- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Việt Nam sẽ có thêm tuyến cáp quang mới vào năm 2016 để chia sẻ băng thông với tuyến cáp AAG đang quá tải hiện nay.
Việc cáp quang biển AAG đứt liên tục khiến chúng ta “khốn đốn” vì không thể truy cập mạng đã xảy ra như cơm bữa và chúng ta dường như đã mặc định phải "sống chung” với nó. Tuy nhiên sắp tới đây, dường như mọi thứ sẽ thay đổi?
Việt Nam có bao nhiêu tuyến cáp quang đi quốc tế?
Chính xác đó là 4 tuyến cáp, bao gồm:
- AAG (Asia - America Gateway),
-TVH (Thái Lan – Việt Nam – Hongkong)
-SMW3 (hay còn gọi là SEA - ME - WE3)
-Và tuyến cáp Liên Á (IA).
Trong số này, MW3 “đi ngược” theo chiều kết nối từ Châu Á sang Ấn Độ và vào Châu Âu trong khi tuyến AAG qua Mỹ, đảo Guam (Hawaii) theo đường ngược lại. Riêng tuyến IA kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hồng Kông, Nhật Bản.
Chúng ta có nhiều tuyến cáp, nhưng sao khi AAG đứt thì băng thông “sụt” hẳn?
Với hai tuyến cáp TVH và SMW3, do “tuổi đời” khá cao (lên tới 10 – 15 năm) nên lưu lượng băng thông của nó khá thấp và muốn nâng cao cũng không được.
Còn với tuyến cáp IA, đây là tuyến vừa mới đưa vào hoạt động cách đây ít năm và lưu lượng băng thông mà nó truyền tải vẫn ít hơn khá nhiều so với AAG nên vẫn không thể “chia sẻ khó khăn” với tuyến AAG.
Vì sao tuyến AAG quan trọng?
AAG là “cầu nối” xuyên biển Thái Bình Dương đầu tiên trực tiếp kết nối Đông Nam Á và Mỹ với chiều dài lên tới 20,191 km và chi phí 560 triệu USD (hơn 12 nghìn tỷ đồng). Các nước nằm trong tuyến này bao gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei, Philippines, Guam, Hawaii, Mỹ và đặc khu hành chính Hong Kong.
Với số lượng quốc gia kết nối lớn như vậy, AAG hiện đang là “mạch máu” Internet của hầu hết các quốc gia và đặc khu hành chính nêu trên. Riêng với Việt Nam, tuyến cáp chiếm tới 40-70% lưu lượng kết nối Internet của Việt Nam đi quốc tế.
Cáp quang biển AAG đã đứt bao nhiêu lần?
Tính theo số lượng gần nhất và không kể các lần bảo trì, cáp quang biển AAG đã có 4 lần bị đứt.
Lần đầu tiên là vào ngày 20/12/2013, vị trí đứt cách bờ biển Vũng Tàu 278 km và được khắc phục vào 4/1/2014.
Lần thứ hai là vào ngày 5/7/2014 cách bờ biển Vũng Tàu 18 km ở độ sâu 19 mét, sửa chữa xong vào 27/7/2014.
Lần thứ ba là vào ngày 15/9/2014 gây ảnh hưởng nghiêm trọng gây sụt giảm khoảng 40% dung lượng băng thông Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Ngày sửa chữa hoàn tất là 23/9/2014.
Lần gần đây nhất là vào 5/1/2015 và sự cố đã được khắc phục vào ngày 23/1.
Vừa qua là ngày 23/4/2015 . Dự kiến sự cố sẽ được khắc phục vào 13/5 tới đây.
Chúng ta sẽ có tuyến cáp mới?
Theo các tiết lộ, hiện cả ba nhà mạng gồm VNPT, Viettel và FPT đang tham gia một dự án cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương kết nối châu Á đến Mỹ mới nhằm chia sẻ băng thông hiện tại, giảm phụ thuộc vào AAG cũng như đề phòng sự cố có thể xảy ra.
Tuy nhiên, theo dự kiến phải đến năm 2016 tuyến cáp quang này mới có thể hoàn thành để sẵn sàng đi vào hoạt động.
Việc cáp quang biển AAG đứt liên tục khiến chúng ta “khốn đốn” vì không thể truy cập mạng đã xảy ra như cơm bữa và chúng ta dường như đã mặc định phải "sống chung” với nó. Tuy nhiên sắp tới đây, dường như mọi thứ sẽ thay đổi?
Việt Nam có bao nhiêu tuyến cáp quang đi quốc tế?
Chính xác đó là 4 tuyến cáp, bao gồm:
- AAG (Asia - America Gateway),
-TVH (Thái Lan – Việt Nam – Hongkong)
-SMW3 (hay còn gọi là SEA - ME - WE3)
-Và tuyến cáp Liên Á (IA).
Trong số này, MW3 “đi ngược” theo chiều kết nối từ Châu Á sang Ấn Độ và vào Châu Âu trong khi tuyến AAG qua Mỹ, đảo Guam (Hawaii) theo đường ngược lại. Riêng tuyến IA kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hồng Kông, Nhật Bản.
Chúng ta có nhiều tuyến cáp, nhưng sao khi AAG đứt thì băng thông “sụt” hẳn?
Với hai tuyến cáp TVH và SMW3, do “tuổi đời” khá cao (lên tới 10 – 15 năm) nên lưu lượng băng thông của nó khá thấp và muốn nâng cao cũng không được.
Còn với tuyến cáp IA, đây là tuyến vừa mới đưa vào hoạt động cách đây ít năm và lưu lượng băng thông mà nó truyền tải vẫn ít hơn khá nhiều so với AAG nên vẫn không thể “chia sẻ khó khăn” với tuyến AAG.
Vì sao tuyến AAG quan trọng?
AAG là “cầu nối” xuyên biển Thái Bình Dương đầu tiên trực tiếp kết nối Đông Nam Á và Mỹ với chiều dài lên tới 20,191 km và chi phí 560 triệu USD (hơn 12 nghìn tỷ đồng). Các nước nằm trong tuyến này bao gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei, Philippines, Guam, Hawaii, Mỹ và đặc khu hành chính Hong Kong.
Với số lượng quốc gia kết nối lớn như vậy, AAG hiện đang là “mạch máu” Internet của hầu hết các quốc gia và đặc khu hành chính nêu trên. Riêng với Việt Nam, tuyến cáp chiếm tới 40-70% lưu lượng kết nối Internet của Việt Nam đi quốc tế.
Cáp quang biển AAG đã đứt bao nhiêu lần?
Tính theo số lượng gần nhất và không kể các lần bảo trì, cáp quang biển AAG đã có 4 lần bị đứt.
Lần đầu tiên là vào ngày 20/12/2013, vị trí đứt cách bờ biển Vũng Tàu 278 km và được khắc phục vào 4/1/2014.
Lần thứ hai là vào ngày 5/7/2014 cách bờ biển Vũng Tàu 18 km ở độ sâu 19 mét, sửa chữa xong vào 27/7/2014.
Lần thứ ba là vào ngày 15/9/2014 gây ảnh hưởng nghiêm trọng gây sụt giảm khoảng 40% dung lượng băng thông Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Ngày sửa chữa hoàn tất là 23/9/2014.
Lần gần đây nhất là vào 5/1/2015 và sự cố đã được khắc phục vào ngày 23/1.
Vừa qua là ngày 23/4/2015 . Dự kiến sự cố sẽ được khắc phục vào 13/5 tới đây.
Chúng ta sẽ có tuyến cáp mới?
Theo các tiết lộ, hiện cả ba nhà mạng gồm VNPT, Viettel và FPT đang tham gia một dự án cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương kết nối châu Á đến Mỹ mới nhằm chia sẻ băng thông hiện tại, giảm phụ thuộc vào AAG cũng như đề phòng sự cố có thể xảy ra.
Tuy nhiên, theo dự kiến phải đến năm 2016 tuyến cáp quang này mới có thể hoàn thành để sẵn sàng đi vào hoạt động.
Theo Yan News