Viết kịch bản phim

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Thế giới điện ảnh là một nơi cực kì cạnh tranh. Bạn có thể có ý tưởng làm phim hay ho nhất trên đời, nhưng nếu kịch bản không được dàn trang đúng kiểu, rất có thể nó sẽ chẳng bao giờ được ai đọc tới. Hãy làm theo các bước sau đây để tối đa hoá cơ hội được đưa kịch bản của mình lên màn ảnh.

Phương pháp 1: Bắt đầu

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-1.jpg

1. Nắm được định nghĩa về kịch bản

Kịch bản sẽ phác thảo toàn bộ các yếu tố (âm thanh, hình ảnh, cử chỉ và lời thoại) được dùng để kể câu chuyện thông qua phim điện ảnh hoặc phim truyền hình.

Một kịch bản thường không bao giờ là công trình của một cá nhân đơn lẻ. Thay vào đó, nó sẽ phải trải qua quá trình rà soát và viết lại, và sau cùng sẽ được các nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên thể hiện lại.

Phim điện ảnh và phim truyền hình là những phương tiện giải trí nghe nhìn. Như vậy nghĩa là bạn phải viết kịch bản sao cho trong đó có đủ cả phần nghe và phần nhìn của câu chuyện. Hãy tập trung viết về hình ảnh và âm thanh.

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-2.jpg

2. Đọc kịch bản của vài bộ phim mà bạn thích

Tìm kiếm kịch bản trên mạng và xem bạn thích (và không thích) những gì về chúng. Cố gắng cảm nhận xem các hành động được mô tả thế nào, lời thoại được viết ra sao và các nhân vật được phát triển kiểu gì.

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-3.jpg

3. Bổ sung chi tiết vào ý tưởng

Cứ cho rằng bạn đã có sẵn ý tưởng để viết, hãy ghi nháp các chi tiết cần thiết trong cốt truyện, các mối quan hệ và cá tính của nhân vật để câu chuyện bám vào đó. Yếu tố nào là quan trọng nhất trong ý tưởng của bạn? Các nhân vật tương tác thế nào và vì sao? Mục đích lớn hơn là gì? Kịch bản có lỗ hổng nào không? Ghi chú lại những điểm đó bằng bất kì cách nào bạn thích.

Phương pháp 2: Viết kịch bản

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-4.jpg

1. Viết đề cương cho câu chuyện

Bắt đầu bằng diễn biến cơ bản. Tập trung vào những mâu thuẫn, vì mâu thuẫn sẽ dẫn tới kịch tính.
Lưu ý tới độ dài. Dưới dạng kịch bản, mỗi trang chỉ tương đương với một phút phim. Thời lượng trung bình của một bộ phim hai tiếng sẽ xấp xỉ bằng 120 trang kịch bản. Phim chính kịch nên dài khoảng hai tiếng, hài kịch thì nên ngắn hơn khoảng một tiếng rưỡi.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng nếu biên kịch không phải là người có tiếng tăm, có nhiều mối quan hệ hoặc có thể đảm bảo doanh thu cho bộ phim thì kịch bản dài dòng chắc chắn sẽ không được lựa chọn. Nếu câu chuyện mà bạn muốn kể không thể cô đọng lại trong hai tiếng, tốt nhất là bạn nên biến nó thành tiểu thuyết.

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-5.jpg

2. Chia câu chuyện thành ba màn

Cấu trúc ba màn chính là cái khung của kịch bản. Mỗi màn có thể diễn ra độc lập, và khi ghép lại với nhau, chúng sẽ tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh.

Màn một: đây là bối cảnh của câu chuyện. Giới thiệu bối cảnh và các nhân vật. Thiết lập thể loại của phim (hài hước, hành động, lãng mạn…). Giới thiệu nhân vật chính và bắt đầu khám phá những mâu thuẫn dẫn dắt câu chuyện. Khi nhân vật bắt đầu gặp trở ngại, đó là lúc màn hai bắt đầu. Đối với chính kịch, màn một thường dài khoảng 30 trang. Với hài kịch là 24 trang.

Màn hai: đây là phần chính của câu chuyện. Nhân vật chính sẽ gặp trở ngại trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho mâu thuẫn. Những cốt truyện phụ thường sẽ được giới thiệu ở màn hai. Trong suốt màn này, nhân vật chính sẽ thể hiện một số dấu hiệu của sự thay đổi. Đối với chính kịch, màn hai dài khoảng 60 trang, và với hài kịch là 48 trang.

Màn ba: trong màn này, mâu thuẫn sẽ được giải quyết. Màn ba có chứa tình tiết bước ngoặt và kết thúc với việc đối mặt với khó khăn. Bởi vì câu chuyện đã được hình thành ở màn hai, màn ba sẽ diễn ra nhanh hơn và cô đọng hơn. Đối với chính kịch, màn ba thường dài 30 trang, với hài kịch là 24 trang.

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-6.jpg

3. Bổ sung thêm các phân đoạn phim

Phân đoạn là những phần của câu chuyện được diễn ra hầu như độc lập với mâu thuẫn chính. Chúng cũng có mở, thân và kết. Một phân đoạn điển hình sẽ có độ dài từ 10 tới 15 trang. Một phân đoạn thường sẽ tập trung vào một nhân vật nhất định.

Các phân đoạn sẽ diễn ra với những cao trào độc lập với câu chuyện chính, và thường sẽ ảnh hưởng tới diễn biến của phim.

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-6.jpg

4. Bắt đầu viết các cảnh

Các cảnh phim chứa đựng sự kiện của bộ phim. Chúng diễn ra ở những địa điểm nhất định và đóng vai trò thúc đẩy câu chuyện phát triển. Nếu có cảnh nào không làm tròn vai trò đó, hãy cắt bỏ nó ra khỏi kịch bản. Những cảnh phim vô nghĩa sẽ bị khán giả coi là lỗi và kéo toàn bộ câu chuyện xuống.

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-8.jpg

5. Bắt đầu viết lời thoại

Khi đã có cảnh, bạn sẽ bắt đầu cho các nhân vật tương tác với nhau. Lời thoại có thể là một trong những thứ khó viết nhất. Mỗi nhân vật đều cần có giọng nói đặc trưng và thuyết phục.

Lời thoại thực tế không nhất thiết phải hay. Lời thoại nên được tập trung vào việc phát triển câu chuyện và nhân vật. Bạn không nên lo lắng về việc đưa thực tế vào lời thoại, vì trong thực tế, những cuộc hội thoại thường tẻ nhạt và vô hồn.

Đọc to màn hội thoại. Nghe nó có bị ngập ngừng, rập khuôn hay thái quá không? Liệu các nhân vật có nói chuyện cùng một kiểu không?

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-9.jpg

6. Cắt bỏ những chi tiết thừa

Khi mọi ý tưởng đã được viết ra, hãy tìm những mối liên kết lỏng lẻo, gây phân tâm hoặc bất kì thứ gì kéo câu chuyện xuống. Câu chuyện có bị lạc đề không? Có chi tiết nào thừa thãi hoặc lặp lại không? Bạn có nghĩ tới khán giả không? Nếu có thứ gì thừa thãi hoặc không đóng vai trò gì trong câu chuyện, hãy bỏ nó đi.

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-10.jpg

7. Cho vài người bạn xem kịch bản hoàn chỉnh

Chọn những người có gu và xuất thân khác nhau để nhận được những ý kiến đa chiều. Hãy hỏi và đón nhận sự thật mất lòng; bạn muốn có những lời phê bình mang tính xây dựng chứ không phải vài câu xu nịnh hoặc dối trá.

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-11.jpg

8. Rà soát lại kịch bản bao nhiêu lần tuỳ bạn

Ban đầu việc này có thể khá đau lòng, nhưng khi mọi chuyện xong xuôi, bạn sẽ thấy vui vì đã dành thời gian để truyền tải quan điểm của mình.

Phương pháp 3: Quy cách trình bày kịch bản

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-12.jpg

1.Cài đặt kích thước trang giấy

Kịch bản thường được viết trên giấy khổ 8 ½” x 11” (giấy A4), được đục ba lỗ ở lề trái. Lề trên và lề dưới được căn ở mức giữa 0.5” và 1”. Lề trái được căn ở mức 1.2”-1.6”, lề phải là 0.5”-1”.
Số trang được đánh ở góc trên cùng bên phải. Trang ghi tựa phim không được đánh số.

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-13.jpg

2. Đặt phông chữ

Kịch bản sẽ được viết bằng phông chữ Courier cỡ 12. Việc này chủ yếu là để căn thời gian. Một trang kịch bản với phông chữ Courier 12 sẽ tương đương với một phút phim.

aid46695-v4-728px-Write-Movie-Scripts-Step-14.jpg

3. Định dạng các yếu tố trong kịch bản

Có nhiều phần khác nhau trong kịch bản mà bạn cần phải trình bày với những định dạng nhất định để phù hợp với quy chuẩn trong nghề:

Mở cảnh : Hay còn gọi là “Tiêu đề cảnh.” Phần mở cảnh sẽ đưa ra bối cảnh bằng cách mô tả địa điểm. Yếu tố này sẽ được viết hoa toàn bộ. Đầu tiên, bạn phải ghi chú đây là ngoại cảnh hay cảnh quay trong nhà bằng cách ghi “INT.” (quay trong nhà) hoặc “EXT.” (quay ngoài trời). Sau đó, bên cạnh sẽ là địa điểm và thời gian quay. Không được kết thúc một trang bằng tiêu đề cảnh, hãy chuyển tiêu đề cảnh đó sang trang sau.

Hành động: Đây là nơi bạn mô tả hành động trong kịch bản. Nó được viết ở thì hiện tại và thể chủ động. Hãy viết các đoạn văn ngắn để thu hút sự chú ý của người đọc. Một đoạn văn lí tưởng sẽ dài từ 3 tới 5 dòng.

Tên nhân vật: Trước khi cuộc hội thoại bắt đầu, tên nhân vật sẽ được nêu ra và viết hoa toàn bộ, cách lề trái 3.5”. Đó có thể là tên thật của nhân vật, hoặc có thể là một từ để mô tả nếu người đó không được đặt tên trong kịch bản, hoặc có thể chỉ nêu nghề nghiệp. Nếu nhân vật đó nói mà không được lên hình, hãy viết “(O.S.)” - tiếng ngoại hình - bên cạnh tên họ. Nếu nhân vật đó kể chuyện, hãy viết “(V.O.)” - thuyết minh - bên cạnh tên họ.

Lời thoại: Khi một nhân vật cất lời, lời thoại sẽ được ghi cách lề trái 2.5”, và cách lề phải từ 2 tới 2.5”. Lời thoại sẽ nằm ngay dưới tên nhân vật.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
 
×
Quay lại
Top