- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Họ nghỉ học, cúp tiết để đi làm thêm, rồi lại lấy tiền làm thêm để...đóng phí học lại. Sự mâu thuẫn đó tạo thành một vòng lặp khép kín, không điểm dừng.
Thức khuya làm thêm, thức khuya học lại
Đang là sinh viên năm 4, trong khi bạn bè chuẩn bị ra trường để chính thức đi làm thì Q.C (trường ĐH Bách Khoa) vẫn đang chật vật trả nợ khá nhiều môn đại cương từ năm 2. Giỏi ở kiến thức chuyên ngành (Q.C học công nghệ thông tin) nhưng anh chàng thường xuyên vắng mặt trên giảng đường vì phải đi làm thêm ở một công ti chuyên về linh kiện máy tính. “Mức lương ở đây rất khá, nếu có bằng đại học và đã ra trường, với năng lực của mình thì có thể kiếm được hơn thế. Học trên lớp chán và không có tính ứng dụng cao” Vì vậy, có nhiều môn Q.C học lại đến lần thứ 3 nhưng vẫn chưa thể qua được. Khi thì anh chàng còn bận trên công ti không thi cuối kì được, lúc lại đi học quá ít nên bị cấm thi, hoặc không có thời gian để học bài. “Công việc đang rất nhiều nên mình không thể nghỉ ngang một cách vô trách nhiệm được. Mình phải thức khuya thường xuyên để hoàn thành nốt những việc dang dở và phát triển thêm những dự án mới, nếu làm tốt mình sẽ được thăng chức, còn các môn học thì khi nào làm xong việc mình sẽ học, thời gian còn nhiều mà” - Q.C cho biết
Biết sai nhưng vẫn tiếp tục?
Thực tế, Q.C nói riêng và những bạn sinh viên đang đi làm nói chung đều hiểu nỗi khổ khi “ôm đồm” quá nhiều việc cùng lúc. “Khi đã đi làm, rất khó để tránh khỏi sức cám dỗ của đồng tiền. Đợi đến ngày ra trường để rồi vác đơn đi xin việc thì thấy khó khăn quá, nếu đầu tư từ bây giờ thì cơ hội mở đến với mình hơn, nhưng, điều gì cũng có cái giá cả” - Thanh Tâm (sinh viên năm 2 ĐH Sư Phạm) chia sẻ.
Nhiều bạn phải nghỉ học để đi làm cả ngày vì nếu làm vào giờ cao điểm thì mức lương sẽ cao hơn, hoặc họ tranh thủ online để làm việc ngay khi ở trên giảng đường, bởi vì theo họ, “môn học quá chán mà cứ ngồi ngủ gật cũng thế, chi bằng tận dụng thời gian có phải hơn không”.
Dù biết không đi học sẽ phải học lại, nhưng họ sẵn sàng…dùng tiền làm thêm để đóng học phí học lại, để rồi…tiếp tục bỏ để đi làm thêm. “Ít ra thì mình học lại và mình vẫn có tiền để dùng, còn hơn là thức khuya để học bài mà không chắc là đậu hay rớt khi mình không thích học” - Q.C nói.
Lối thoát cho “vòng lặp”
Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều mục tiêu, dự định và ước mơ. Nhưng điều quan trọng nhất là phải biết tạo sự ưu tiên cho chính mình. Bạn không thể vừa đánh răng vừa…thổi sáo, vì vậy hãy biết gác lại một việc để làm việc khác có mức độ ưu tiên cao hơn. Thời gian còn rất dài và tuổi bạn còn trẻ, hãy suy nghĩ theo hướng ổn định lâu dài. Thà nghỉ làm một thời gian để học cho xong, còn hơn đi làm mà việc học liên tục dang dở. Chính bạn phải là người tự định hướng cho mình. Công việc không ổn định, nhưng kiến thức sẽ khiến bạn tiến xa, hãy quyết định ngay từ bây giờ bạn nhé!
Theo Mực Tím
Thức khuya làm thêm, thức khuya học lại
Đang là sinh viên năm 4, trong khi bạn bè chuẩn bị ra trường để chính thức đi làm thì Q.C (trường ĐH Bách Khoa) vẫn đang chật vật trả nợ khá nhiều môn đại cương từ năm 2. Giỏi ở kiến thức chuyên ngành (Q.C học công nghệ thông tin) nhưng anh chàng thường xuyên vắng mặt trên giảng đường vì phải đi làm thêm ở một công ti chuyên về linh kiện máy tính. “Mức lương ở đây rất khá, nếu có bằng đại học và đã ra trường, với năng lực của mình thì có thể kiếm được hơn thế. Học trên lớp chán và không có tính ứng dụng cao” Vì vậy, có nhiều môn Q.C học lại đến lần thứ 3 nhưng vẫn chưa thể qua được. Khi thì anh chàng còn bận trên công ti không thi cuối kì được, lúc lại đi học quá ít nên bị cấm thi, hoặc không có thời gian để học bài. “Công việc đang rất nhiều nên mình không thể nghỉ ngang một cách vô trách nhiệm được. Mình phải thức khuya thường xuyên để hoàn thành nốt những việc dang dở và phát triển thêm những dự án mới, nếu làm tốt mình sẽ được thăng chức, còn các môn học thì khi nào làm xong việc mình sẽ học, thời gian còn nhiều mà” - Q.C cho biết
Biết sai nhưng vẫn tiếp tục?
Thực tế, Q.C nói riêng và những bạn sinh viên đang đi làm nói chung đều hiểu nỗi khổ khi “ôm đồm” quá nhiều việc cùng lúc. “Khi đã đi làm, rất khó để tránh khỏi sức cám dỗ của đồng tiền. Đợi đến ngày ra trường để rồi vác đơn đi xin việc thì thấy khó khăn quá, nếu đầu tư từ bây giờ thì cơ hội mở đến với mình hơn, nhưng, điều gì cũng có cái giá cả” - Thanh Tâm (sinh viên năm 2 ĐH Sư Phạm) chia sẻ.
Nhiều bạn phải nghỉ học để đi làm cả ngày vì nếu làm vào giờ cao điểm thì mức lương sẽ cao hơn, hoặc họ tranh thủ online để làm việc ngay khi ở trên giảng đường, bởi vì theo họ, “môn học quá chán mà cứ ngồi ngủ gật cũng thế, chi bằng tận dụng thời gian có phải hơn không”.
Dù biết không đi học sẽ phải học lại, nhưng họ sẵn sàng…dùng tiền làm thêm để đóng học phí học lại, để rồi…tiếp tục bỏ để đi làm thêm. “Ít ra thì mình học lại và mình vẫn có tiền để dùng, còn hơn là thức khuya để học bài mà không chắc là đậu hay rớt khi mình không thích học” - Q.C nói.
Lối thoát cho “vòng lặp”
Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều mục tiêu, dự định và ước mơ. Nhưng điều quan trọng nhất là phải biết tạo sự ưu tiên cho chính mình. Bạn không thể vừa đánh răng vừa…thổi sáo, vì vậy hãy biết gác lại một việc để làm việc khác có mức độ ưu tiên cao hơn. Thời gian còn rất dài và tuổi bạn còn trẻ, hãy suy nghĩ theo hướng ổn định lâu dài. Thà nghỉ làm một thời gian để học cho xong, còn hơn đi làm mà việc học liên tục dang dở. Chính bạn phải là người tự định hướng cho mình. Công việc không ổn định, nhưng kiến thức sẽ khiến bạn tiến xa, hãy quyết định ngay từ bây giờ bạn nhé!
Theo Mực Tím