asianbeatvn
Thành viên
- Tham gia
- 15/3/2012
- Bài viết
- 1
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày 14 tháng 3 năm 2012
Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, Dự án nghiên cứu truyện tranh của phái nữ, chương trình asianbeat của chính quyền tỉnh Fukuoka, hợp tác với Dự án Shojo Manga Power (Sức mạnh của truyện tranh thiếu nữ), xin hân hạnh được đồng tổ chức chuỗi sự kiện về truyện tranh với tựa đề “Phụ nữ và Truyện tranh: Kết nối những nền văn hóa ngoài Nhật Bản” tại Hà Nội từ trung tuần tháng Ba – tháng Tư năm 2012.
Manga (tạm dịch: truyện tranh kiểu Nhật) là một loại ngôn ngữ phổ biến, giờ đây là một hiện tượng toàn cầu kết nối nhiều nền văn hóa khác nhau ngoài Nhật Bản. Cụ thể hơn, shōjo manga, hay còn gọi là thể loại truyện tranh thiếu nữ, thú vị ở chỗ nó đã có lịch sử phát triển hơn nửa thế kỷ, đã và đang truyền cảm hứng cho phái nữ thỏa sức sáng tác, trong khi trước đây, ở khắp mọi nơi trên thế giới, văn hóa truyện tranh dường như chỉ dành cho phái nam nhiều hơn là phái nữ.
Trong chuỗi sự kiện này, chúng tôi sẽ tập trung vào các tác phẩm manga được sáng tác bởi các tác giả nữ dành cho phái nữ và khám phá xu hướng của những nền văn hóa manga như vậy ngoài Nhật Bản, thông qua ba sự kiện chính: triển lãm các tác phẩm manga, tọa đàm bởi các họa sĩ manga (chỉ dành cho khách mời), và một buổi hội thảo quốc tế tụ hợp nhiều học giả nổi tiếng về manga tới từ các quốc gia khác nhau.
Triển lãm là một lời giới thiệu bằng hình ảnh về shōjo manga, tập trung chính vào các tác phẩm của hai họa sĩ truyện tranh Nhật Bản gạo cội là Hideko Mizuno và Moto Hagio. Mizuno là một trong những họa sĩ tiên phong cho thể loại shōjo manga với lối vẽ những ngôi sao lấp lánh trong mắt của các nhân vật truyện tranh, trong khi Hagio lại được goi là “Một vị thần về shōjo manga” với vô vàn giải thưởng. Chúng tôi cũng sẽ dành một phần không gian đặc biệt để triển lãm các tác phẩm nghệ thuật của Mutsumi Hagiiwa và FSc (Singapore), hai tác giả sẽ tới Hà Nội để tham gia tọa đàm và thuyết trình. Buổi khai mạc sẽ được diễn ra vào 10:00 thứ 4 ngày 21 tháng 3 tại phòng Triển lãm của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung) và triển lãm sẽ kéo dài tới Chủ nhật ngày 15 tháng 4.
Tại hội thảo quốc tế, các học giả và chuyên gia nổi tiếng sẽ thuyết trình về các chủ đề nghiên cứu khoa học liên quan đến truyện tranh và manga với phiên dịch Tiếng Việt. Tại Việt Nam, nghiên cứu về truyện tranh vẫn còn là một đề tài khá mới lạ và đây là hội thảo đầu tiên ở Việt Nam tập trung duy nhất đến mảng nghiên cứu truyện tranh. Hội thảo sẽ được diễn ra tại Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt) từ thứ 6 ngày 23 – thứ 7 ngày 25 tháng 3.
Chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ được thưởng thức manga không chỉ bằng những hình ảnh đơn thuần mà còn có cơ hội được tăng cường thêm vốn hiểu biết chuyên môn của mình về văn hóa manga, đặc biệt là thể loại shōjo manga thông qua các chuỗi sự kiện của chúng tôi. Chương trình mở cửa tham dự tự do.
Ms. Hà Nguyên (Ext. 113) / Ms. Nhã (Ext. 115) / Mr. Yoshioka (0123-384-4138)
Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam TEL 04 3944 7419 www.jpf.org.vn
■ Đơn vị tổ chức
Đồng tổ chức bởi:
Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – TTGLVH Nhật Bản tại Việt Nam
Dự án nghiên cứu truyện tranh của phái nữ
(Quỹ hỗ trợ dành cho dự án nghiên cứu khoa học “B” Số. 213200440001)
asianbeat của chính quyền tỉnh Fukuoka
Hợp tác với:
Dự án sức mạnh Shojo Manga
Tiêu đề: Phụ nữ và Truyện tranh: Kết nối những nền văn hóa ngoài Nhật Bản
■ Triển lãm
Tiêu đề: Truyền thống và Lịch sử: Hideko Mizuno & Moto Hagio
- Hai họa sĩ shōjo manga gạo cội -
Thời gian: Thứ 4 ngày 21 tháng 3 – Chủ nhật ngày 15 tháng 4 năm 2012
[Mở cửa] 09:30 – 18:00 (không có ngày nghỉ)
Địa điểm: Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – TTGLVH Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nội dung: 60 bức họa truyện tranh
Của các tác giả Hideko Mizuno, Moto Hagio, Mutsumi Hagiiwa và FSc
Khai mạc: 10:00 – 11:30 Thứ 4 ngày 21 tháng 3 năm 2012
◆Lời mở đầu: Mutsumi Hagiiwa & FSc
◆Thuyết trình: GS. Masami Toku (Trường Đại học bang California)
■ Tọa đàm (chỉ dành cho khách mời)
Thuyết trình: Mutsumi Hagiiwa (Nhật Bản), FSc (Singapore)
Thời gian: 10:00 – 11:30 Thứ 7 ngày 24 & Chủ nhật ngày 25 tháng 3
Địa điểm: Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – TTGLVH Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tham dự: Chúng tôi sẽ mời từ 15 – 20 họa sĩ truyện tranh Việt Nam tới tham dự
Chú ý: Các phóng viên có thể đến tham dự buổi tọa đàm này.
■ Hội thảo Quốc tế : Thuyết trình (ngày 23/3) và Bài giảng (ngày 24 & 25/3)
Điạ điểm: Hội trường tầng 2, phòng 203, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thứ 6 ngày 23 tháng 3
Hội thảo được tiến hành bằng Tiếng Anh với phiên dịch Tiếng Việt
13:00 – 13:10 Diễn văn khai mạc
Chủ trì: GS. Fusami Ogi (Trường Đại học Chikushi Jogakue, Nhật Bản)
13:10 – 13:40 Ông. Lim Cheng Tju (Tờ báo quốc tế về nghệ thuật truyện tranh, Singapore)
“Một bông hồng hay bất kỳ một tên gọi nào khác: Nhận thức về các thể loại truyện tranh khác của các tác giả nữ ở khu vực Đông Nam Á”
13:50 – 14:20 TS. Gan Sheuo Hui (Trường Đại học Kyoto Seika, Nhật Bản)
“Những cuộc đời tưởng tượng mới: Chân dung của giới nữ trẻ trong dòng Manga và truyện tranh chính ở Đông Nam Á gần đây”
14:40 – 15:10 GS. TS. Kazumi Nagaike (Trường Đại học Oita, Nhật Bản)
“Nghiên cứu về trào lưu Yaoi/BL tại Nhật Bản là gì? Tổng quan lịch sử và phân tích”
15:20 – 15:50 PGS.TS. Shige Suzuki (Trường CĐ Baruch trực thuộc ĐH thành phố New York, Hoa Kỳ)
“Tiềm năng xã hội của truyền thông truyện tranh: Tác phẩm “Với ánh sáng” của Tobe Keiko”
16:00 – 16:30 GS. TS Jaqueline Berndt (Trường Đại học Kyoto Seika, Nhật Bản)
“Phân chia giới cho truyện tranh: Những khả năng và giới hạn của “Truyện tranh của phái nữ””
Thứ 7 ngày 24 tháng 3
Hội thảo tiến hành bằng Tiếng Nhật với phiên dịch Tiếng Việt
Chủ trì: GS. Kotaro Nakagaki (Trường Đại học Daito Bunka, Nhật Bản)
14:00 – 14:40 ThS. Phạm Hoàng Hưng (Giảng viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội)
Bài giảng chính
14:50 – 15:30 GS. Sakae Kato (Trường Đại học Daito Bunka, Nhật Bản)
“Sự tiếp nhận Manga Nhật Bản vào Việt Nam và xu hướng”
15:50 – 16:30 GS. Yukari Fujimoto (Trường Đại học Meiji, Nhật Bản)
“Bình minh của truyện tranh dành cho phái nữ trước thập niên 70”
Chủ nhật ngày 25 tháng 3
Hội thảo tiến hành bằng Tiếng Nhật với phiên dịch Tiếng Việt
Chủ trì: GS. TS. Jaqueline Berndt (Trường Đại học Kyoto Seika, Nhật Bản)
14:00 – 14:40 GS. TS. Fusami Ogi (Trường Đại học Chikushi Jogakue, Nhật Bản)
“Thời kỳ vàng của truyện tranh thiếu nữ – Dễ thương và sành điệu”
14:50 – 15:30 GS. TS. Kotaro Nakagaki (Trường Đại học Daito Bunka, Nhật Bản)
“Từ truyện tranh thiếu nữ đến truyện tranh của phái nữ”
15:50 – 16:30 Thảo luận bàn tròn
Chủ trì: ThS. Phạm Hoàng Hưng (Giảng viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội)
■ Tiểu sử
Hideko Mizuno
Sinh năm 1939. Mizuno ra mắt như một mangaka [họa sĩ truyện tranh] vào năm 1956 với tác phẩm Pony Tóc đỏ, được xuất bản hàng tháng trên tạp chí shojo manga có tên gọi Shojo Club. Bà là người đi đầu trong sự chuyển đổi căn bản về thể loại shojo manga vào thập niên 70 và là thành viên của tập thể các họa sĩ manga Tokiwaso [Sở cư trú Tokiwa].
Phong cách của Mizuno được khẳng định bởi sự pha trộn của sự phát triển câu chuyện táo bạo gợi nhớ đến manga dành cho con trai và những nét đặc biệt của shojo manga như sự lãng mạn và nhạy cảm. Có thời điểm, các bạn gái trẻ thường hay đọc manga dành cho con trai, shojo manga và thưởng thức tính chất khá khác biệt của hai thể loại này. Phong cách của Mizuno mang đến cho họ niềm vui vì các bạn gái được trải nghiệm các cuộc phiêu lưu như các bạn trai. Từ lúc mới lập nghiệp, các nhân vật dễ thương của Mizuno đã thu hút được rất nhiều người quan tâm. Tác phẩm nổi tiếng Hoshi no Tategoto (Cây đàn lia của những ngôi sao, 1960) là một câu chuyện viễn tưởng dựa theo thần thoại Bắc Âu. Nét nổi bật của tác phẩm này bao gồm sự hào hoa của nhân vật nam với tính cách không có thực, với những yếu tố lãng mạn mà Mizuno đã diễn đạt trong một thời đại mà các câu chuyện tình được coi là một chủ đề không phù hợp. Nét nổi bật trong các tác phẩm của Mizuno trở thành một phong cách lý tưởng cho các thế hệ mangaka sau này học hỏi và bắt chước.
Các sáng tác quan trọng của Mizuno bao gồm các tác phẩm thần thoại viễn tưởng như Hoshi no Tategoto (Cây đàn lia của những ngôi sao), câu chuyện lịch sử lãng mạn Shiroi Troika (Troika trắng, 1965), các câu chuyện hài như Sutekina Cola (Cola đáng yêu, 1963), Konnichiwa Sensei (Xin chào thầy (cô) giáo, 1964) và Honey Honey no Sutekina Bohken (Chuyến phiêu lưu kỳ thú của Honey Honey, 1966), cũng như truyện dài tập dành cho giới trẻ Fire! (Cháy lên, 1969). Mỗi tác phẩm best seller (bán chạy) của Mizuno lại trở thành tác phẩm tiêu biểu của shojo manga. Fire! (Cháy lên) là tác phẩm shojo manga đầu tiên tập trung vào hình tượng nam anh hung. Tác phẩm này miêu tả một thế giới tràn ngập những thông điệp đầy cảm hững được truyền tải qua Rock N’ Roll với phong cách mỹ học. Tác phẩm gây tiếng vang này đã tạo nên một xu hướng về hình tượng nam anh hung trong thể loại shojo manga.
Các sáng tác quan trọng khác của Mizuno bao gồm Ludwig II (1986) và Elisabeth (Erzsébet, 1993). Bên cạnh đó, Mizuno has many fine short story works, such as, Cecilia (1964), Nire Yashiki (Elm Ville, 1964), and Take no Oto (Âm thanh của cây trúc, 1967). Đáng tiếc là bản copy của các tác phẩm này khó có thể tìm lại được.
Giải thưởng:
1970 Giải thưởng Shogakukan Manga lần thứ 15
2011 Giải thưởng của Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản lần thứ 39: Giải thưởng của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể Thao, Khoa học và Công Nghệ
Moto Hagio
Sinh năm 1949. Hagio ra mắt vào năm 1969 với tác phẩm Lulu to Mimi (Lulu và Mimi), được ấn hành trong cuốn tạp chí manga Nakayoshi, số Hè đặc biệt. Vào những năm 70, bà là một trong những người đi đầu trong sự chuyển đổi căn bản về thể loại shojo manga cùng với các mangaka khác [họa sĩ truyện tranh].
Chỉ từ thập niên 70 trở đi người ta mới bắt đầu nhận ra rằng shojo manga không chỉ là một thể loại nhắm đến đối tượng là thiếu nữ hay một nhóm tuổi – giới tính nhất định mà thay vào đó là một công cụ truyền tải được mọi cung bậc cảm xúc của con người. Hagio có một đóng góp to lớn cho bước ngoặt này. Với trình độ chuyên môn nghệ thuật được đào tạo bài bản, khả năng sáng tác, và mô tả trạng thái tâm lý chi tiết, Hagio đã lột tả được những trải nghiệm tâm lý – tâm hồn của con người hiện đại. Bằng cách này, Hagio đã sử dụng shojo manga để đẩy đến tận cùng giới hạn khả năng chuyển tải – diễn đạt của manga, và tạo ra một sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới các lớp họa sĩ manga thế hệ sau này.
Các tuyển tập manga khoa học viễn tưởng, bao gồm tác phẩm nổi tiếng Juichinin Iru (Có mười một người), đã đổi mới lại khái niệm về shojo manga, và hướng tới một sự mở rộng và sâu sắc hóa thể loại truyện này. Bên cạnh đó, như trong Juichinin Iru, một tác phẩm giới thiệu về một nhân vật với giới tình không xác định, truyện tranh của Hagio mang lại nhiều góc nhìn, quan điểm mới để nhìn nhận lại vấn đề về giới tính. Với những nhân vật đặc trưng như vậy, các tác phẩm của Hagio có một sức ảnh hưởng không thể chối cãi đối với sự phát triển của shojo manga.
Hagio có rất nhiều sáng tác quan trọng, có thể kể tới chuyện tình huyền thoại Poe no Ichizoku (Tộc người Poe) với nhân vật chính là một ma cà rồng hay tác phẩm Toma no Shinzo (Trái tim của homas’), Ngôi sao Đỏ, Gin no Sankaku (Tam giác Bạc), X+Y, Zankoku na Kami ga Shihai Suru (Qui tắc nghiệt ngã của Chúa trời) and Barubara Ikai (Barbara Một thế giới khác).
Các giải thưởng:
1976 Giải thưởng Shogakukan Manga lần thứ 21, thể lọa Shonen Shojo
1980, 1983, 1985 Giải thưởng Seiun lần thứ 11, 14 và16
1997 Giải thưởng Tezuka Osamu Cultural lần thứ nhất, Giải Manga xuất sắc
2006 Giải thưởng Nihon SF Taisho lần thứ 27
2010 Giải thưởng Comic-Con’s Inkpot
2011 Giải thưởng Giải thưởng của Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản lần thứ 40: Giải thưởng của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể Thao, Khoa học và Công Nghệ
Mutsumi Hagiiwa
Sống là làm việc ở Kita-Kyushu, tỉnh Fukuoka. Hagiiwa ra mắt vào năm 1978 với tác phẩm Hato-poppo ga utaereba (Nếu tôi có thể hát “Bồ câu”) xuất hiện trong số đặc biệt của tạp chí manga Ribon số ra hàng tháng. Trở nên nổi tiếng vởi phong cách bay bổng và ấm áp, cô đã trở thành một trong những mangaka (nghệ sĩ truyện tranh) hàng đầu của tạp chí hàng tháng. Các tác phẩm quan trọng của Hagiiwa bao gồm: Ginyobi no otogi-banashi (Truyện cổ tích ngày bạc), Komugi batake no santo-boshi (Ngôi sao có cường độ 3 phía trên cánh đồng ngô) , sê-ri “Ganko-chan” trong tạp chí số ra hàng tháng YOU (Shueisha) và cuốn manga mới đây nhất dành cho nghiên cứu “MARIA VON TRAPP” được xuata abrn bởi NXB Shueisha. Hagiiwa vừa mới bắt đầu công việc của một nhà minh họa và gần đây cô khá tích cực tham gia triển lãm các tác phẩm của mình tại các nhà triển lãm và bán bản copy các tác phẩm của mình. Hoạt động gần đây của Hagiiwa và các thông tin tiết về các tác phẩm của cô được cập nhật liên tục trên website chính thức tại: https://hagiiwamutsumi.jimdo.com/
FSc (Foo Swee Chin)
Sinh năm 1977. FSc là một họa sĩ truyện tranh người Singapore. Cô là tác giả của rất nhiều các tác phẩm truyệnt ranh khác nhau, bao gồm cuốn “Một kho hàng bị mất của trẻ em” và “Thịt băm”, được xuất bản bởi NXB Neko Press, và tương tự cuốn “Ống khói 25” và “Zeet”, đều được xuất bản bởi NXB Slave Labor Graphics. Cô còn là đồng tác giả của cuốn “Ác mộng và Cổ tích” cùng với họa sĩ Serena Valentino, số 1 – 12, trước khi được hoàn thành vào năm 2005. Vào ngày 4 tháng 6 năm 2008, NXB Slave Labor Graphics đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết ảnh đầu tiên có tên gọi “MuZz”, bao gồm 9 số. FSc cũng tham gia cộng tác với hãng phát triển video game WayForward Technologies, cung cấp thiết kế sáng tạo cho dòng game kinh dị mang của hãng này mang tên “LIT”.
■ Tác phẩm tranh chọn lọc
Chú ý:
Nếu các bạn muốn sử dụng các hình ảnh dưới đây, xin vui lòng liên lạc với phụ trách chương trình ở trên. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn size ảnh theo yêu cầu.
Elisabeth / Hideko Mizuno © Hideko Mizuno
Những cánh hoa bạc / Hideko Mizuno © Hideko Mizuno
A – A’ / Moto Hagio © Moto Hagio/Shogakukan
A – A’ / Moto Hagio © Moto Hagio/Shogakukan
Truyện cổ tích ngày bạc / Mutsumi Hagiiwa © Mutsumi Hagiiwa
Clairvoyance / FSc © FSc
Ngày 14 tháng 3 năm 2012
Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, Dự án nghiên cứu truyện tranh của phái nữ, chương trình asianbeat của chính quyền tỉnh Fukuoka, hợp tác với Dự án Shojo Manga Power (Sức mạnh của truyện tranh thiếu nữ), xin hân hạnh được đồng tổ chức chuỗi sự kiện về truyện tranh với tựa đề “Phụ nữ và Truyện tranh: Kết nối những nền văn hóa ngoài Nhật Bản” tại Hà Nội từ trung tuần tháng Ba – tháng Tư năm 2012.
Manga (tạm dịch: truyện tranh kiểu Nhật) là một loại ngôn ngữ phổ biến, giờ đây là một hiện tượng toàn cầu kết nối nhiều nền văn hóa khác nhau ngoài Nhật Bản. Cụ thể hơn, shōjo manga, hay còn gọi là thể loại truyện tranh thiếu nữ, thú vị ở chỗ nó đã có lịch sử phát triển hơn nửa thế kỷ, đã và đang truyền cảm hứng cho phái nữ thỏa sức sáng tác, trong khi trước đây, ở khắp mọi nơi trên thế giới, văn hóa truyện tranh dường như chỉ dành cho phái nam nhiều hơn là phái nữ.
Trong chuỗi sự kiện này, chúng tôi sẽ tập trung vào các tác phẩm manga được sáng tác bởi các tác giả nữ dành cho phái nữ và khám phá xu hướng của những nền văn hóa manga như vậy ngoài Nhật Bản, thông qua ba sự kiện chính: triển lãm các tác phẩm manga, tọa đàm bởi các họa sĩ manga (chỉ dành cho khách mời), và một buổi hội thảo quốc tế tụ hợp nhiều học giả nổi tiếng về manga tới từ các quốc gia khác nhau.
Triển lãm là một lời giới thiệu bằng hình ảnh về shōjo manga, tập trung chính vào các tác phẩm của hai họa sĩ truyện tranh Nhật Bản gạo cội là Hideko Mizuno và Moto Hagio. Mizuno là một trong những họa sĩ tiên phong cho thể loại shōjo manga với lối vẽ những ngôi sao lấp lánh trong mắt của các nhân vật truyện tranh, trong khi Hagio lại được goi là “Một vị thần về shōjo manga” với vô vàn giải thưởng. Chúng tôi cũng sẽ dành một phần không gian đặc biệt để triển lãm các tác phẩm nghệ thuật của Mutsumi Hagiiwa và FSc (Singapore), hai tác giả sẽ tới Hà Nội để tham gia tọa đàm và thuyết trình. Buổi khai mạc sẽ được diễn ra vào 10:00 thứ 4 ngày 21 tháng 3 tại phòng Triển lãm của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung) và triển lãm sẽ kéo dài tới Chủ nhật ngày 15 tháng 4.
Tại hội thảo quốc tế, các học giả và chuyên gia nổi tiếng sẽ thuyết trình về các chủ đề nghiên cứu khoa học liên quan đến truyện tranh và manga với phiên dịch Tiếng Việt. Tại Việt Nam, nghiên cứu về truyện tranh vẫn còn là một đề tài khá mới lạ và đây là hội thảo đầu tiên ở Việt Nam tập trung duy nhất đến mảng nghiên cứu truyện tranh. Hội thảo sẽ được diễn ra tại Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt) từ thứ 6 ngày 23 – thứ 7 ngày 25 tháng 3.
Chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ được thưởng thức manga không chỉ bằng những hình ảnh đơn thuần mà còn có cơ hội được tăng cường thêm vốn hiểu biết chuyên môn của mình về văn hóa manga, đặc biệt là thể loại shōjo manga thông qua các chuỗi sự kiện của chúng tôi. Chương trình mở cửa tham dự tự do.
Ms. Hà Nguyên (Ext. 113) / Ms. Nhã (Ext. 115) / Mr. Yoshioka (0123-384-4138)
Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam TEL 04 3944 7419 www.jpf.org.vn
■ Đơn vị tổ chức
Đồng tổ chức bởi:
Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – TTGLVH Nhật Bản tại Việt Nam
Dự án nghiên cứu truyện tranh của phái nữ
(Quỹ hỗ trợ dành cho dự án nghiên cứu khoa học “B” Số. 213200440001)
asianbeat của chính quyền tỉnh Fukuoka
Hợp tác với:
Dự án sức mạnh Shojo Manga
Tiêu đề: Phụ nữ và Truyện tranh: Kết nối những nền văn hóa ngoài Nhật Bản
■ Triển lãm
Tiêu đề: Truyền thống và Lịch sử: Hideko Mizuno & Moto Hagio
- Hai họa sĩ shōjo manga gạo cội -
Thời gian: Thứ 4 ngày 21 tháng 3 – Chủ nhật ngày 15 tháng 4 năm 2012
[Mở cửa] 09:30 – 18:00 (không có ngày nghỉ)
Địa điểm: Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – TTGLVH Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nội dung: 60 bức họa truyện tranh
Của các tác giả Hideko Mizuno, Moto Hagio, Mutsumi Hagiiwa và FSc
Khai mạc: 10:00 – 11:30 Thứ 4 ngày 21 tháng 3 năm 2012
◆Lời mở đầu: Mutsumi Hagiiwa & FSc
◆Thuyết trình: GS. Masami Toku (Trường Đại học bang California)
■ Tọa đàm (chỉ dành cho khách mời)
Thuyết trình: Mutsumi Hagiiwa (Nhật Bản), FSc (Singapore)
Thời gian: 10:00 – 11:30 Thứ 7 ngày 24 & Chủ nhật ngày 25 tháng 3
Địa điểm: Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – TTGLVH Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tham dự: Chúng tôi sẽ mời từ 15 – 20 họa sĩ truyện tranh Việt Nam tới tham dự
Chú ý: Các phóng viên có thể đến tham dự buổi tọa đàm này.
■ Hội thảo Quốc tế : Thuyết trình (ngày 23/3) và Bài giảng (ngày 24 & 25/3)
Điạ điểm: Hội trường tầng 2, phòng 203, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thứ 6 ngày 23 tháng 3
Hội thảo được tiến hành bằng Tiếng Anh với phiên dịch Tiếng Việt
13:00 – 13:10 Diễn văn khai mạc
Chủ trì: GS. Fusami Ogi (Trường Đại học Chikushi Jogakue, Nhật Bản)
13:10 – 13:40 Ông. Lim Cheng Tju (Tờ báo quốc tế về nghệ thuật truyện tranh, Singapore)
“Một bông hồng hay bất kỳ một tên gọi nào khác: Nhận thức về các thể loại truyện tranh khác của các tác giả nữ ở khu vực Đông Nam Á”
13:50 – 14:20 TS. Gan Sheuo Hui (Trường Đại học Kyoto Seika, Nhật Bản)
“Những cuộc đời tưởng tượng mới: Chân dung của giới nữ trẻ trong dòng Manga và truyện tranh chính ở Đông Nam Á gần đây”
14:40 – 15:10 GS. TS. Kazumi Nagaike (Trường Đại học Oita, Nhật Bản)
“Nghiên cứu về trào lưu Yaoi/BL tại Nhật Bản là gì? Tổng quan lịch sử và phân tích”
15:20 – 15:50 PGS.TS. Shige Suzuki (Trường CĐ Baruch trực thuộc ĐH thành phố New York, Hoa Kỳ)
“Tiềm năng xã hội của truyền thông truyện tranh: Tác phẩm “Với ánh sáng” của Tobe Keiko”
16:00 – 16:30 GS. TS Jaqueline Berndt (Trường Đại học Kyoto Seika, Nhật Bản)
“Phân chia giới cho truyện tranh: Những khả năng và giới hạn của “Truyện tranh của phái nữ””
Thứ 7 ngày 24 tháng 3
Hội thảo tiến hành bằng Tiếng Nhật với phiên dịch Tiếng Việt
Chủ trì: GS. Kotaro Nakagaki (Trường Đại học Daito Bunka, Nhật Bản)
14:00 – 14:40 ThS. Phạm Hoàng Hưng (Giảng viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội)
Bài giảng chính
14:50 – 15:30 GS. Sakae Kato (Trường Đại học Daito Bunka, Nhật Bản)
“Sự tiếp nhận Manga Nhật Bản vào Việt Nam và xu hướng”
15:50 – 16:30 GS. Yukari Fujimoto (Trường Đại học Meiji, Nhật Bản)
“Bình minh của truyện tranh dành cho phái nữ trước thập niên 70”
Chủ nhật ngày 25 tháng 3
Hội thảo tiến hành bằng Tiếng Nhật với phiên dịch Tiếng Việt
Chủ trì: GS. TS. Jaqueline Berndt (Trường Đại học Kyoto Seika, Nhật Bản)
14:00 – 14:40 GS. TS. Fusami Ogi (Trường Đại học Chikushi Jogakue, Nhật Bản)
“Thời kỳ vàng của truyện tranh thiếu nữ – Dễ thương và sành điệu”
14:50 – 15:30 GS. TS. Kotaro Nakagaki (Trường Đại học Daito Bunka, Nhật Bản)
“Từ truyện tranh thiếu nữ đến truyện tranh của phái nữ”
15:50 – 16:30 Thảo luận bàn tròn
Chủ trì: ThS. Phạm Hoàng Hưng (Giảng viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội)
■ Tiểu sử
Hideko Mizuno
Sinh năm 1939. Mizuno ra mắt như một mangaka [họa sĩ truyện tranh] vào năm 1956 với tác phẩm Pony Tóc đỏ, được xuất bản hàng tháng trên tạp chí shojo manga có tên gọi Shojo Club. Bà là người đi đầu trong sự chuyển đổi căn bản về thể loại shojo manga vào thập niên 70 và là thành viên của tập thể các họa sĩ manga Tokiwaso [Sở cư trú Tokiwa].
Phong cách của Mizuno được khẳng định bởi sự pha trộn của sự phát triển câu chuyện táo bạo gợi nhớ đến manga dành cho con trai và những nét đặc biệt của shojo manga như sự lãng mạn và nhạy cảm. Có thời điểm, các bạn gái trẻ thường hay đọc manga dành cho con trai, shojo manga và thưởng thức tính chất khá khác biệt của hai thể loại này. Phong cách của Mizuno mang đến cho họ niềm vui vì các bạn gái được trải nghiệm các cuộc phiêu lưu như các bạn trai. Từ lúc mới lập nghiệp, các nhân vật dễ thương của Mizuno đã thu hút được rất nhiều người quan tâm. Tác phẩm nổi tiếng Hoshi no Tategoto (Cây đàn lia của những ngôi sao, 1960) là một câu chuyện viễn tưởng dựa theo thần thoại Bắc Âu. Nét nổi bật của tác phẩm này bao gồm sự hào hoa của nhân vật nam với tính cách không có thực, với những yếu tố lãng mạn mà Mizuno đã diễn đạt trong một thời đại mà các câu chuyện tình được coi là một chủ đề không phù hợp. Nét nổi bật trong các tác phẩm của Mizuno trở thành một phong cách lý tưởng cho các thế hệ mangaka sau này học hỏi và bắt chước.
Các sáng tác quan trọng của Mizuno bao gồm các tác phẩm thần thoại viễn tưởng như Hoshi no Tategoto (Cây đàn lia của những ngôi sao), câu chuyện lịch sử lãng mạn Shiroi Troika (Troika trắng, 1965), các câu chuyện hài như Sutekina Cola (Cola đáng yêu, 1963), Konnichiwa Sensei (Xin chào thầy (cô) giáo, 1964) và Honey Honey no Sutekina Bohken (Chuyến phiêu lưu kỳ thú của Honey Honey, 1966), cũng như truyện dài tập dành cho giới trẻ Fire! (Cháy lên, 1969). Mỗi tác phẩm best seller (bán chạy) của Mizuno lại trở thành tác phẩm tiêu biểu của shojo manga. Fire! (Cháy lên) là tác phẩm shojo manga đầu tiên tập trung vào hình tượng nam anh hung. Tác phẩm này miêu tả một thế giới tràn ngập những thông điệp đầy cảm hững được truyền tải qua Rock N’ Roll với phong cách mỹ học. Tác phẩm gây tiếng vang này đã tạo nên một xu hướng về hình tượng nam anh hung trong thể loại shojo manga.
Các sáng tác quan trọng khác của Mizuno bao gồm Ludwig II (1986) và Elisabeth (Erzsébet, 1993). Bên cạnh đó, Mizuno has many fine short story works, such as, Cecilia (1964), Nire Yashiki (Elm Ville, 1964), and Take no Oto (Âm thanh của cây trúc, 1967). Đáng tiếc là bản copy của các tác phẩm này khó có thể tìm lại được.
Giải thưởng:
1970 Giải thưởng Shogakukan Manga lần thứ 15
2011 Giải thưởng của Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản lần thứ 39: Giải thưởng của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể Thao, Khoa học và Công Nghệ
Moto Hagio
Sinh năm 1949. Hagio ra mắt vào năm 1969 với tác phẩm Lulu to Mimi (Lulu và Mimi), được ấn hành trong cuốn tạp chí manga Nakayoshi, số Hè đặc biệt. Vào những năm 70, bà là một trong những người đi đầu trong sự chuyển đổi căn bản về thể loại shojo manga cùng với các mangaka khác [họa sĩ truyện tranh].
Chỉ từ thập niên 70 trở đi người ta mới bắt đầu nhận ra rằng shojo manga không chỉ là một thể loại nhắm đến đối tượng là thiếu nữ hay một nhóm tuổi – giới tính nhất định mà thay vào đó là một công cụ truyền tải được mọi cung bậc cảm xúc của con người. Hagio có một đóng góp to lớn cho bước ngoặt này. Với trình độ chuyên môn nghệ thuật được đào tạo bài bản, khả năng sáng tác, và mô tả trạng thái tâm lý chi tiết, Hagio đã lột tả được những trải nghiệm tâm lý – tâm hồn của con người hiện đại. Bằng cách này, Hagio đã sử dụng shojo manga để đẩy đến tận cùng giới hạn khả năng chuyển tải – diễn đạt của manga, và tạo ra một sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới các lớp họa sĩ manga thế hệ sau này.
Các tuyển tập manga khoa học viễn tưởng, bao gồm tác phẩm nổi tiếng Juichinin Iru (Có mười một người), đã đổi mới lại khái niệm về shojo manga, và hướng tới một sự mở rộng và sâu sắc hóa thể loại truyện này. Bên cạnh đó, như trong Juichinin Iru, một tác phẩm giới thiệu về một nhân vật với giới tình không xác định, truyện tranh của Hagio mang lại nhiều góc nhìn, quan điểm mới để nhìn nhận lại vấn đề về giới tính. Với những nhân vật đặc trưng như vậy, các tác phẩm của Hagio có một sức ảnh hưởng không thể chối cãi đối với sự phát triển của shojo manga.
Hagio có rất nhiều sáng tác quan trọng, có thể kể tới chuyện tình huyền thoại Poe no Ichizoku (Tộc người Poe) với nhân vật chính là một ma cà rồng hay tác phẩm Toma no Shinzo (Trái tim của homas’), Ngôi sao Đỏ, Gin no Sankaku (Tam giác Bạc), X+Y, Zankoku na Kami ga Shihai Suru (Qui tắc nghiệt ngã của Chúa trời) and Barubara Ikai (Barbara Một thế giới khác).
Các giải thưởng:
1976 Giải thưởng Shogakukan Manga lần thứ 21, thể lọa Shonen Shojo
1980, 1983, 1985 Giải thưởng Seiun lần thứ 11, 14 và16
1997 Giải thưởng Tezuka Osamu Cultural lần thứ nhất, Giải Manga xuất sắc
2006 Giải thưởng Nihon SF Taisho lần thứ 27
2010 Giải thưởng Comic-Con’s Inkpot
2011 Giải thưởng Giải thưởng của Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản lần thứ 40: Giải thưởng của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể Thao, Khoa học và Công Nghệ
Mutsumi Hagiiwa
Sống là làm việc ở Kita-Kyushu, tỉnh Fukuoka. Hagiiwa ra mắt vào năm 1978 với tác phẩm Hato-poppo ga utaereba (Nếu tôi có thể hát “Bồ câu”) xuất hiện trong số đặc biệt của tạp chí manga Ribon số ra hàng tháng. Trở nên nổi tiếng vởi phong cách bay bổng và ấm áp, cô đã trở thành một trong những mangaka (nghệ sĩ truyện tranh) hàng đầu của tạp chí hàng tháng. Các tác phẩm quan trọng của Hagiiwa bao gồm: Ginyobi no otogi-banashi (Truyện cổ tích ngày bạc), Komugi batake no santo-boshi (Ngôi sao có cường độ 3 phía trên cánh đồng ngô) , sê-ri “Ganko-chan” trong tạp chí số ra hàng tháng YOU (Shueisha) và cuốn manga mới đây nhất dành cho nghiên cứu “MARIA VON TRAPP” được xuata abrn bởi NXB Shueisha. Hagiiwa vừa mới bắt đầu công việc của một nhà minh họa và gần đây cô khá tích cực tham gia triển lãm các tác phẩm của mình tại các nhà triển lãm và bán bản copy các tác phẩm của mình. Hoạt động gần đây của Hagiiwa và các thông tin tiết về các tác phẩm của cô được cập nhật liên tục trên website chính thức tại: https://hagiiwamutsumi.jimdo.com/
FSc (Foo Swee Chin)
Sinh năm 1977. FSc là một họa sĩ truyện tranh người Singapore. Cô là tác giả của rất nhiều các tác phẩm truyệnt ranh khác nhau, bao gồm cuốn “Một kho hàng bị mất của trẻ em” và “Thịt băm”, được xuất bản bởi NXB Neko Press, và tương tự cuốn “Ống khói 25” và “Zeet”, đều được xuất bản bởi NXB Slave Labor Graphics. Cô còn là đồng tác giả của cuốn “Ác mộng và Cổ tích” cùng với họa sĩ Serena Valentino, số 1 – 12, trước khi được hoàn thành vào năm 2005. Vào ngày 4 tháng 6 năm 2008, NXB Slave Labor Graphics đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết ảnh đầu tiên có tên gọi “MuZz”, bao gồm 9 số. FSc cũng tham gia cộng tác với hãng phát triển video game WayForward Technologies, cung cấp thiết kế sáng tạo cho dòng game kinh dị mang của hãng này mang tên “LIT”.
■ Tác phẩm tranh chọn lọc
Chú ý:
Nếu các bạn muốn sử dụng các hình ảnh dưới đây, xin vui lòng liên lạc với phụ trách chương trình ở trên. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn size ảnh theo yêu cầu.
Elisabeth / Hideko Mizuno © Hideko Mizuno
Những cánh hoa bạc / Hideko Mizuno © Hideko Mizuno
A – A’ / Moto Hagio © Moto Hagio/Shogakukan
A – A’ / Moto Hagio © Moto Hagio/Shogakukan
Truyện cổ tích ngày bạc / Mutsumi Hagiiwa © Mutsumi Hagiiwa
Clairvoyance / FSc © FSc