm phản ánh sự thay đổi và căng thẳng trong nghệ thuật Trung Hoa thế kỉ 20 – làm dấy lên những câu hỏi về chủ nghĩa cá nhân, tính câu nệ và mối quan hệ giữa nghệ thuật đương đại và truyền thống trong nước.
Wu bắt đầu tập trung vào vẽ tranh thủy mạc từ những năm 70 của thế kỉ trước, quay về với nghệ thuật truyền thống trong lúc các nghệ sĩ khác đang tìm kiếm nguồn cảm hứng từ phương Tây. Những bức vẽ của ông mang màu sắc và nguyên tắc cấu kết của hội họa phương Tây, nhưng vẫn giữ được tinh thần Trung Hoa qua những đường mực và biến âm. Các phong cảnh thiên nhiên được tối giản, chỉ để lại những gì thiết yếu, tạo ra một cảm giác trừu tượng đầy sức mạnh cho người xem.
Những bức vẽ dưới đây thể hiện sự phát triển nghệ thuật của Wu ở thời kỳ này với chủ đề được nhấn mạnh vào lịch sử phong phú của di sản tranh thủy mặc, đồng thời đại diện cho phong cách cá nhân cấp tiến của ông với niềm tin mạnh mẽ về chủ nghĩa hình thức.
Wu đã đẩy giới hạn của nghệ thuật tranh thủy mặc ra một tầm mới, chỉ cho chúng ta thấy truyền thống có thể hiện đại hóa cho một thời kỳ mới như thế nào.
Nguồn: 3hoc.vn
Chia sẻ cho mọi người xem nhé.
WU GUANZHONG - NGƯỜI THỔI HỒN NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VÀO TRANH THỦY MẶC.
Wu Guanzhong (1919- 2010) được xem là một trong những nghệ sĩ quan trọnng nhất của thế kỉ 20 ở Trung Quốc. Tranh vẽ của ông thể hiện các khía cạnh phong phú của cuộc sống, bao gồm kiến trúc, sinh vật, con người, phong cảnh và thủy cảnh. Ông cũng cho xuất bản những bài viết và album nghệ thuật của mình. Năm 1992, các tác phẩm của ông được trưng bày tại Bảo tàng Anh quốc, điều mà chưa nghệ sĩ Trung Hoa đương thời nào làm được.
Sinh ra tại tỉnh Giang Tô, Wu học mỹ thuật tại Học viện nghệ thuật quốc gia ở Hàng Châu (ngày nay là Học viện nghệ thuật Trung Quốc). Năm 1947, ông chuyển sang Trường đại học mỹ thuật quốc gia Paris. Ba năm sau, ông quay về Trung Quốc và giảng dạy tại Học viện mỹ thuật trung ương ở Bắc Kinh. Những tác phẩm sơn dầu của ông bị chỉ trích trước và trong thời kì Đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc vì đi ngược lại những xu hướng chính trị đương thời. Tuy vậy, ông vẫn tiếp tục vẽ tranh và sau đó nổi lên như một nhân vật văn hóa dân tộc, người có những tác phẩm được ca tụng trong và ngoài nước. Ông cũng được biết đến rộng rãi với những bài viết và sáng tạo nghệ thuật hùng hồn gây ra tranh cãi và ý kiến tráichiều từ các học giả và nghệ sĩ trong nước. Trong cuộc đời của Wu, ông đã tạo ra những tác phẩm phản ánh sự thay đổi và căng thẳng trong nghệ thuật Trung Hoa thế kỉ 20 – làm dấy lên những câu hỏi về chủ nghĩa cá nhân, tính câu nệ và mối quan hệ giữa nghệ thuật đương đại và truyền thống trong nước.
Wu bắt đầu tập trung vào vẽ tranh thủy mạc từ những năm 70 của thế kỉ trước, quay về với nghệ thuật truyền thống trong lúc các nghệ sĩ khác đang tìm kiếm nguồn cảm hứng từ phương Tây. Những bức vẽ của ông mang màu sắc và nguyên tắc cấu kết của hội họa phương Tây, nhưng vẫn giữ được tinh thần Trung Hoa qua những đường mực và biến âm. Các phong cảnh thiên nhiên được tối giản, chỉ để lại những gì thiết yếu, tạo ra một cảm giác trừu tượng đầy sức mạnh cho người xem.
Những bức vẽ dưới đây thể hiện sự phát triển nghệ thuật của Wu ở thời kỳ này với chủ đề được nhấn mạnh vào lịch sử phong phú của di sản tranh thủy mặc, đồng thời đại diện cho phong cách cá nhân cấp tiến của ông với niềm tin mạnh mẽ về chủ nghĩa hình thức.
Wu đã đẩy giới hạn của nghệ thuật tranh thủy mặc ra một tầm mới, chỉ cho chúng ta thấy truyền thống có thể hiện đại hóa cho một thời kỳ mới như thế nào.
Nguồn: 3hoc.vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: