- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nếu không có kế hoạch rõ ràng thì khả năng việc đăng kí tín chỉ của bạn sẽ trở thành thảm họa.
Thật sự đăng kí tín chỉ vẫn luôn là nỗi ám ảnh chưa bao giờ dứt với sinh viên thời nay. Nếu bạn gặp trường hợp nhẹ thì ôm máy kè kè bên mình vài ngày để quyết tâm đăng kí, nặng thì đăng kí sai môn, sai lịch. Thế bạn đã sẵn sàng chưa, hãy cùng thử những tips dưới đây xem nhé!
Kinh nghiệm "chinh chiến"
Trước giờ đăng kí tín chỉ, trên trang web của trường sẽ được đăng lên các môn học mà bạn có khả năng đăng kí trong kì tới. Bạn được phép đăng kí nhiều hoặc ít hơn trong số đó, miễn là trong giới hạn số tín chỉ quy định. Đây là lúc quyết định bạn nên đăng kí những môn nào, và nhớ là cần phải quyết định cho chuẩn. Hãy dò hỏi trước các anh chị khóa trên để biết những môn nào khó nhằn, tốn thời gian nhất, các môn nào đơn giản hơn để sắp xếp cho hợp lý.
Như trường hợp của Thanh Vy (Đà Nẵng), kì trước cô nàng cũng cẩn thận lắm, vừa thở phào được cái lịch đẹp thì tá hỏa ra là đăng kí nhiều môn khó vậy sẽ không học xuể. Lại gian nan chầu chực đến ngày đăng kí lại. Đúng là ám ảnh.
Để ý lịch trình học tập lưu trong tài khoản của bạn ở trang này để xem xét các môn nào là môn điều kiện tiên quyết, điều kiện song song, điều kiện thay thế và môn tự chọn. Nghe thì phức taph nhưng bạn có thể lập ra một bản đồ các môn có liên quan đến nhau cho dễ hình dung, đăng kí những môn tiên quyết trước.
Có kế hoạch của bản thân rõ ràng
Bạn đã có thời khóa biểu của các lớp tín chỉ trong tay, giờ là lúc sắp xếp nó theo lịch trình mà bạn thấy phù hợp. Cái hay của việc đăng kí tín chỉ là bạn có thể tự sắp xếp các lớp học giống với bạn bè của mình, để cho việc học nhóm, làm việc theo nhóm sau này được thuận tiện, bạn cũng có thể đăng kí để thuận đi lại, làm thêm cho mình nữa.
Như Nguyêt (20 tuổi, Huế) chia sẻ: “Ví dụ như nhà bạn xa thì sáng học 2 ca để đỡ phải đi lại, đừng tham lam học cả mấy ca chiều nữa sẽ khiến bạn nổ banh đầu mất. Hoặc nếu ai ở xa quê thì có thể xếp để trống thứ 6 hoặc thứ 2 để được về nhà lâu lâu một chút. Tụi bạn mình rất hay áp dụng những cách này và vẫn đảm bảo thời gian đấy thôi.”
Vậy nên quan trọng là bạn muốn thời gian biểu của mình như thế nào. Lập sẵn thời khóa biểu ra để không bị rối tinh, khi vào cuộc chỉ nhắm tới mục tiêu đã định, nhớ kĩ mã số của các lớp muốn đăng kí nhé. Ngoài ra cũng đặt sẵn thời khóa biểu chung trên máy tính để tra cứu khi không may lớp bạn nhắm đến đã hết suất.
Có chiến thuật + mạng ngon = chiến thắng
Đúng vậy, ngoài việc máy tính của bạn kết nối internet phải được đảm bảo thì bình tĩnh và kiên trì là chiến thuật then chốt. Cứ tưởng tượng hàng ngàn sinh viên đổ xô vào trang web cùng lúc, đứa nào cũng nóng vội F5 không ngừng nghỉ thì mạng không chậm, rồi không… sập mới là lạ.
Bạn cứ từ từ, có nhiều khi bạn login hàng chục lần mà vẫn bị báo lỗi, hãy cứ bình tĩnh và kiên trì đến khi vào được thì thôi. Đến lúc đăng kí môn học cũng vậy, sẽ rất thường xuyên có hiện tượng không hiện ra đủ số môn bạn đã đánh dấu, tiếp tục dùng thần chú “bình tĩnh và kiên trì” cho đến khi hiện ra đủ số môn. Nhanh tay đăng kí ngay những lớp đã nhắm đến, trong trường hợp xấu, lớp đó không đủ thì bình tĩnh tra cứu để đăng kí một lớp khác sao cho không trùng lịch các môn khác, đừng để mình bị phát hoảng nhé.
Kiểm tra kĩ càng và cẩn thận
Mai Thu (20 tuổi, ĐH BK) kể: “Lúc đăng kí phải cẩn thận xem mình đánh dấu đã chuẩn chưa. Chẳng hiểu vội vàng kiểu gì mà đăng kí nhầm thời gian, thành ra năm nhất thì mình nhởn nhơ không học Anh, đến năm hai thì vất vả cố mà chạy cho kịp tiến độ”.
Để tránh trường hợp như Mai Thu, sau khi hoàn tất thì bạn còn phải tiếp tục theo dõi trang web của trường để xem có chuyện gì bất thường không như là vì vội vàng mà đăng kí nhầm thời gian, hoặc trường hợp các lớp quá ít sinh viên đăng kí nên bị hủy, xem mình có trong số đen đủi đó không để tiếp tục hành trình đăng kí lại. Yên tâm là lần này bạn chỉ thay đổi 1, 2 môn nên sẽ đơn giản hơn nhiều nhé!
Thật sự đăng kí tín chỉ vẫn luôn là nỗi ám ảnh chưa bao giờ dứt với sinh viên thời nay. Nếu bạn gặp trường hợp nhẹ thì ôm máy kè kè bên mình vài ngày để quyết tâm đăng kí, nặng thì đăng kí sai môn, sai lịch. Thế bạn đã sẵn sàng chưa, hãy cùng thử những tips dưới đây xem nhé!
Kinh nghiệm "chinh chiến"
Trước giờ đăng kí tín chỉ, trên trang web của trường sẽ được đăng lên các môn học mà bạn có khả năng đăng kí trong kì tới. Bạn được phép đăng kí nhiều hoặc ít hơn trong số đó, miễn là trong giới hạn số tín chỉ quy định. Đây là lúc quyết định bạn nên đăng kí những môn nào, và nhớ là cần phải quyết định cho chuẩn. Hãy dò hỏi trước các anh chị khóa trên để biết những môn nào khó nhằn, tốn thời gian nhất, các môn nào đơn giản hơn để sắp xếp cho hợp lý.
Để ý lịch trình học tập lưu trong tài khoản của bạn ở trang này để xem xét các môn nào là môn điều kiện tiên quyết, điều kiện song song, điều kiện thay thế và môn tự chọn. Nghe thì phức taph nhưng bạn có thể lập ra một bản đồ các môn có liên quan đến nhau cho dễ hình dung, đăng kí những môn tiên quyết trước.
Có kế hoạch của bản thân rõ ràng
Bạn đã có thời khóa biểu của các lớp tín chỉ trong tay, giờ là lúc sắp xếp nó theo lịch trình mà bạn thấy phù hợp. Cái hay của việc đăng kí tín chỉ là bạn có thể tự sắp xếp các lớp học giống với bạn bè của mình, để cho việc học nhóm, làm việc theo nhóm sau này được thuận tiện, bạn cũng có thể đăng kí để thuận đi lại, làm thêm cho mình nữa.
Như Nguyêt (20 tuổi, Huế) chia sẻ: “Ví dụ như nhà bạn xa thì sáng học 2 ca để đỡ phải đi lại, đừng tham lam học cả mấy ca chiều nữa sẽ khiến bạn nổ banh đầu mất. Hoặc nếu ai ở xa quê thì có thể xếp để trống thứ 6 hoặc thứ 2 để được về nhà lâu lâu một chút. Tụi bạn mình rất hay áp dụng những cách này và vẫn đảm bảo thời gian đấy thôi.”
Vậy nên quan trọng là bạn muốn thời gian biểu của mình như thế nào. Lập sẵn thời khóa biểu ra để không bị rối tinh, khi vào cuộc chỉ nhắm tới mục tiêu đã định, nhớ kĩ mã số của các lớp muốn đăng kí nhé. Ngoài ra cũng đặt sẵn thời khóa biểu chung trên máy tính để tra cứu khi không may lớp bạn nhắm đến đã hết suất.
Đúng vậy, ngoài việc máy tính của bạn kết nối internet phải được đảm bảo thì bình tĩnh và kiên trì là chiến thuật then chốt. Cứ tưởng tượng hàng ngàn sinh viên đổ xô vào trang web cùng lúc, đứa nào cũng nóng vội F5 không ngừng nghỉ thì mạng không chậm, rồi không… sập mới là lạ.
Bạn cứ từ từ, có nhiều khi bạn login hàng chục lần mà vẫn bị báo lỗi, hãy cứ bình tĩnh và kiên trì đến khi vào được thì thôi. Đến lúc đăng kí môn học cũng vậy, sẽ rất thường xuyên có hiện tượng không hiện ra đủ số môn bạn đã đánh dấu, tiếp tục dùng thần chú “bình tĩnh và kiên trì” cho đến khi hiện ra đủ số môn. Nhanh tay đăng kí ngay những lớp đã nhắm đến, trong trường hợp xấu, lớp đó không đủ thì bình tĩnh tra cứu để đăng kí một lớp khác sao cho không trùng lịch các môn khác, đừng để mình bị phát hoảng nhé.
Kiểm tra kĩ càng và cẩn thận
Mai Thu (20 tuổi, ĐH BK) kể: “Lúc đăng kí phải cẩn thận xem mình đánh dấu đã chuẩn chưa. Chẳng hiểu vội vàng kiểu gì mà đăng kí nhầm thời gian, thành ra năm nhất thì mình nhởn nhơ không học Anh, đến năm hai thì vất vả cố mà chạy cho kịp tiến độ”.
Để tránh trường hợp như Mai Thu, sau khi hoàn tất thì bạn còn phải tiếp tục theo dõi trang web của trường để xem có chuyện gì bất thường không như là vì vội vàng mà đăng kí nhầm thời gian, hoặc trường hợp các lớp quá ít sinh viên đăng kí nên bị hủy, xem mình có trong số đen đủi đó không để tiếp tục hành trình đăng kí lại. Yên tâm là lần này bạn chỉ thay đổi 1, 2 môn nên sẽ đơn giản hơn nhiều nhé!
Theo Kenh14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: