- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Dân số Việt Nam có đến 35,5% dùng Internet, thứ 3 Đông Nam Á và thứ 18 toàn cầu.
Sau hơn 1 thập kỷ, thị trường Internet ở Việt Nam thực sự bùng nổ.
Đến cuối tháng 11, lượng tên miền ".vn" đã tăng 51% so cùng kỳ và vượt kế hoạch 7,42%, lên con số tiệm cận 230 nghìn đơn vị. Trong khi đó, dân số Việt Nam có đến 35,5% dùng Internet, thứ 3 Đông Nam Á và thứ 18 toàn cầu.
Theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và triển khai kế hoạch công tác năm 2013 của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tổng số lượng tên miền ".vn" tính đến hết ngày 26/11/2012 đạt 229.120 đơn vị, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng thời, mức tăng trưởng tên miền tại thời điểm này cũng đã vượt kế hoạch đặt ra 7,42% (kế hoạch là 213.298 tên miền). Nhờ vậy, đưa Việt Nam tiếp tục giữ ngôi vị số 1 Đông Nam Á về số lượng của một tên miền cấp cao mã quốc gia.
Trước đó, theo Sách trắng Internet Việt Nam cũng do VNNIC công bố, đến hết quý III, tên miền cấp 2 (.vn) chiếm 47,95% số lượng tên miền quốc gia, sau đó đến các tên miền cấp 3 như ".com.vn" chiếm 41,66%, ".edu.vn" chiếm 3,51%, tên miền do các tổ chức, doanh nghiệp đăng ký chiếm 63%.
Về lượng người dùng Internet, cả nước có đến gần 31,2 triệu người dùng Internet, chiếm 35,49% dân số. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 18 trong số 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới và đứng thứ 8 Châu Á và thứ 3 Đông Nam Á ở tiêu chí này.
So với năm 2000, số người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần. Cùng với đó, tài nguyên Internet bao gồm tên miền ".vn", địa chỉ IP, số hiệu mạng cũng tăng trưởng mạnh mẽ.
Tính đến tháng 10/2012, số lượng tên miền ".vn" không dấu duy trì thực tế trên mạng là 225.970 tên miền và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 172%/năm, tăng 416 lần so với số tên miền quốc gia năm 2000. Trong số này có 14.786 tên miền ".vn" được đăng ký bởi các chủ thể nước ngoài, chiếm 9% tổng số tên miền ".vn".
Tuy nhiên, mục tiêu cho năm nay đã được chuyển hướng sang đưa tên miền tiếng Việt phát triển về chất thay vì phát triển về lượng như trong năm 2011. Trung tâm đã triển khai nâng cấp hệ thống quản lý tên miền theo tiêu chí tự động thu phí và cấp phát hoàn toàn trực tuyến qua đó tăng lợi thế cạnh tranh cho tên miền "vn", đồng thời hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh của các nhà đăng ký.
Cụ thể, VNNIC đã phối hợp với các đơn vị và đối tác Hitek để cung cấp cho cộng đồng thêm 2 dịch vụ mới là công cụ tạo web miễn phí (Web Template) và hệ thống quản lí tên miền (DNS Hosting) hoàn toàn miễn phí nhằm thu hút cộng đồng Internet Việt Nam đưa tên miền tiếng Việt vào sử dụng nhiều hơn trên thực tế..
Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, VNNIC đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng 2 nhà trạm Trung tâm Internet Việt Nam tại khu công nghiệp Đà Nẵng và Khu công nghệ cao Hoà Lạc. Đồng thời, khởi công xây dựng nhà trạm thứ 3 của Trung tâm Internet Việt Nam tại Khu chế xuất Tân Thuận TPHCM trong năm 2012.
Dự kiến trong năm 2013, VNNIC sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm tiếp tục thực hiện tốt các công tác thuộc chức năng quản lý chính sách nghiệp vụ tên miền “.vn”; quản lý địa chỉ IP/ASN quốc gia. Quy hoạch chi tiết hệ thống kỹ thuật dịch vụ năm 2013, 2014 và đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới, IPv6...
Đồng thời, cũng trong năm tới, VNNIC tổ chức sự kiện ra mắt ngày IPv6 vào 6/5/2013, triển khai dự án hỗ trợ thúc đẩy IPv6 cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực viễn thông và CNTT khu vực Asean.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng yêu cầu trong năm 2013, VNNIC cần đặc biệt chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm sau: tiếp tục thực hiện quản lý, vận hành an toàn, an ninh cho hệ thống DNS quốc gia.
Thứ trưởng chỉ đạo, năm tới, công tác quản lý chính sách nghiệp vụ tên miền “.vn”, quản lý địa chỉ IP/ASN quốc gia phải theo hướng quản lý - thúc đẩy phát triển, bên cạnh đó công tác truyền thông, quản lý hiệu quả cơ sở hạ tầng cũng phải được tăng cường hơn nữa. Thứ trưởng cũng đề nghị VNNIC phối hợp chặt chẽ với Cục Viễn thông về hợp tác quốc tế với GAC, ICANN để nghiên cứu, điều chỉnh chính sách cho phù hợp và đưa Internet Việt Nam đi kịp với xu thế phát triển của thế giới.
Sau hơn 1 thập kỷ, thị trường Internet ở Việt Nam thực sự bùng nổ.
Đến cuối tháng 11, lượng tên miền ".vn" đã tăng 51% so cùng kỳ và vượt kế hoạch 7,42%, lên con số tiệm cận 230 nghìn đơn vị. Trong khi đó, dân số Việt Nam có đến 35,5% dùng Internet, thứ 3 Đông Nam Á và thứ 18 toàn cầu.
Theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và triển khai kế hoạch công tác năm 2013 của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tổng số lượng tên miền ".vn" tính đến hết ngày 26/11/2012 đạt 229.120 đơn vị, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng thời, mức tăng trưởng tên miền tại thời điểm này cũng đã vượt kế hoạch đặt ra 7,42% (kế hoạch là 213.298 tên miền). Nhờ vậy, đưa Việt Nam tiếp tục giữ ngôi vị số 1 Đông Nam Á về số lượng của một tên miền cấp cao mã quốc gia.
Trước đó, theo Sách trắng Internet Việt Nam cũng do VNNIC công bố, đến hết quý III, tên miền cấp 2 (.vn) chiếm 47,95% số lượng tên miền quốc gia, sau đó đến các tên miền cấp 3 như ".com.vn" chiếm 41,66%, ".edu.vn" chiếm 3,51%, tên miền do các tổ chức, doanh nghiệp đăng ký chiếm 63%.
Về lượng người dùng Internet, cả nước có đến gần 31,2 triệu người dùng Internet, chiếm 35,49% dân số. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 18 trong số 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới và đứng thứ 8 Châu Á và thứ 3 Đông Nam Á ở tiêu chí này.
So với năm 2000, số người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần. Cùng với đó, tài nguyên Internet bao gồm tên miền ".vn", địa chỉ IP, số hiệu mạng cũng tăng trưởng mạnh mẽ.
Tính đến tháng 10/2012, số lượng tên miền ".vn" không dấu duy trì thực tế trên mạng là 225.970 tên miền và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 172%/năm, tăng 416 lần so với số tên miền quốc gia năm 2000. Trong số này có 14.786 tên miền ".vn" được đăng ký bởi các chủ thể nước ngoài, chiếm 9% tổng số tên miền ".vn".
Tuy nhiên, mục tiêu cho năm nay đã được chuyển hướng sang đưa tên miền tiếng Việt phát triển về chất thay vì phát triển về lượng như trong năm 2011. Trung tâm đã triển khai nâng cấp hệ thống quản lý tên miền theo tiêu chí tự động thu phí và cấp phát hoàn toàn trực tuyến qua đó tăng lợi thế cạnh tranh cho tên miền "vn", đồng thời hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh của các nhà đăng ký.
Cụ thể, VNNIC đã phối hợp với các đơn vị và đối tác Hitek để cung cấp cho cộng đồng thêm 2 dịch vụ mới là công cụ tạo web miễn phí (Web Template) và hệ thống quản lí tên miền (DNS Hosting) hoàn toàn miễn phí nhằm thu hút cộng đồng Internet Việt Nam đưa tên miền tiếng Việt vào sử dụng nhiều hơn trên thực tế..
Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, VNNIC đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng 2 nhà trạm Trung tâm Internet Việt Nam tại khu công nghiệp Đà Nẵng và Khu công nghệ cao Hoà Lạc. Đồng thời, khởi công xây dựng nhà trạm thứ 3 của Trung tâm Internet Việt Nam tại Khu chế xuất Tân Thuận TPHCM trong năm 2012.
Dự kiến trong năm 2013, VNNIC sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm tiếp tục thực hiện tốt các công tác thuộc chức năng quản lý chính sách nghiệp vụ tên miền “.vn”; quản lý địa chỉ IP/ASN quốc gia. Quy hoạch chi tiết hệ thống kỹ thuật dịch vụ năm 2013, 2014 và đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới, IPv6...
Đồng thời, cũng trong năm tới, VNNIC tổ chức sự kiện ra mắt ngày IPv6 vào 6/5/2013, triển khai dự án hỗ trợ thúc đẩy IPv6 cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực viễn thông và CNTT khu vực Asean.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng yêu cầu trong năm 2013, VNNIC cần đặc biệt chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm sau: tiếp tục thực hiện quản lý, vận hành an toàn, an ninh cho hệ thống DNS quốc gia.
Thứ trưởng chỉ đạo, năm tới, công tác quản lý chính sách nghiệp vụ tên miền “.vn”, quản lý địa chỉ IP/ASN quốc gia phải theo hướng quản lý - thúc đẩy phát triển, bên cạnh đó công tác truyền thông, quản lý hiệu quả cơ sở hạ tầng cũng phải được tăng cường hơn nữa. Thứ trưởng cũng đề nghị VNNIC phối hợp chặt chẽ với Cục Viễn thông về hợp tác quốc tế với GAC, ICANN để nghiên cứu, điều chỉnh chính sách cho phù hợp và đưa Internet Việt Nam đi kịp với xu thế phát triển của thế giới.
Theo Dân Trí