- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Như Lao Động đã đưa tin, đến chiều tối 4.4, hơn 150 người ở xã Đăc Ngo (huyện Tuy Đức) vẫn tiếp tục phá rừng tại các tiểu khu 1523, 1529 do Công ty lâm nghiệp Quảng Tín quản lý bất chấp nỗ lực ngăn chặn của các lực lượng chức năng.
Theo tính toán sơ bộ của các chủ rừng, diện tích rừng tự nhiên bị thiệt hại đã lên tới cả trăm hécta và có thể nhiều hơn nữa, nếu UBND huyện Tuy Đức không sớm hoàn thành dự án ổn định dân cư tại xã Đắc Ngo.
Dân thiếu đất sản xuất
Ông Thân Văn Hòa - Giám đốc Công ty lâm nghiệp Quảng Tín - cho biết: “Ngoài số người bám trụ cả đêm trong rừng, sáng 5.4 lại có thêm khoảng 40 người tại điểm dân cư số 1 và điểm dân cư số 2 kéo vào tiểu khu 1523 và 1529. Hạt kiểm lâm và Công an huyện Tuy Đức, Công an và Xã đội Đắc Ngo đã cử lực lượng hỗ trợ chúng tôi, nhưng do số người phá rừng quá đông và được trang bị cả súng tự chế nên không làm gì được”.
Trước tình hình trên, chiều 5.4, hơn 30 người gồm cảnh sát cơ động và kiểm lâm cơ động tỉnh Đắc Nông đã được tăng cường vào các tiểu khu trên. Tuy nhiên, đến 18 giờ chiều 5.4, đám đông quá khích vẫn ngang nhiên phá rừng trước sự chứng kiến của lực lượng chức năng.
Ông Lê Văn Minh - Chủ tịch UBND xã Đắc Ngo - cho biết: “Điểm dân cư số 1 và số 2 có khoảng 500 hộ vốn là dân di cư tự do rải rác trong tỉnh, được đưa về xã Đắc Ngo nhằm ổn định cuộc sống, hạn chế nạn phá rừng. Hiện 446 hộ đã được cấp đất ở với định mức 400m2/hộ, được hỗ trợ tiền làm nhà 8 triệu đồng/hộ và được đầu tư một số hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh. Đồng thời, UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi hơn 1.000ha rừng và đất lâm nghiệp tại tiểu khu 1541 của Công ty lâm nghiệp Quảng Tín để cấp cho các hộ này.
Vấn đề là hiện có 777ha đã bị những hộ dân khác xâm canh, công tác thu hồi đất gặp nhiều khó khăn”.
Chỉ trong 2 ngày, hàng chục hecsta rừng già tại các tiểu khu 1523, 1529 đã bị chặt rụi.
Cả trăm hécta rừng ngã xuống
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ phá rừng trái phép không chỉ ở lâm phần Cty lâm nghiệp Quảng Tín. Trước đó, ngày 8 - 9.3, hơn 200 người dân ở các điểm dân cư nói trên đã tràn sang địa phận xã Quảng Trực, chặt phá hơn 50ha rừng do Cty TNHH Hoàng Ba quản lý.
Ông Lê Đức Huy - Phó GĐ Cty Hoàng Ba - kể: “Chúng tôi đã báo cáo và được Hạt kiểm lâm, CA huyện Tuy Đức hỗ trợ, nhưng cũng không thể ngăn chặn nổi. Trong hơn 200 người đó, có hơn chục người đưa súng tự chế ra dọa bắn, số khác cầm dao rượt đuổi nên chúng tôi cũng không làm gì được. Sau 2 ngày chặt phá, họ bảo đất chỗ Cty tôi xấu nên không lấy nữa, rồi tự động ra về”.
Còn tại Cty lâm nghiệp Quảng Tín, đây vụ phá rừng thứ tư kể từ giữa tháng 2 đến nay với diện tích thiệt hại khoảng gần 50ha, toàn bộ đều do nhóm người ở các điểm dân cư xã Đắc Ngo thực hiện. Theo nhận định của các đơn vị chủ rừng, tình trạng phá rừng ở Tuy Đức chắc chắn còn tiếp diễn với tính chất nghiêm trọng hơn, nếu UBND huyện vẫn lúng túng trong việc giải quyết đất sản xuất cho 500 hộ dân thuộc dự án ổn định dân cư tại xã Đắc Ngo.
Theo tính toán sơ bộ của các chủ rừng, diện tích rừng tự nhiên bị thiệt hại đã lên tới cả trăm hécta và có thể nhiều hơn nữa, nếu UBND huyện Tuy Đức không sớm hoàn thành dự án ổn định dân cư tại xã Đắc Ngo.
Dân thiếu đất sản xuất
Ông Thân Văn Hòa - Giám đốc Công ty lâm nghiệp Quảng Tín - cho biết: “Ngoài số người bám trụ cả đêm trong rừng, sáng 5.4 lại có thêm khoảng 40 người tại điểm dân cư số 1 và điểm dân cư số 2 kéo vào tiểu khu 1523 và 1529. Hạt kiểm lâm và Công an huyện Tuy Đức, Công an và Xã đội Đắc Ngo đã cử lực lượng hỗ trợ chúng tôi, nhưng do số người phá rừng quá đông và được trang bị cả súng tự chế nên không làm gì được”.
Trước tình hình trên, chiều 5.4, hơn 30 người gồm cảnh sát cơ động và kiểm lâm cơ động tỉnh Đắc Nông đã được tăng cường vào các tiểu khu trên. Tuy nhiên, đến 18 giờ chiều 5.4, đám đông quá khích vẫn ngang nhiên phá rừng trước sự chứng kiến của lực lượng chức năng.
Ông Lê Văn Minh - Chủ tịch UBND xã Đắc Ngo - cho biết: “Điểm dân cư số 1 và số 2 có khoảng 500 hộ vốn là dân di cư tự do rải rác trong tỉnh, được đưa về xã Đắc Ngo nhằm ổn định cuộc sống, hạn chế nạn phá rừng. Hiện 446 hộ đã được cấp đất ở với định mức 400m2/hộ, được hỗ trợ tiền làm nhà 8 triệu đồng/hộ và được đầu tư một số hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh. Đồng thời, UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi hơn 1.000ha rừng và đất lâm nghiệp tại tiểu khu 1541 của Công ty lâm nghiệp Quảng Tín để cấp cho các hộ này.
Vấn đề là hiện có 777ha đã bị những hộ dân khác xâm canh, công tác thu hồi đất gặp nhiều khó khăn”.
Chỉ trong 2 ngày, hàng chục hecsta rừng già tại các tiểu khu 1523, 1529 đã bị chặt rụi.
Cả trăm hécta rừng ngã xuống
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ phá rừng trái phép không chỉ ở lâm phần Cty lâm nghiệp Quảng Tín. Trước đó, ngày 8 - 9.3, hơn 200 người dân ở các điểm dân cư nói trên đã tràn sang địa phận xã Quảng Trực, chặt phá hơn 50ha rừng do Cty TNHH Hoàng Ba quản lý.
Ông Lê Đức Huy - Phó GĐ Cty Hoàng Ba - kể: “Chúng tôi đã báo cáo và được Hạt kiểm lâm, CA huyện Tuy Đức hỗ trợ, nhưng cũng không thể ngăn chặn nổi. Trong hơn 200 người đó, có hơn chục người đưa súng tự chế ra dọa bắn, số khác cầm dao rượt đuổi nên chúng tôi cũng không làm gì được. Sau 2 ngày chặt phá, họ bảo đất chỗ Cty tôi xấu nên không lấy nữa, rồi tự động ra về”.
Còn tại Cty lâm nghiệp Quảng Tín, đây vụ phá rừng thứ tư kể từ giữa tháng 2 đến nay với diện tích thiệt hại khoảng gần 50ha, toàn bộ đều do nhóm người ở các điểm dân cư xã Đắc Ngo thực hiện. Theo nhận định của các đơn vị chủ rừng, tình trạng phá rừng ở Tuy Đức chắc chắn còn tiếp diễn với tính chất nghiêm trọng hơn, nếu UBND huyện vẫn lúng túng trong việc giải quyết đất sản xuất cho 500 hộ dân thuộc dự án ổn định dân cư tại xã Đắc Ngo.