- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Đang chuẩn bị bước ra khỏi quán ăn thì có một cụ già yếu ớt chìa tay ra xin tiền.
Trong khi tôi chuẩn bị tìm tiền lẻ cho cụ thì cô bạn đi cùng lại thản nhiên: “Chúng ta đi thôi, coi chừng bị lừa!”
Tôi vẫn nấn ná thêm chút nữa, bày tỏ: “Cậu không thấy cụ đã quá già yếu sao? Lừa đảo gì ở đây chứ?”. Nhỏ im lặng. Đợi tôi đưa tiền lẻ cho cụ, đi một quãng xa, nhỏ mới lên tiếng: “Mình xin lỗi. Có thể niềm tin của mình đã bị đánh mất. Bị nhiều người lừa bằng cách lợi dụng sự thương cảm, nên mình đâm ra…vô cảm luôn”. Tôi gật đầu, không trách cô bạn. Vì tôi cũng đã từng cư xử rất đẹp, rất nhân đạo, rồi khi phát hiện mình bị lừa, tôi lại thất vọng, và không còn cảm thấy thương tâm trước những mảnh đời bất hạnh. Một thời gian dài, tôi sống rất vô cảm, và tự nhủ: “Những tờ tiền lẻ không đáng là bao, nhưng khi bị lừa gạt thì cảm thấy không dễ chịu chút nào. Nên không thể dung túng cho cái xấu được. Thời bây giờ đừng sống quá tốt vì chưa chắc đã được ngợi ca”.
Tôi đã từng thấy một cậu bé sau khi đi xin tiền nhiều người thì bước vào tiệm net chơi điện tử cả ngày, hay như một bà cụ sau khi đếm tiền xin được của người qua đường thì thản nhiên đứng dậy, cho xấp tiền dày cộm vào túi và bước đi rất kiêu hãnh, cứ như là bà ấy vừa “thắng lớn” trong một vụ cá cược, và chúng tôi là những người “bại trận” khi đã quá nhẹ dạ cả tin… Vài ngàn lẻ không là gì, nhưng cho đúng người thì mới thật sự có giá trị và ý nghĩa. Còn nếu bị lừa, dù ít hay nhiều, chúng ta vẫn cảm thấy tiếc và…tức
Nhưng có nên vì thế mà chúng ta đánh mất đi tình thương yêu giữa con người với nhau và trở nên vô cảm hay không?
Một clip trên youtube làm tôi suy nghĩ mãi. Có một người đàn ông trung niên bị móc túi ở bến xe. Ông ấy cứ đi qua đi lại trên xe khách và nói lớn như van xin kẻ cắp: “Ai lấy cái bóp thì làm ơn trả lại em giấy tờ trong đó, em chỉ cần giấy tờ thôi. Ai lấy thì làm ơn đi mà, không có giấy tờ thì em không về nhà được”. Nhìn mắt ông ấy hơi đỏ và hoang mang, giọng nói hấp tấp, đi đi lại lại suốt, nhưng không một ai lên tiếng, kẻ cắp cũng chẳng dại gì đưa lại giấy tờ xe để “lạy ông tôi ở bụi này”. Mọi người dửng dưng, chẳng ai thèm đoái hoài đến người đàn ông tội nghiệp. Tôi nghĩ, nếu cả chiếc xe buýt cùng nhau giúp đỡ và truy tìm ra chiếc bóp ấy, thì làm sao kẻ móc túi có thể chạy thoát được trước sự đoàn kết của nhiều người. Nhưng tiếc là, không ai “rảnh hơi” để làm việc này vì họ sợ bị dính vào rắc rối.
Những câu chuyện gần đây như gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự vô cảm của chúng ta. Điển hình là chuyện em bé 2 tuổi người Trung Quốc không được ai cứu khi bị tai nạn, dù trong khoảng thời gian đó có đến 18 người đi ngang qua và chứng kiến. Sự vô cảm được phân tích và mổ xẻ lên trên rất nhiều diễn đàn, và chúng ta có dịp nhìn lại bản thân, rồi…ngỡ ngàng: “Sao bây giờ mình lại vô cảm đến như vậy?”
Và chúng ta có nên vì bị đánh lừa một vài lần mà đánh mất niềm tin vào tất cả, kể cả sự cảm thông giữa người và người?
“Lúc nào cũng thể hiện sự nhân đạo, chia sẻ, thì có ta chính ta đang tiếp tay cho cái xấu mà không biết” — Cô bạn của tôi nói — “Nhưng nếu như nhiều người thật sự khó khăn cần ta giúp đỡ, thì làm sao để phân biệt đây”
Tôi không rõ. Nhưng tôi có một niềm tin. Bởi vì cuộc sống này rất muôn màu. Bên cạnh những mảng tối còn có rất nhiều màu sắc tươi sáng. Vì thế, khi bạn cảm thấy động lòng trắc ẩn, đừng do dự khi phải giúp đỡ. Dù cho bạn bị lừa hay không, cũng đừng bận tâm đến điều đó quá nhiều. Hạnh phúc là khi cho đi mà không cần nhận lại, là giúp người khác mà không cần nghĩ đến bản thân mình. Rồi sẽ đến một lúc nào đó, bạn cần sự giúp đỡ, và có người chìa tay ra chia sẻ cùng bạn. Khi ấy, bạn sẽ mỉm cười: “Hóa ra, cuộc sống này thật đẹp”
Nếu bạn cảm thấy chính mình đang trở nên vô cảm đến đáng sợ, chỉ vì cái gọi là “niềm tin”, thì hãy tự thức tỉnh chính mình. Ranh giới giữa “vô cảm” và “tàn nhẫn” rất gần nhau, thế nên hãy cố gắng sống tốt và đừng do dự gì cả.
Trong khi tôi chuẩn bị tìm tiền lẻ cho cụ thì cô bạn đi cùng lại thản nhiên: “Chúng ta đi thôi, coi chừng bị lừa!”
Tôi vẫn nấn ná thêm chút nữa, bày tỏ: “Cậu không thấy cụ đã quá già yếu sao? Lừa đảo gì ở đây chứ?”. Nhỏ im lặng. Đợi tôi đưa tiền lẻ cho cụ, đi một quãng xa, nhỏ mới lên tiếng: “Mình xin lỗi. Có thể niềm tin của mình đã bị đánh mất. Bị nhiều người lừa bằng cách lợi dụng sự thương cảm, nên mình đâm ra…vô cảm luôn”. Tôi gật đầu, không trách cô bạn. Vì tôi cũng đã từng cư xử rất đẹp, rất nhân đạo, rồi khi phát hiện mình bị lừa, tôi lại thất vọng, và không còn cảm thấy thương tâm trước những mảnh đời bất hạnh. Một thời gian dài, tôi sống rất vô cảm, và tự nhủ: “Những tờ tiền lẻ không đáng là bao, nhưng khi bị lừa gạt thì cảm thấy không dễ chịu chút nào. Nên không thể dung túng cho cái xấu được. Thời bây giờ đừng sống quá tốt vì chưa chắc đã được ngợi ca”.
o0o
Và tôi chợt nhật ra, nhiều người cũng có suy nghĩ giống mình. Họ nghĩ rằng bản thân họ đã từng bị đánh lừa, từng thương hại và từng chia sẻ một vài đồng lẻ cho những người ăn xin, nhưng rồi thất vọng khi thấy những người ăn xin đó hoàn toàn không tội nghiệp như họ hình dung…Tôi đã từng thấy một cậu bé sau khi đi xin tiền nhiều người thì bước vào tiệm net chơi điện tử cả ngày, hay như một bà cụ sau khi đếm tiền xin được của người qua đường thì thản nhiên đứng dậy, cho xấp tiền dày cộm vào túi và bước đi rất kiêu hãnh, cứ như là bà ấy vừa “thắng lớn” trong một vụ cá cược, và chúng tôi là những người “bại trận” khi đã quá nhẹ dạ cả tin… Vài ngàn lẻ không là gì, nhưng cho đúng người thì mới thật sự có giá trị và ý nghĩa. Còn nếu bị lừa, dù ít hay nhiều, chúng ta vẫn cảm thấy tiếc và…tức
Nhưng có nên vì thế mà chúng ta đánh mất đi tình thương yêu giữa con người với nhau và trở nên vô cảm hay không?
o0o
Xã hội mà tôi đang sống, khác xa với xã hội của vài năm trước. Rất nhiều. Ra ngoài đường, gặp một vụ quẹt xe, đám đông không còn hiếu kì như trước nhưng cũng chẳng mấy ai thèm giúp đỡ. Thấy một người trên xe buýt bị rạch túi xách, những người ngồi sau chẳng ai dám hé răng tri hô vì sợ bị trả thù. Mọi người sẵn sàng lắc đầu ngay lập tức khi gặp những người hành khất, họ không còn thấy tội nghiệp hay thương tâm nữa. Nhìn một đứa trẻ bụi đời đang lang thang, chúng ta sẽ nghĩ: “Chắc có ai đó đang chăn dắt chúng”. Tôi đã từng đọc được một dòng cảnh báo mà cộng đồng facebook chia sẻ rất nhiều: “Các bạn gái chú ý: Khi một đứa trẻ bị lạc đường và nhờ bạn dẫn nó đến một địa chỉ nào đó, tốt nhất nên đưa đứa trẻ đến đồn công an. Vì rất có thể địa chỉ ấy dẫn bạn đến một địa điểm vắng vẻ và kẻ xấu có thể làm hại bạn”. Thủ đoạn lừa đảo tinh vi đến thế, thì hỏi sao chúng ta ngày càng vô cảm và trở nên đề phòng quá mức.Một clip trên youtube làm tôi suy nghĩ mãi. Có một người đàn ông trung niên bị móc túi ở bến xe. Ông ấy cứ đi qua đi lại trên xe khách và nói lớn như van xin kẻ cắp: “Ai lấy cái bóp thì làm ơn trả lại em giấy tờ trong đó, em chỉ cần giấy tờ thôi. Ai lấy thì làm ơn đi mà, không có giấy tờ thì em không về nhà được”. Nhìn mắt ông ấy hơi đỏ và hoang mang, giọng nói hấp tấp, đi đi lại lại suốt, nhưng không một ai lên tiếng, kẻ cắp cũng chẳng dại gì đưa lại giấy tờ xe để “lạy ông tôi ở bụi này”. Mọi người dửng dưng, chẳng ai thèm đoái hoài đến người đàn ông tội nghiệp. Tôi nghĩ, nếu cả chiếc xe buýt cùng nhau giúp đỡ và truy tìm ra chiếc bóp ấy, thì làm sao kẻ móc túi có thể chạy thoát được trước sự đoàn kết của nhiều người. Nhưng tiếc là, không ai “rảnh hơi” để làm việc này vì họ sợ bị dính vào rắc rối.
Những câu chuyện gần đây như gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự vô cảm của chúng ta. Điển hình là chuyện em bé 2 tuổi người Trung Quốc không được ai cứu khi bị tai nạn, dù trong khoảng thời gian đó có đến 18 người đi ngang qua và chứng kiến. Sự vô cảm được phân tích và mổ xẻ lên trên rất nhiều diễn đàn, và chúng ta có dịp nhìn lại bản thân, rồi…ngỡ ngàng: “Sao bây giờ mình lại vô cảm đến như vậy?”
Và chúng ta có nên vì bị đánh lừa một vài lần mà đánh mất niềm tin vào tất cả, kể cả sự cảm thông giữa người và người?
“Lúc nào cũng thể hiện sự nhân đạo, chia sẻ, thì có ta chính ta đang tiếp tay cho cái xấu mà không biết” — Cô bạn của tôi nói — “Nhưng nếu như nhiều người thật sự khó khăn cần ta giúp đỡ, thì làm sao để phân biệt đây”
Tôi không rõ. Nhưng tôi có một niềm tin. Bởi vì cuộc sống này rất muôn màu. Bên cạnh những mảng tối còn có rất nhiều màu sắc tươi sáng. Vì thế, khi bạn cảm thấy động lòng trắc ẩn, đừng do dự khi phải giúp đỡ. Dù cho bạn bị lừa hay không, cũng đừng bận tâm đến điều đó quá nhiều. Hạnh phúc là khi cho đi mà không cần nhận lại, là giúp người khác mà không cần nghĩ đến bản thân mình. Rồi sẽ đến một lúc nào đó, bạn cần sự giúp đỡ, và có người chìa tay ra chia sẻ cùng bạn. Khi ấy, bạn sẽ mỉm cười: “Hóa ra, cuộc sống này thật đẹp”
Nếu bạn cảm thấy chính mình đang trở nên vô cảm đến đáng sợ, chỉ vì cái gọi là “niềm tin”, thì hãy tự thức tỉnh chính mình. Ranh giới giữa “vô cảm” và “tàn nhẫn” rất gần nhau, thế nên hãy cố gắng sống tốt và đừng do dự gì cả.