- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
Thông tin từ phía gia đình Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai cho biết Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai qua đời vào ngày 27-9. Trước đó ông gặp tai nạn và được điều trị tại bệnh viện 175 TP.HCM.
NGND Hoàng Như Mai. Ảnh: Như Hùng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về tang lễ của Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai.
PGS-TS Trần Hữu Tá gửi đến Tuổi Trẻ bài viết về Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Mấy hôm nay điện thoại của tôi như bị nóng lên vì những cuộc gọi liên tiếp của nhiều đồng nghiệp trẻ cũng như già. Các bạn dồn dập hỏi tôi, đầy vẻ quan tâm và lo lắng về tình hình sức khỏe của GS Hoàng Như Mai. Những lúc này càng thấy rõ thầy được người trong giáo giới quý mến đến mức nào. Tiếc thay, thầy đã vĩnh biệt chúng tôi.
Ngẫm ra, trong ngành giáo dục tưởng như thanh nhàn nhưng gian khổ, những vị đạt đến tuổi 95 là hiếm lắm. Càng hiếm và quí hơn khi đến ngưỡng ấy vẫn tỉnh táo tinh anh, vẫn lặng lẽ đóng góp tích cực cho sự nghiệp trồng người. Giáo sư – Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai thuộc diện đặc biệt ấy.
Hơn 20 năm nay ,thầy đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM - 1 tổ chức thân thiết với giới giảng dạy và nghiên cứu văn học không chỉ ở thành phố lớn nhất nước. Thầy giữ vai trò chỉ đạo trường THPT Trương Vĩnh Ký – một trong những đơn vị giáo dục có uy tín từ 1997 đến năm 2010 và vẫn tham gia đào tạo trí thức cao cấp (thạc sĩ, tiến sĩ) cho ngành.
Ông Lê Hoàng Quân (Chủ Tịch UBND,TPHCM) đang thăm hỏi sức khỏe GS Hoàng Như Mai nhân ngày nhà giáo VN năm 2007. …
Nhắc đến những cống hiến rất quí của thầy cho ngành giáo dục có nghĩa là phải lược kể đến chặng đường đằng đẵng hơn hai phần ba thế kỷ. Thầy bắt đầu đứng trên bục giảng từ năm 1943, ở trường Trung học tư thục Đông Hải (Hải Dương). Việc nhận lên lớp rất tình cờ và có phần ngẫu hứng lúc thầy đang là sinh viên Đại học Luật khoa Đông Dương, thể theo lời mời của một người bạn.
Tưởng rằng việc này chỉ mang tính nhất thời, giúp bạn “chữa cháy”, không ngờ đó là cái duyên, khiến thầy gắn bó với nghề cao quí này cả một đời người. Từ những năm đó trở đi, đất nước ta trải qua biết bao biến động dữ dội.
Cũng như nhiều nhà trí thức chân chính khác, GS Hoàng Như Mai – xuất thân trong một gia đình quan lại cao cấp – đã đứng vững, vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của tình thế. Hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, được tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Thái Bình mời làm Hiệu trưởng trường trung học Phan Thanh, thầy đã cùng các giáo sư, văn nghệ sĩ nổi tiếng như Nguyễn Tường Phượng, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng,… bình tĩnh giảng dạy trong vòng vây ngày càng thắt chặt của giặc Pháp.
Mừng thọ giáo sư - NGND Hoàng Như Mai 90 tuổi (20-9-2008). Ảnh: Tuổi Trẻ
Năm 1950, thầy cùng các đồng nghiệp chấp nhận cảnh ăn đói mặc rét, xây dựng thành công một trong vài ba cỗ máy cái của ngành Giáo dục lúc đó: trường Sư phạm Việt Bắc. Cứ thế, bất chấp mọi thách thức, thầy đã lần lượt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình – lúc trên bục giảng, khi trong cương vị lãnh đạo – ở trường Sư phạm trung cấp trung ương, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Tổng hợp (sau tách ra là ĐHKHXHNV) Tp. Hồ Chí Minh.
Làm việc với Giáo sư đã hơn 50 năm, tôi hơn 1 lần tự hỏi: động lực nào khiến thầy có thể chủ động vững bước trên đường đời? Và tôi đã hiểu.
Trước hết, đó là lý tưởng sống rất rạch ròi, như thầy đã tâm sự khi tạm biệt thủ đô, cùng khoa Ngữ văn trường ĐHTH Hà Nội sơ tán lên vùng núi rừng Thái Nguyên heo hút 46 năm trước:
Ra đi lần nữa biệt kinh thành
Mái tóc mười phần chín hết xanh
Trách nhiệm – gia đình: đôi gánh nặng
Văn chương nghệ thuật: sợi tơ mành
Hai mươi năm trước dân không nước!
Hai chục năm sau biết có mình?
Đã quyết đem thân phò nghĩa cả
Niềm riêng chạnh nghĩ luống buồn tênh.
Có nhiều điều đáng ngẫm về bài thơ rất hàm súc này. Tôi chỉ xin nhấn mạnh một điều: với những ai từng chịu đựng cảnh ngộ “dân không nước”, lòng yêu nước ấy sâu sắc lắm. Chính vì vậy họ quyết không chấp nhận tình trạng lại phải mang nỗi nhục mất nước. Chính vì thế, có thể vẫn còn buồn về cái “niềm riêng” nhưng thái độ sống của thầy thật dứt khoát: “quyết đem thân phò nghĩa cả”.
Tôi lại nghĩ nhiều đến bản chất nhân hậu của Giáo sư. Trong các mối quan hệ với bè bạn, đồng nghiệp và học trò, thầy luôn đối xử rất có tình. Vì vậy các thế hệ học trò phục thầy về tài năng, nhưng quan trọng hơn, rất quí trọng thầy về đức độ.
Còn nhớ, những năm kháng chiến chống Mỹ, nhiều sinh viên khoa Ngữ văn lên đường vào Nam. Chuyện “đi B” lúc bấy giờ được tổ chức hết sức bí mật. Người ra đi hạn chế tối đa việc tiếp xúc, gặp gỡ người thân. Vậy mà nhiều người trước khi vượt Trường Sơn vẫn tìm mọi cách gặp thầy để nói lời tạm biệt và để được nhận những lời dặn dò ân cần của người thầy khả kính.
Tháng 10-1986, Khoa Ngữ văn ĐHTH Hà Nội mời thầy về dự lễ kỉ niệm 30 năm thành lập khoa. Vui đoàn tụ đấy, nhưng trước sự thiếu vắng nhiều khuôn mặt thân quen, thầy đã có những dòng thơ trĩu nặng tình cảm:
Thầy cô người mất người còn
Sinh viên mấy nấm mồ chôn chiến trường
Ba mươi năm một chặng đường
Về đây có cả buồn thương vui mừng.
Nguyện xin đốt nén hương chung,
Những ai đã khuất hãy cùng lại đây.
Thầy còn nêu gương sáng về tinh thần tự học. Thế hệ của thầy - như các giáo sư Huỳnh Lý, L Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu, Trương Chính, Đinh Gia Khánh, Vũ Khiu…sở dĩ đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ quá sức mình, chủ yếu là do không ngừng học tập, nghiên cứu. Cho nên hơn sáu thập kỷ đứng trên bục giảng cũng là ngần ấy năm thầy gắn bó với bàn viết.
Chỉ có điều, khác với nhiều đồng nghiệp, thầy không chỉ viết nghiên cứu phê bình mà còn sáng tác thơ, văn, kịch. Hai con người nghiên cứu và sáng tác thường thì tách bạch, rạch ròi nhưng ở thầy lại có sự hòa hợp, bổ sung tích cực cho nhau. Nhiều bài thơ, kịch bản của thầy ẩn chứa một chiều sâu văn hóa, một tầm suy tư triết lý. Ngược lại, nhiều bài nghiên cứu văn hóa, văn học của thầy lại thể hiện tính phóng khoáng, không hàn lâm kinh viện.
Bộ giáo trình Văn học VN hiện đại (1945-1960) có một giá trị rất riêng: đây là công trình đầu tiên mang tính đột phá, nghiên cứu về một chặng đường văn học còn nóng hổi tươi nguyên đối với thời kỳ đó. Các tập chuyên luận, tiểu luận về thơ (Thơ một thời, Bản sắc dân tộc trong thơ Hồ Chí Minh), về sân khấu (Nhận định về cải lương, Trần Hữu Trang – soạn giả cải lương) đến nay vẫn có ích cho giới nghiên cứu.
Những tác phẩm Tiếng trống Hà Nội, Dòng sông biên giới, Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu là những đóng góp có giá trị của thầy cho sân khấu kịch nói.
Thơ, với thầy, là một thú vui tao nhã, một mảnh vườn riêng tĩnh lặng, chủ yếu để thầm thì tâm sự với chính mình, hoặc để “đối diện đàm tâm” với người tri kỉ. Tập Trao cho nhau cuộc đời (1993) gồm 52 bài thơ, thực ra chỉ chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong toàn bộ sáng tác thơ của thầy. Cũng như người, tình cảm trong thơ của thầy đôn hậu, chân thành, giọng thơ nặng chất tâm sự, trong sáng mà đằm sâu.
Là trí thức tân học nhưng thầy chịu ảnh hưởng không nhỏ các nhà hiền triết phương Đông. Vẫn ấp ủ một tâm sự sâu kín, đôi lúc phảng phất nét ưu tư trăn trở đấy, nhưng nhà thơ luôn xác định một thái độ sống cao thượng, như khi nhớ đến hai người bạn (GS Chu Thiên, GS Đặng Huy Vận) đã quá cố:
Chúng ta trí thức đi theo Đảng
Nào có khi nào tính thiệt hơn
Việc làm ngay thẳng lòng trong sáng
Sống giản đơn và chết giản đơn.
Tuổi càng cao, thầy càng giữ được phong cách sống an nhiên tự tại, luôn bình thản ung dung. Mười lăm năm trước, khi bước vào tuổi 80, thầy tâm sự:
Cuộc đời vinh nhục vui buồn
Sắc – không, không – sắc há còn vấn vương
Bao giờ đến lượt lên đường
Thì như một chiếc lá vàng gió bay.
Lúc ấy chúng tôi nghĩ khác. Có căn cứ để tin, chiếc lá vàng kia vẫn gắn chặt lắm với cây đời dồi dào nhựa sống, vẫn góp phần làm đẹp cho đời – đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục – bằng những hoạt động thầm lặng với chất lượng cao.
Lòng tin ấy được xác quyết trong suốt 15 năm. Những tưởng thầy sẽ có tuổi thọ sánh ngang cùng GS Giản Chi, Trần Văn Giàu, Vũ Đình Hòe... nghĩa là đạt đỉnh “bách tuế”. Thế nhưng hôm nay thầy đã vội đi, để lại cho bao thế hệ học trò sự trống vắng và lòng tiếc thương sâu sắc.
Xin vĩnh biệt thầy, GS-NGND Hoàng Như Mai kính mến!
TRẦN HỮU TÁ
Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai sinh ngày 3 tháng 8 năm Kỷ Mùi ( 26 tháng 9 năm 1919) tại phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Quê quán: thôn Nội Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
- Học sinh trường Bưởi Hà Nội
- Học Đại học Y khoa và Đại học Luật trước Cách mạng tháng Tám
- Hiệu trưởng trường Tư thục Phan Thanh, Thái Bình (1948)
- Hiệu trưởng trường Sư phạm Việt Bắc (1951)
- Hiệu trưởng trường Sư phạm trung cấp trung ương (1953).
- Cán bộ giảng dạy trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1959)
- Cán bộ giảng dạy trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1980)
- Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trương Vĩnh Ký (1997đến nay)
- Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học Thành phố (từ 1988 đến nay)
- Được Nhà nước phong chức danh Giáo sư (1982)
- Được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (1990)
- Được tặng Huân chương lao động hạng Nhất
* Các tác phẩm, công trình tiêu biểu:
Sáng tác:
- Tiếng trống Hà Hồi (kịch, 1948)
- Dòng sông biên giới (kịch, viết 1957, xuất bản 2001)
- Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu (kịch, viết 1982, xuất bản 2001).
- Trao cho nhau cuộc đời (thơ, 1993)
* Nghiên cứu:
- Văn học Việt Nam hiện đại (Nxb. Giáo dục, 1961)
- Trần Hữu Trang – soạn giả ca kịch cải lương (1982)
- Nhà soạn kịch cải lương Trần Hữu Trang (1986)
- Nhận định về cải lương (1986)
- Giới thiệu sân khấu cải lương (1986)
- Thơ một thời (1989)
- Hoàng Như Mai tuyển tập (Nxb Giáo dục, 2005)
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về tang lễ của Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai.
PGS-TS Trần Hữu Tá gửi đến Tuổi Trẻ bài viết về Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Mấy hôm nay điện thoại của tôi như bị nóng lên vì những cuộc gọi liên tiếp của nhiều đồng nghiệp trẻ cũng như già. Các bạn dồn dập hỏi tôi, đầy vẻ quan tâm và lo lắng về tình hình sức khỏe của GS Hoàng Như Mai. Những lúc này càng thấy rõ thầy được người trong giáo giới quý mến đến mức nào. Tiếc thay, thầy đã vĩnh biệt chúng tôi.
Ngẫm ra, trong ngành giáo dục tưởng như thanh nhàn nhưng gian khổ, những vị đạt đến tuổi 95 là hiếm lắm. Càng hiếm và quí hơn khi đến ngưỡng ấy vẫn tỉnh táo tinh anh, vẫn lặng lẽ đóng góp tích cực cho sự nghiệp trồng người. Giáo sư – Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai thuộc diện đặc biệt ấy.
Hơn 20 năm nay ,thầy đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM - 1 tổ chức thân thiết với giới giảng dạy và nghiên cứu văn học không chỉ ở thành phố lớn nhất nước. Thầy giữ vai trò chỉ đạo trường THPT Trương Vĩnh Ký – một trong những đơn vị giáo dục có uy tín từ 1997 đến năm 2010 và vẫn tham gia đào tạo trí thức cao cấp (thạc sĩ, tiến sĩ) cho ngành.
Nhắc đến những cống hiến rất quí của thầy cho ngành giáo dục có nghĩa là phải lược kể đến chặng đường đằng đẵng hơn hai phần ba thế kỷ. Thầy bắt đầu đứng trên bục giảng từ năm 1943, ở trường Trung học tư thục Đông Hải (Hải Dương). Việc nhận lên lớp rất tình cờ và có phần ngẫu hứng lúc thầy đang là sinh viên Đại học Luật khoa Đông Dương, thể theo lời mời của một người bạn.
Tưởng rằng việc này chỉ mang tính nhất thời, giúp bạn “chữa cháy”, không ngờ đó là cái duyên, khiến thầy gắn bó với nghề cao quí này cả một đời người. Từ những năm đó trở đi, đất nước ta trải qua biết bao biến động dữ dội.
Cũng như nhiều nhà trí thức chân chính khác, GS Hoàng Như Mai – xuất thân trong một gia đình quan lại cao cấp – đã đứng vững, vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của tình thế. Hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, được tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Thái Bình mời làm Hiệu trưởng trường trung học Phan Thanh, thầy đã cùng các giáo sư, văn nghệ sĩ nổi tiếng như Nguyễn Tường Phượng, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng,… bình tĩnh giảng dạy trong vòng vây ngày càng thắt chặt của giặc Pháp.
Năm 1950, thầy cùng các đồng nghiệp chấp nhận cảnh ăn đói mặc rét, xây dựng thành công một trong vài ba cỗ máy cái của ngành Giáo dục lúc đó: trường Sư phạm Việt Bắc. Cứ thế, bất chấp mọi thách thức, thầy đã lần lượt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình – lúc trên bục giảng, khi trong cương vị lãnh đạo – ở trường Sư phạm trung cấp trung ương, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Tổng hợp (sau tách ra là ĐHKHXHNV) Tp. Hồ Chí Minh.
Làm việc với Giáo sư đã hơn 50 năm, tôi hơn 1 lần tự hỏi: động lực nào khiến thầy có thể chủ động vững bước trên đường đời? Và tôi đã hiểu.
Trước hết, đó là lý tưởng sống rất rạch ròi, như thầy đã tâm sự khi tạm biệt thủ đô, cùng khoa Ngữ văn trường ĐHTH Hà Nội sơ tán lên vùng núi rừng Thái Nguyên heo hút 46 năm trước:
Ra đi lần nữa biệt kinh thành
Mái tóc mười phần chín hết xanh
Trách nhiệm – gia đình: đôi gánh nặng
Văn chương nghệ thuật: sợi tơ mành
Hai mươi năm trước dân không nước!
Hai chục năm sau biết có mình?
Đã quyết đem thân phò nghĩa cả
Niềm riêng chạnh nghĩ luống buồn tênh.
Có nhiều điều đáng ngẫm về bài thơ rất hàm súc này. Tôi chỉ xin nhấn mạnh một điều: với những ai từng chịu đựng cảnh ngộ “dân không nước”, lòng yêu nước ấy sâu sắc lắm. Chính vì vậy họ quyết không chấp nhận tình trạng lại phải mang nỗi nhục mất nước. Chính vì thế, có thể vẫn còn buồn về cái “niềm riêng” nhưng thái độ sống của thầy thật dứt khoát: “quyết đem thân phò nghĩa cả”.
Tôi lại nghĩ nhiều đến bản chất nhân hậu của Giáo sư. Trong các mối quan hệ với bè bạn, đồng nghiệp và học trò, thầy luôn đối xử rất có tình. Vì vậy các thế hệ học trò phục thầy về tài năng, nhưng quan trọng hơn, rất quí trọng thầy về đức độ.
Còn nhớ, những năm kháng chiến chống Mỹ, nhiều sinh viên khoa Ngữ văn lên đường vào Nam. Chuyện “đi B” lúc bấy giờ được tổ chức hết sức bí mật. Người ra đi hạn chế tối đa việc tiếp xúc, gặp gỡ người thân. Vậy mà nhiều người trước khi vượt Trường Sơn vẫn tìm mọi cách gặp thầy để nói lời tạm biệt và để được nhận những lời dặn dò ân cần của người thầy khả kính.
Tháng 10-1986, Khoa Ngữ văn ĐHTH Hà Nội mời thầy về dự lễ kỉ niệm 30 năm thành lập khoa. Vui đoàn tụ đấy, nhưng trước sự thiếu vắng nhiều khuôn mặt thân quen, thầy đã có những dòng thơ trĩu nặng tình cảm:
Thầy cô người mất người còn
Sinh viên mấy nấm mồ chôn chiến trường
Ba mươi năm một chặng đường
Về đây có cả buồn thương vui mừng.
Nguyện xin đốt nén hương chung,
Những ai đã khuất hãy cùng lại đây.
Thầy còn nêu gương sáng về tinh thần tự học. Thế hệ của thầy - như các giáo sư Huỳnh Lý, L Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu, Trương Chính, Đinh Gia Khánh, Vũ Khiu…sở dĩ đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ quá sức mình, chủ yếu là do không ngừng học tập, nghiên cứu. Cho nên hơn sáu thập kỷ đứng trên bục giảng cũng là ngần ấy năm thầy gắn bó với bàn viết.
Chỉ có điều, khác với nhiều đồng nghiệp, thầy không chỉ viết nghiên cứu phê bình mà còn sáng tác thơ, văn, kịch. Hai con người nghiên cứu và sáng tác thường thì tách bạch, rạch ròi nhưng ở thầy lại có sự hòa hợp, bổ sung tích cực cho nhau. Nhiều bài thơ, kịch bản của thầy ẩn chứa một chiều sâu văn hóa, một tầm suy tư triết lý. Ngược lại, nhiều bài nghiên cứu văn hóa, văn học của thầy lại thể hiện tính phóng khoáng, không hàn lâm kinh viện.
Bộ giáo trình Văn học VN hiện đại (1945-1960) có một giá trị rất riêng: đây là công trình đầu tiên mang tính đột phá, nghiên cứu về một chặng đường văn học còn nóng hổi tươi nguyên đối với thời kỳ đó. Các tập chuyên luận, tiểu luận về thơ (Thơ một thời, Bản sắc dân tộc trong thơ Hồ Chí Minh), về sân khấu (Nhận định về cải lương, Trần Hữu Trang – soạn giả cải lương) đến nay vẫn có ích cho giới nghiên cứu.
Những tác phẩm Tiếng trống Hà Nội, Dòng sông biên giới, Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu là những đóng góp có giá trị của thầy cho sân khấu kịch nói.
Thơ, với thầy, là một thú vui tao nhã, một mảnh vườn riêng tĩnh lặng, chủ yếu để thầm thì tâm sự với chính mình, hoặc để “đối diện đàm tâm” với người tri kỉ. Tập Trao cho nhau cuộc đời (1993) gồm 52 bài thơ, thực ra chỉ chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong toàn bộ sáng tác thơ của thầy. Cũng như người, tình cảm trong thơ của thầy đôn hậu, chân thành, giọng thơ nặng chất tâm sự, trong sáng mà đằm sâu.
Là trí thức tân học nhưng thầy chịu ảnh hưởng không nhỏ các nhà hiền triết phương Đông. Vẫn ấp ủ một tâm sự sâu kín, đôi lúc phảng phất nét ưu tư trăn trở đấy, nhưng nhà thơ luôn xác định một thái độ sống cao thượng, như khi nhớ đến hai người bạn (GS Chu Thiên, GS Đặng Huy Vận) đã quá cố:
Chúng ta trí thức đi theo Đảng
Nào có khi nào tính thiệt hơn
Việc làm ngay thẳng lòng trong sáng
Sống giản đơn và chết giản đơn.
Tuổi càng cao, thầy càng giữ được phong cách sống an nhiên tự tại, luôn bình thản ung dung. Mười lăm năm trước, khi bước vào tuổi 80, thầy tâm sự:
Cuộc đời vinh nhục vui buồn
Sắc – không, không – sắc há còn vấn vương
Bao giờ đến lượt lên đường
Thì như một chiếc lá vàng gió bay.
Lúc ấy chúng tôi nghĩ khác. Có căn cứ để tin, chiếc lá vàng kia vẫn gắn chặt lắm với cây đời dồi dào nhựa sống, vẫn góp phần làm đẹp cho đời – đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục – bằng những hoạt động thầm lặng với chất lượng cao.
Lòng tin ấy được xác quyết trong suốt 15 năm. Những tưởng thầy sẽ có tuổi thọ sánh ngang cùng GS Giản Chi, Trần Văn Giàu, Vũ Đình Hòe... nghĩa là đạt đỉnh “bách tuế”. Thế nhưng hôm nay thầy đã vội đi, để lại cho bao thế hệ học trò sự trống vắng và lòng tiếc thương sâu sắc.
Xin vĩnh biệt thầy, GS-NGND Hoàng Như Mai kính mến!
TRẦN HỮU TÁ
Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai sinh ngày 3 tháng 8 năm Kỷ Mùi ( 26 tháng 9 năm 1919) tại phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Quê quán: thôn Nội Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
- Học sinh trường Bưởi Hà Nội
- Học Đại học Y khoa và Đại học Luật trước Cách mạng tháng Tám
- Hiệu trưởng trường Tư thục Phan Thanh, Thái Bình (1948)
- Hiệu trưởng trường Sư phạm Việt Bắc (1951)
- Hiệu trưởng trường Sư phạm trung cấp trung ương (1953).
- Cán bộ giảng dạy trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1959)
- Cán bộ giảng dạy trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1980)
- Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trương Vĩnh Ký (1997đến nay)
- Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học Thành phố (từ 1988 đến nay)
- Được Nhà nước phong chức danh Giáo sư (1982)
- Được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (1990)
- Được tặng Huân chương lao động hạng Nhất
* Các tác phẩm, công trình tiêu biểu:
Sáng tác:
- Tiếng trống Hà Hồi (kịch, 1948)
- Dòng sông biên giới (kịch, viết 1957, xuất bản 2001)
- Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu (kịch, viết 1982, xuất bản 2001).
- Trao cho nhau cuộc đời (thơ, 1993)
* Nghiên cứu:
- Văn học Việt Nam hiện đại (Nxb. Giáo dục, 1961)
- Trần Hữu Trang – soạn giả ca kịch cải lương (1982)
- Nhà soạn kịch cải lương Trần Hữu Trang (1986)
- Nhận định về cải lương (1986)
- Giới thiệu sân khấu cải lương (1986)
- Thơ một thời (1989)
- Hoàng Như Mai tuyển tập (Nxb Giáo dục, 2005)