Vườn Treo Babylon thật sự nằm ở đâu?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Vị trí thực sự của Vườn Treo Babylon vẫn còn là một bí ẩn chưa được giải đáp, nhưng những nghiên cứu mới đây đề xuất nên xem xét ở một nơi khác.

Với mái bậc thang dày đặc cây cỏ, bức tranh Vườn Treo Babylon này lấy cảm hứng từ những ghi chép của nhiều tác giả cổ điển. Những giả thuyết sau này đề xuất các khu vườn đi lên từng tầng theo kiểu bậc thang ziggurat Etemenanki, được thể hiện ở hậu cảnh. Tuy nhiên hầu hết các sử gia hiện đại đều cho rằng điều đó là bất khả thi trong kiến trúc. Ảnh: 3D Graphic Kais Jacob.

Với mái bậc thang dày đặc cây cỏ, bức tranh Vườn Treo Babylon này lấy cảm hứng từ những ghi chép của nhiều tác giả cổ điển. Những giả thuyết sau này đề xuất các khu vườn đi lên từng tầng theo kiểu bậc thang ziggurat Etemenanki, được thể hiện ở hậu cảnh. Tuy nhiên hầu hết các sử gia hiện đại đều cho rằng điều đó là bất khả thi trong kiến trúc. Ảnh: 3D Graphic Kais Jacob.

Khoảng năm 225 TCN, công trình sư người Hy Lạp Philo đã viết ra một danh sách gồm bảy temata – “những thứ phải thấy” – mà ngày nay được biết đến nhiều hơn với tên gọi Bảy Kỳ quan Thế giới Cổ đại: Đại Kim Tự Tháp ở Giza, Tượng thần Zeus ở Olympia; Đền thờ Artemis ở Ephesus; Lăng mộ Mausolus ở Halicarnassus; Tượng Thần mặt trời ở Rhodes;
Hải đăng Alexandria và, bí ẩn hơn cả là Vườn Treo Babylon.

Về sau danh sách của Philo có nhiều sửa đổi, các địa điểm khác được thêm vào và bỏ ra theo thị hiếu của thời đại. Nhưng bảy kỳ quan của Philo đã trở thành kinh điển, một bức tranh tổng thể về những đại công trình mà kích thước và trình độ kỹ thuật của chúng đã khiến cổ nhân phải kinh ngạc. Chỉ có Đại Kim Tự Tháp Giza (được xây dựng vào giữa thiên niên kỷ 3 TCN) vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay. Dù năm trong số bảy kỳ quan đã biến mất hoặc nằm lại dưới những tàn tích, nhưng những tư liệu và bằng chứng khảo cổ hiện có đã xác nhận chúng từng hiên ngang sừng sững, chứ không phải là sản phẩm của đồn đoán hay huyền thoại.

Tuy nhiên Vườn Treo Babylon, lưu truyền là công trình của quốc vương vĩ đại Nebuchadrezzar II (khoảng năm 605-561 TCN), là bí ẩn lớn nhất trong danh sách. Không có manh mối nào về những khu vườn như vậy ló dạng trong những tàn tích, hoặc trong bất kỳ nguồn sử liệu kham thảo nào của người Babylon. Cuộc săn lùng vườn ngự uyển này là một trong những phi vụ trớ trêu nhất trong giới học thuật vùng Lưỡng Hà, và những nhà khảo cổ học vẫn còn đang giải đố vị trí khả dĩ của khu vườn ở Babylon, cũng như những điểm đặc biệt của nó. Họ chưa thôi ngừng tranh luận về ý nghĩa của thuật ngữ “treo”, chúng trông như thế nào, chúng được chăm sóc ra sao, hay nói ngắn gọn hơn, liệu chúng có bao giờ tồn tại hay chưa.


Gạch tráng men từ phòng thiết triều trong cung điện vua Nebuchadrezzar ở Babylon. Bảo tàng Cận Đông Cổ đại, Berlin. Ảnh: GRANGER/ACI.

Gạch tráng men từ phòng thiết triều trong cung điện vua Nebuchadrezzar ở Babylon. Bảo tàng Cận Đông Cổ đại, Berlin. Ảnh: GRANGER/ACI.

Khu vườn biệt lập

Trừ Babylon, các đại công trình còn lại trong danh sách của Philo đều nằm trong hoặc gần phía đông Địa Trung Hải, lọt thỏm trong phạm vi ảnh hưởng của văn hoá Hy Lạp. Tuy nhiên Vườn Treo Babylon là công trình nằm ở ngoại vi phía đông, “một chuyến hành trình dài hơi đến vùng đất của người Ba Tư ở bờ bên kia sông Euphrates.”

Khi Philo viết những dòng này, Babylon và người Ba Tư đã khuất phục trước Alexander Đại Đế một thế kỷ trước (Alexander qua đời ở Babylon vào năm 323 TCN). Dù văn hoá Hy Lạp mở rộng về phía đông đến Trung Á cùng với quân đoàn của Alexander, nhưng Babylon và những di tích vang danh của nó đã khiến những độc giả của Philo không khỏi cảm thấy xa lạ.

Philo chép rằng, Vườn Treo tinh xảo nằm trên một nền xà cọ lớn đặt ngang trên những cột đá. Trên giàn xà cọ này là một lớp đất dày trồng mọi loại hoa thảo, một “việc trồng trọt treo trên đầu những người chiêm ngưỡng.”


Một con dấu Babylon khắc hình bò và cây có niên đại từ khoảng năm 1595-1200 TCN. Louvre, Paris. Ảnh: Erich Lessing/Album.

Một con dấu Babylon khắc hình bò và cây có niên đại từ khoảng năm 1595-1200 TCN. Louvre, Paris. Ảnh: Erich Lessing/Album.

Ngoài vẻ ngoài treo của nó, thiên nhiên kỳ diệu của khu vườn theo Philo còn nằm một phần ở tính đa dạng: “Mọi loài hoa, dù là tươi đẹp nhất, ngào ngạt nhất hay dễ chịu nhất đều ở đó”. Hệ thống tưới tiêu cũng kỳ diệu không kém: “Nước được hứng trên cao trong nhiều vại chứa, nằm rải rác khắp khu vườn”.

Các sử gia có thể dựa vào những tác phẩm có nhắc đến khu vườn của các nhà văn cổ điển sau này. Vào thế kỷ 1 TCN, nhà địa lý Strabo và sử gia Diodorus Siculus đều tả khu vườn là một “kỳ quan”. Diodorus, một tác giả người Hy Lạp từ Sicily, đã để lại một trong những miêu tả chi tiết nhất về khu vườn như một phần của tập sử thế giới đồ sộ 40 quyển, Bibliotheca historica. Giống như Philo, ông tả chi tiết hệ thống tinh xảo nâng đỡ “những thanh xà”: Hệ thống gồm “một lớp cỏ lau trộn trong một lượng lớn nhựa đường. Bên trên là hai lớp gạch nung, kết dính bằng xi măng và lớp thứ ba phủ chì nhằm ngăn hơi ẩm từ đất không thấm xuống dưới”. Theo Diodorus, những lớp này dày lên theo các tầng. Chúng “trồng dày đặc mọi loại cây đủ kích thước và vẻ đẹp, có thể mang lại niềm vui thú cho người chiêm ngưỡng,” và được tưới “bằng những cỗ máy đưa lượng nước dồi dào từ sông lên”.


Những bức tường của Babylon đang trải dài trước máy ảnh này được chụp vào đầu thế kỷ 20. Phù điêu hình động vật trên tường từng được trang trí bằng gạch tráng men. Ảnh: GRANGER/ACI.

Những bức tường của Babylon đang trải dài trước máy ảnh này được chụp vào đầu thế kỷ 20. Phù điêu hình động vật trên tường từng được trang trí bằng gạch tráng men. Ảnh: GRANGER/ACI.

Những ghi chép đầu tiên

Sau nhiều bối rối trước những ghi chép của Philo, Diodorus và những tác giả khác thế kỷ 1 TCN về Babylon và những di tích của nó, các sử gia đã lần ra những nguồn thành văn sơ khai của các học giả Hy Lạp làm việc trong và ngay sau thời trị vì của Alexander Đại Đế. Chạng hạn như Diodorus và Strabo đều cùng dựa trên những ghi chép về Babylon từ các tác giả thế kỷ 4 TCN như Callisthenes (sử gia triều đình của Alexander và cháu cố của triết gia Aristotle). Các học giả tin rằng đoạn sử trong Bibliotheca historica của Diodorus miêu tả Vườn Treo có nguồn gốc từ một tác phẩm của một tiểu sử gia Cleitarchus của Alexander Đại Đế. Cuối thế kỷ 4 TCN Cleitarchus đang viết sử. Tác phẩm của ông đã không còn nhưng được biết đến nhờ những ám chỉ tử các tác giả khác. Cuốn tiểu sử là một ghi chép sinh động và phiếm luận về tuổi tác của Alexander.


Những ghi chép cổ tả vườn ngự uyển Babylon có mái bậc thang, mỗi mái trồng đầy những kỳ hoa dị thảo tươi tốt và ngát hương. Ảnh: Santi Pérez.

Những ghi chép cổ tả vườn ngự uyển Babylon có mái bậc thang, mỗi mái trồng đầy những kỳ hoa dị thảo tươi tốt và ngát hương. Ảnh: Santi Pérez.

Một nguồn tin quan trọng khác về khu vườn được tư tế Babylon Berossus ghi chép lại. Ông sống vào đầu thế kỷ 3 TCN (ngay sau thời Cleitarchus, và vài thập kỷ trước thời Philo). Từ đánh giá trong các ghi chép khác đã thất truyền, Berossus dường như đã giới thiệu chi tiết về khu vườn, vốn là nguồn cảm hứng của nhiều hoạ sĩ hàng thế kỷ sau. Ông viết về những mái đá bằng trên cao rợp bóng kỳ hoa dị thảo. Berossus cũng chép rằng quốc vương Nebuchadrezzar II xây dựng khu vườn ở Babylon để tôn vinh vợ mình, Amytis xứ Media, vì bà đã luôn mong mỏi được ngắm nhìn khung cảnh non nước trù phú của quê hương Ba Tư.

Câu chuyện nhuốm màu lãng mạn này đã giúp khu vườn có chỗ đứng trong tâm khảm quần chúng. Nhưng các sử gia phải đối mặt với một vấn đề: Mọi nguồn đề cập đến vườn Babylon treo hoặc phân bậc đều có niên đại sớm nhất từ thế kỷ 4 TCN. Sử gia Hy Lạp Herodotus viết sử vào thế kỷ 5 TCN, chỉ một thế kỷ sau thời vua Nebuchadrezzar, lại không hề đề cập đến những khu vườn phi thường này khi miêu tả Babylon trong Sử ký của ông. Đáng thất vọng hơn là những cứ liệu lẽ ra sẽ làm sáng tỏ về khu vườn, những tư liệu được phát hiện từ thời trị vì của Nebuchadrezzar cũng không nhắc chút gì về khu vườn trên cao trong thành phố.

Nhầm lẫn lịch sử

Sử gia người Do Thái La Mã thế kỷ 1 Josephus viết rằng khu vườn nằm trọn trong chính điện của Babylon. Trong những cuộc khai quật tàn tích Babylon đầu tiên được nhà khảo cổ học người Đức Robert Koldewey chỉ đạo từ năm 1899 đến năm 1917, một kiến trúc đồ sộ hình vòm đã được đào lên ở hướng đông bắc của Cung điện phía Nam.

Koldewey tin đây chính là kiến trúc đã nâng đỡ khu vườn trứ danh. Nó được làm từ đá chạm khắc, bền hơn khi tiếp xúc hơi ẩm so với gạch bùn. Những bức tường cực dày của nó hoàn hảo cho việc nâng đỡ siêu kết cấu nặng nề ấy. Ngoài ra, còn có bằng chứng về những miệng giếng mà theo Koldewey là một phần của hệ thống tưới tiêu của khu vườn.

Tuy nhiên ngày nay hầu hết các học giả đều đồng tình công trình có thể là một kho chứa đồ. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được một số bình chứa từ địa điểm ấy, nhưng bằng chứng thuyết phục nhất là một phiến đá hình nêm từ thời quốc vương Nebuchadrezzar II. Bản ghi này chứa thông tin chi tiết về việc phân phát dầu mè, ngũ cốc, chà là, gia vị và những tù binh cấp cao.


Trong lúc khai quật Babylon, nhà khảo cổ học người Đức Robert Koldewey tin rằng ông đã tìm thấy siêu kiến trúc Vườn Treo. Hiện các chuyên gia lại cho rằng đó là một phòng chứa đồ. Ảnh: BPK/SCALA, Florence.

Trong lúc khai quật Babylon, nhà khảo cổ học người Đức Robert Koldewey tin rằng ông đã tìm thấy siêu kiến trúc Vườn Treo. Hiện các chuyên gia lại cho rằng đó là một phòng chứa đồ. Ảnh: BPK/SCALA, Florence.

Cuộc khai quật của Koldewey là nổi tiếng nhất vì đã phát hiện nền móng của một kiến trúc kỳ quan từng tồn tại: ziggurat của Babylon, hay tháp bậc thang. Một thập kỷ sau, trong lúc nhà khảo cổ học người Anh Leonard Woolley đang khai quật thành cổ Ur của người Summeria ở đông nam Babylon, ông đã để ý đến những lỗ trống hay xuất hiện trên tường gạch của ziggurat ở đó. Phải chăng đây là những bằng chứng về một loại hệ thống thoát nước hay tưới tiêu nào đó cung cấp cho khu vườn trên bề mặt của Ziggurat xứ Ur? Woodley suy đoán, có lẽ hệ thống này sau đó đã được dùng để thiết kế nên Vườn Treo Babylon.

Có lẽ sự quan tâm dữ dội của công chúng đã làm dấy lên một giả thuyết như vậy, và Woodley chấp nhận giả thuyết đó. Nhưng phần đông các nhà khảo cổ học đều đồng tình rằng đánh giá tỉnh táo ban đầu của ông mới là đúng: Những lỗ đó được khoét để giúp tường gạch khô đều trong quá trình xây dựng.


Vua Nebuchadrezzar II bước lên Vườn Treo Babylon trong tranh minh hoạ vào thế kỷ 20, còn có Cổng Ishtar. Ảnh: BRIDGEMAN/ACI

Vua Nebuchadrezzar II bước lên Vườn Treo Babylon trong tranh minh hoạ vào thế kỷ 20, còn có Cổng Ishtar. Ảnh: BRIDGEMAN/ACI

Trước sự thiếu thốn về tư liệu và bằng chứng khảo cổ, một số chuyên gia đã chọn đổi hướng nhiệm vụ tìm kiếm Vườn Treo hoàn toàn: Lỡ như ngay từ đầu nó không nằm ở Babylon thì sao? Kỳ quan thế giới này rất có thể đã được đặt ở một thành phố hoàn toàn khác.

Giả thuyết trên không hoàn toàn mới mẻ như thoạt nghe lần đầu: Các nguồn tư liệu Hy-La đề cập đến Vườn Treo có xu hướng đan xen thông tin lịch sử với truyền thuyết và thần thoại, và việc thuật lại lịch sử các nền văn minh Lưỡng Hà vĩ đại thường nhầm lẫn Assyria và Babylon. Ví dụ như Diodorus đặt Nineveh, thủ phủ của đế chế Assyria bên bờ sông Euphrate, dù thực tế thành phố nằm trên hai bên bờ của sông Tigris.


1648023190821.png

Trong một sử đoạn khác, Diodorus miêu tả những bức tường của Babylon, thể hiện chi tiết nhiều hình ảnh động vật bị săn bởi “Nữ hoàng Semiramis trên lưng ngựa khi nàng ném lao vào một con báo, và gần đó là chồng nàng Ninus, chàng đâm ngọn giáo vào một con sư tử”. Không có cảnh săn bắt nào như vậy được tìm thấy ở Babylon. Tuy nhiên nó tương đồng mật thiết với những phù điêu săn bắt thời tân Assyria được khắc trên tường đá của Cung điện phía Bắc ở Nineveh.

Vườn Treo Nineveh?

Sau một nghiên cứu gần đây, chuyên gia Assyria học Stephanie Dalley Đại học Oxford đã nêu quan điểm Vườn Treo không phải do vua Nebuchadrezzar II xây dựng ở Babylon, mà là được một vị vua người Assyria Sennacherib xây dựng ở Nineveh (khoảng năm 704-681 TCN). Luận văn của cô dựa trên biên niên sử thời trị vì của vị vua ấy, được khắc trên những tảng đá hình lăng trụ. Có lần nọ, nhà vua khoe về công trình tưởng niệm khổng lồ mà ông đã phụ trách: “Ta nâng chiều cao của cảnh vật quanh cung điện thành một Kỳ quan cho mọi dân tộc… Một khu vườn trên cao phỏng theo dãy núi Amanus mà ta đã đặt vào mọi loại hoa thảo ngát hương”.

Với kỳ quan và chiều cao được nhắc đến, sử đoạn trên đã thuật lại nhiều đặc điểm quan trọng của Vườn Treo. Tương tự như cách những nhà văn cổ điển nói về chuyện vua Babylon tái hiện khung cảnh Ba Tư, biên niên sử của Sennacherib kể rằng khu vườn phỏng theo ngọn núi Amanus, một dãy núi ở cực nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.


Bảo tàng Anh ở London lưu giữ bức phù điêu tinh xảo này từ Nineveh, khắc hoạ một khu vườn tươi tốt và được tưới tiêu thường xuyên. Bức phù điêu được tạo ra dưới thời trị vì của Ashurbanipal (668-627 TCN), cháu trai của vua Sennacherib. Có thể vua Sennacherib đã xây dựng khu vườn trong quá trình xây dựng công trình tưởng niệm nằm trong đại cương của mình. Các học giả xem bức phù điêu này là hình ảnh đại diện hoàn thiện nhất của một vườn ngự uyển Assyria; một số học giả cũng cho rằng nó đại diện cho Vườn Treo nổi tiếng. Vị vua đứng ở trung tâm mái hiên và đang chiêm ngưỡng khu vườn tráng lệ. Phía bên phải, một cầu dẫn nước có mái vòm dẫn nước chảy đến các mương khác tưới tiêu cho khu vườn. Cây xanh được trồng khắp các con dốc, cho thấy sự liên tiếp của những bậc thang, một sự bố trí phù hợp với miêu tả của Vườn Treo Babylon. Ảnh: SPL/AGE FOTOSTOCK.

Bảo tàng Anh ở London lưu giữ bức phù điêu tinh xảo này từ Nineveh, khắc hoạ một khu vườn tươi tốt và được tưới tiêu thường xuyên. Bức phù điêu được tạo ra dưới thời trị vì của Ashurbanipal (668-627 TCN), cháu trai của vua Sennacherib. Có thể vua Sennacherib đã xây dựng khu vườn trong quá trình xây dựng công trình tưởng niệm nằm trong đại cương của mình. Các học giả xem bức phù điêu này là hình ảnh đại diện hoàn thiện nhất của một vườn ngự uyển Assyria; một số học giả cũng cho rằng nó đại diện cho Vườn Treo nổi tiếng. Vị vua đứng ở trung tâm mái hiên và đang chiêm ngưỡng khu vườn tráng lệ. Phía bên phải, một cầu dẫn nước có mái vòm dẫn nước chảy đến các mương khác tưới tiêu cho khu vườn. Cây xanh được trồng khắp các con dốc, cho thấy sự liên tiếp của những bậc thang, một sự bố trí phù hợp với miêu tả của Vườn Treo Babylon. Ảnh: SPL/AGE FOTOSTOCK.

Một bức phù điêu từ thời cháu trai của Sennacherib, Ashurbanipal (khoảng năm 668-627 TCN) khắc hoạ vườn cây phân bố khắp con dốc bên dưới mái hiên. Dòng nước từ một cầu dẫn rẽ nhánh thành nhiều con mương đầy cá vẫy vùng. Giả thuyết cho rằng công viên giải trí của Nineveh rất có thể là Vườn Treo trứ danh càng được tài năng cải tiến kỹ thuật của Sennacherib củng cố. Ông tự nhận mình là người “thông minh hiểu biết”. Kho lưu trữ thời ông trị vì có rất nhiều tài liệu tham khảo về những hệ thống tiêu nước tài ba, và một số sử gia ghi nhận công lao của ông về phát minh vít nước Archimedes. Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy một hệ thống cầu dẫn nước, được xây dựng dưới thời của Sennacherib từ 2 triệu khối đá, mang nước đến thành phố qua thung lũng Jerwan.


Lăng trụ Taylor khắc những kỳ công của Sennacherib. Những lăng trụ khác tìm thấy tại Nineveh ghi lại chi tiết những cải tiến của ông trong kỹ thuật và xây dựng khu vườn. Bảo tàng Anh, London. Ảnh: Bảo tàng Anh/Scala, Florence.

Lăng trụ Taylor khắc những kỳ công của Sennacherib. Những lăng trụ khác tìm thấy tại Nineveh ghi lại chi tiết những cải tiến của ông trong kỹ thuật và xây dựng khu vườn. Bảo tàng Anh, London. Ảnh: Bảo tàng Anh/Scala, Florence.

Công trình ở Jerwna ấy nằm trên lộ tuyến đi đến trận chiến quyết định của Alexander Đại Đế với người Ba Tư ở Gaugamela năm 331 TCN. Dally lập luận có thể Alexander đã nhìn thấy cầu dẫn nước khi đi qua Nineveh. Những thắc mắc của ông về hệ thống nước tinh vi này và khu vườn của thành phố đã làm nảy mầm câu chuyện về Vườn Treo, khiến giới học giả nhầm lẫn và sau đó tưởng lầm là Babylon. Nếu giả thuyết đó đúng, nó sẽ giải quyết một bí ẩn rất lớn trong giới khảo cổ, và không có gì nghi ngờ khi Vườn Treo Nineveh chính là một kỳ quan.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
bài viết rất tuyệt. mình đã hiểu thêm rất nhiều về kỳ quan này. Quả thực nó đúng là công trình vĩ đại dù đã trải qua rất nhiều năm.
 
×
Quay lại
Top Bottom