Trước thông tin mây nhiễm xạ từ Nhật sẽ ảnh hưởng đến VN, Viện trưởng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền cho biết, trong trường hợp vào VN thì mức phóng xạ sẽ rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Phó giáo sư Điền cho biết, căn cứ theo hướng gió thổi, 2 ngày trước nhiều đài khí tượng nước ngoài (Mỹ, Nhật, NaUy...) dự báo khoảng ngày 25-26/3, đám mây nhiễm phóng xạ từ Nhật sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Phạm vi ảnh hưởng là vùng biển sát đất liền từ TP HCM đến các tỉnh miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên mây phóng xạ không vào đến đất liền.
"Đấy là dự báo 2 ngày trước, song hiện nay hướng gió đã lệch đi thổi đám mây phóng xạ chuyển hướng nên tình hình không còn đáng ngại nữa", ông Điền nhấn mạnh. Trạm đo phóng xạ của Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trưa nay ghi nhận, trên bản đồ khí tượng của Đài NaUy vẫn còn cảnh báo một vệt nhỏ nguy cơ mây phóng xạ vào Việt Nam; trong khi các đài Mỹ, Nhật, Philippinnes đã dỡ bỏ cảnh báo này. Hiện trạm quan trắc phóng xạ Đà Lạt vẫn chưa ghi nhận những dấu hiệu bất thường về mây phóng xạ ở phía Nam. Công tác quan trắc được trạm này tiến hành thường xuyên, cách 2-3 giờ một lần.
Hình ảnh mô phỏng sự di chuyển đám mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong hai ngày 23, 24/3, trong đó tập trung ảnh hưởng ở vùng Đông Nam Á. Ảnh website Bộ Khoa học công nghệ "Một khi có dấu hiệu khác thường chúng tôi sẽ thông báo chính thức. Hiện chúng tôi chưa phát hiện mây phóng xạ bay tới Việt Nam, nhưng tôi nghĩ đến một lúc nào đó có những đám mây từ Nhật thì mức phóng xạ cũng chỉ rất thấp mà thôi", ông Điền nhấn mạnh. Căn cứ để Viện trưởng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt xác định mức phóng xạ thấp là dựa trên nguyên tắc đám mây càng phát tán đi xa thì độ phóng xạ càng giảm.
"Nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị sự cố lò phản ứng chỉ cách Tokyo hơn 300 km mà người dân thủ đô Nhật vẫn chưa cần phải uống thuốc phòng nhiễm xạ, thì Việt Nam cách xa hàng nghìn cây số cũng không đáng lo", ông Điền nói.
Theo người đứng đầu Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, trong trường hợp phát hiện phóng xạ ở mức thấp, bình thường thì vẫn không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và cũng không cần tới các biện pháp phòng chống đặc biệt. Theo tiêu chuẩn quốc tế, mức phóng xạ cho phép với người dân không quá 1 msv (mm) một năm, người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với phóng xạ là không quá 20 msv một năm. Tuy nhiên, trường hợp sự cố xảy ra thì có thể cho phép mức phóng xạ cao hơn một số lần. Nếu chỉ tiếp xúc thời gian ngắn thì cũng chưa ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Gần đây trước lo ngại về ảnh hưởng của mây phóng xạ từ Nhật Bản đến Việt Nam, nhiều người dân đã đi tìm mua thuốc ngừa phóng xạ (potassium iodide). "Hiện không có loại thuốc nào phòng nhiễm xạ nhưng potassium iodide - iot kali - có thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng của phóng xạ", Phó giáo sư - Tiến sĩ Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.
Theo ông Khoa, khi xảy ra các sự cố hạt nhân thì có rất nhiều chất phóng xạ khác nhau thoát ra môi trường, trong đó 2 chất có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe là iốt phóng xạ 131 và Cs-137. Trong đó, iốt phóng xạ vào cơ thể bằng bất cứ con đường nào sẽ hòa vào dòng tuần hoàn và tập trung chủ yếu tại tuyến giáp. Vì thế nếu nhiễm phóng xạ, tuyến giáp dễ bị tổn thương hơn so với các cơ quan khác, nguy cơ lâu dài là ung thư.
Phó Giáo sư Khoa lý giải, dựa trên nguyên lý như vậy, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm phóng xạ, có thể đưa một lượng iốt không phóng xạ (bằng đường uống) vừa đủ cho những người ở vùng có nguy cơ nhiễm phóng xạ. Khi đưa vào, tuyến giáp sẽ hấp thụ lượng iốt này giúp bão hòa iốt. Do đó khi iốt phóng xạ vào thì cơ thể không hấp thu nữa mà thải ra ngoài. Các cơ quan khác hấp thụ không đáng kể.
"Tuy nhiên, khi chưa có cảnh báo nào về nguy cơ nhiễm phóng xạ thì người dân không nên uống. Lý do là cơ thể chỉ cần nhu cầu về iốt nhất định, nếu thừa quá sẽ gây bệnh. Tại Việt Nam, thời điểm này chưa có dấu hiệu cảnh báo phóng xạ ảnh hưởng thì không có lý do gì lại đi uống", Phó giáo sư Khoa nhấn mạnh.
Nên các bạn cứ yên tâm mà vui sống nha^^!
Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Phó giáo sư Điền cho biết, căn cứ theo hướng gió thổi, 2 ngày trước nhiều đài khí tượng nước ngoài (Mỹ, Nhật, NaUy...) dự báo khoảng ngày 25-26/3, đám mây nhiễm phóng xạ từ Nhật sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Phạm vi ảnh hưởng là vùng biển sát đất liền từ TP HCM đến các tỉnh miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên mây phóng xạ không vào đến đất liền.
"Đấy là dự báo 2 ngày trước, song hiện nay hướng gió đã lệch đi thổi đám mây phóng xạ chuyển hướng nên tình hình không còn đáng ngại nữa", ông Điền nhấn mạnh. Trạm đo phóng xạ của Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trưa nay ghi nhận, trên bản đồ khí tượng của Đài NaUy vẫn còn cảnh báo một vệt nhỏ nguy cơ mây phóng xạ vào Việt Nam; trong khi các đài Mỹ, Nhật, Philippinnes đã dỡ bỏ cảnh báo này. Hiện trạm quan trắc phóng xạ Đà Lạt vẫn chưa ghi nhận những dấu hiệu bất thường về mây phóng xạ ở phía Nam. Công tác quan trắc được trạm này tiến hành thường xuyên, cách 2-3 giờ một lần.
Hình ảnh mô phỏng sự di chuyển đám mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong hai ngày 23, 24/3, trong đó tập trung ảnh hưởng ở vùng Đông Nam Á. Ảnh website Bộ Khoa học công nghệ "Một khi có dấu hiệu khác thường chúng tôi sẽ thông báo chính thức. Hiện chúng tôi chưa phát hiện mây phóng xạ bay tới Việt Nam, nhưng tôi nghĩ đến một lúc nào đó có những đám mây từ Nhật thì mức phóng xạ cũng chỉ rất thấp mà thôi", ông Điền nhấn mạnh. Căn cứ để Viện trưởng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt xác định mức phóng xạ thấp là dựa trên nguyên tắc đám mây càng phát tán đi xa thì độ phóng xạ càng giảm.
"Nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị sự cố lò phản ứng chỉ cách Tokyo hơn 300 km mà người dân thủ đô Nhật vẫn chưa cần phải uống thuốc phòng nhiễm xạ, thì Việt Nam cách xa hàng nghìn cây số cũng không đáng lo", ông Điền nói.
Theo người đứng đầu Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, trong trường hợp phát hiện phóng xạ ở mức thấp, bình thường thì vẫn không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và cũng không cần tới các biện pháp phòng chống đặc biệt. Theo tiêu chuẩn quốc tế, mức phóng xạ cho phép với người dân không quá 1 msv (mm) một năm, người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với phóng xạ là không quá 20 msv một năm. Tuy nhiên, trường hợp sự cố xảy ra thì có thể cho phép mức phóng xạ cao hơn một số lần. Nếu chỉ tiếp xúc thời gian ngắn thì cũng chưa ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Gần đây trước lo ngại về ảnh hưởng của mây phóng xạ từ Nhật Bản đến Việt Nam, nhiều người dân đã đi tìm mua thuốc ngừa phóng xạ (potassium iodide). "Hiện không có loại thuốc nào phòng nhiễm xạ nhưng potassium iodide - iot kali - có thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng của phóng xạ", Phó giáo sư - Tiến sĩ Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.
Theo ông Khoa, khi xảy ra các sự cố hạt nhân thì có rất nhiều chất phóng xạ khác nhau thoát ra môi trường, trong đó 2 chất có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe là iốt phóng xạ 131 và Cs-137. Trong đó, iốt phóng xạ vào cơ thể bằng bất cứ con đường nào sẽ hòa vào dòng tuần hoàn và tập trung chủ yếu tại tuyến giáp. Vì thế nếu nhiễm phóng xạ, tuyến giáp dễ bị tổn thương hơn so với các cơ quan khác, nguy cơ lâu dài là ung thư.
Phó Giáo sư Khoa lý giải, dựa trên nguyên lý như vậy, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm phóng xạ, có thể đưa một lượng iốt không phóng xạ (bằng đường uống) vừa đủ cho những người ở vùng có nguy cơ nhiễm phóng xạ. Khi đưa vào, tuyến giáp sẽ hấp thụ lượng iốt này giúp bão hòa iốt. Do đó khi iốt phóng xạ vào thì cơ thể không hấp thu nữa mà thải ra ngoài. Các cơ quan khác hấp thụ không đáng kể.
"Tuy nhiên, khi chưa có cảnh báo nào về nguy cơ nhiễm phóng xạ thì người dân không nên uống. Lý do là cơ thể chỉ cần nhu cầu về iốt nhất định, nếu thừa quá sẽ gây bệnh. Tại Việt Nam, thời điểm này chưa có dấu hiệu cảnh báo phóng xạ ảnh hưởng thì không có lý do gì lại đi uống", Phó giáo sư Khoa nhấn mạnh.
Nên các bạn cứ yên tâm mà vui sống nha^^!