- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Một bài phê bình báo chí vừa là một bản tóm lược, vừa là sự đánh giá về bài viết của người khác. Các thầy cô thường dùng bài phê bình báo chí để giới thiệu với sinh viên về tác phẩm của các chuyên gia trong lĩnh vực đang học. Các chuyên gia cũng thường được mời phê bình tác phẩm của những nhà chuyên môn. Việc thấu hiểu những luận điểm và luận cứ chính của bài báo là chìa khóa tạo nên một bài phê bình xác đáng. Sự đánh giá hợp lý về chủ đề chính của văn bản, những lý lẽ hỗ trợ và những gợi ý cho nghiên cứu sâu hơn là yếu tố quan trọng trong bài bình luận. Sau đây là vài hướng dẫn để viết một bài phê bình báo chí.
Phần 1: Chuẩn bị viết bài bình luận
1. Hiểu phê bình báo chí là gì
Một bài phê bình báo chí được viết không dành cho mọi đối tượng độc giả mà dành riêng cho đối tượng có hiểu biết trong lĩnh vực của bài báo.Khi viết một bài bình luận báo chí, bạn sẽ phải tổng hợp những ý chính, các luận điểm, luận cứ và sự khám phá của bạn, sau đó nhận xét về đóng góp và mức độ ảnh hưởng tổng thể của bài viết đối với lĩnh vực.
Các bài phê bình báo chí vượt xa sự trình bày ý kiến. Bạn sẽ phải nghiên cứu cặn kẽ văn bản nhằm đáp lại ý kiến uyên thâm của người viết. Bạn cần sử dụng những quan điểm, lý luận và nghiên cứu từ sự phân tích của chính mình để phản hồi lại đối tượng. Lời bình luận về bài viết sẽ dựa trên dẫn chứng và lập luận sâu sắc của riêng bạn.
Một bài phê bình báo chí chỉ phản hồi lại nghiên cứu của tác giả chứ không đặt ra bất kỳ điều gì mới.
Phê bình báo chí là sự kết hợp giữa tóm tắt và đánh giá một bài viết.
2. Nghĩ về cấu trúc của bài phê bình
Bạn phải hiểu cách mà một bài bình luận được hình thành từ trước khi đọc tác phẩm cần phân tích. Điều này sẽ giúp bạn biết cách đọc bài báo như thế nào để có thể viết một bài phê bình hiệu quả. Bài viết của bạn sẽ được hình thành từ những phần sau:
Tóm tắt bài báo. Tập trung vào những ý chính, thông tin và sự khẳng định.
Bàn luận về các mặt tích cực của bài báo. Hãy nghĩ về điều mà tác giả đã làm tốt, những luận điểm hay và quan sát tinh tế của họ.
Chỉ ra những mâu thuẫn, thiếu sót và bất cập trong bài viết.
Bạn cần xác định xem văn bản có đủ dữ liệu hay sự nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho những khẳng định của tác giả hay không. Hãy tìm ra mọi câu hỏi chưa có lời đáp còn sót lại trong bài báo.
3. Xem qua bài báo
Trước tiên, bạn cần xem xét tên bài báo, phần tóm lược, giới thiệu, các đề mục, câu mở đầu của từng đoạn và kết luận. Tiếp theo, hãy đọc vài đoạn đầu, sau đó là phần kết luận. Những bước này sẽ giúp bạn nhận ra hệ thống luận điểm và luận cứ của tác giả. Cuối cùng là đọc lại bài báo từ đầu đến cuối. Vào lần đầu, bạn chỉ đọc để hình dung bức tranh toàn cảnh và tìm ra quan điểm cùng với lập luận tổng thể mà bài viết thể hiện.
Ghi chú lại các từ ngữ và vấn đề mà bạn chưa rõ cũng như những thắc mắc mà bạn có.
Tìm hiểu những thuật ngữ hay khái niệm mà bạn không mấy quen thuộc để bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài báo.
4. Đọc lại văn bản thật kỹ
Đọc lại bài báo thêm hai, ba lần. Dùng bút dạ quang hoặc bút bi để đánh dấu hoặc ghi chú các phần quan trọng. Tô sáng những ý chính và lập luận hỗ trợ.Không nên: đánh dấu mọi đoạn văn chỉ chọn những ý chính.
Nên: bổ sung những ý quan trọng nhất bằng các ghi chú hoặc tham khảo chéo.
Liên kết những gì bạn đọc trong bài báo với vốn hiểu biết của bạn về đề tài đó. Hãy nghĩ về những điều đã thảo luận trong lớp hay những văn bản khác mà bạn từng đọc. Bài viết có phù hợp hoặc không phù hợp với những hiểu biết trước đây của bạn không? Bài viết có dựa vào các kiến thức khác trong cùng lĩnh vực hay không? Nhận định về sự giống và khác nhau của tác phẩm với những văn bản cùng chủ đề mà bạn đã xem.
Cẩn thận lưu ý đến ý nghĩa của bài báo. Bạn cần chắc rằng mình hiểu văn bản một cách trọn vẹn. Bạn chỉ có thể viết một bài bình luận hay về một bài viết nếu hiểu bài viết đó.
5. Diễn đạt bài báo bằng lời của chính bạn
Bạn có thể viết thành một đoạn văn tự do hay dựa trên một dàn ý. Bắt đầu bằng việc diễn đạt bài báo bằng ngôn ngữ của riêng bạn. Tập trung vào những lý lẽ, nghiên cứu và khẳng định mà bài báo đưa ra. Đảm bảo rằng bạn không bỏ sót những luận điểm quan trọng. Điều thiết yếu là phải chính xác.Không nên: dành thời gian để chỉnh sửa hoặc diễn đạt. Điều này bạn chỉ nên dành cho mình.
Nên: viết bằng cấu trúc mạch lạc và hợp lý để kiểm tra xem bạn hiểu đến đâu.
Với phương pháp khác, bạn có thể lập một dàn ý bao gồm những luận điểm chính và các nghiên cứu hay luận cứ hỗ trợ trong bài báo. Nói đúng ra, đây là một bài viết trình bày lại toàn bộ ý chính của văn bản chứ không bao gồm ý kiến của bạn.
Sau khi diễn đạt bài báo bằng lời của chính bạn, hãy chọn ra những phần mà bạn muốn thảo luận trong bài phê bình. Bạn có thể tập trung vào các phương pháp tiếp cận lý thuyết, nội dung, cách trình bày, cách đưa dẫn chứng hay văn phong của tác giả. Bàn về những vấn đề chính của văn bản là điều đương nhiên, nhưng đôi khi bạn có thể tập trung vào những khía cạnh khác. Điều này rất hữu ích khi bạn muốn xem lại một nội dung nào đó trong tài liệu học tập.
Xem lại dàn ý tóm tắt nhằm loại trừ những chi tiết không cần thiết. Xóa đi hoặc gạch bỏ những lập luận hay thông tin bổ sung kém quan trọng. Phần tóm tắt đã chỉnh sửa của bạn có thể có thể dùng làm cơ sở cho phần tóm tắt mà bạn cung cấp ở đầu bài phê bình.
6. Viết dàn ý của bài nhận xét của bạn
Xem lại từng mục trong phần tóm lược của bài báo nhằm nhận định xem tác giả đã trình bày rõ ràng và xác đáng hay chưa. Đưa ra tất cả những ví dụ về lối viết hiệu quả, những đóng góp mới vào lĩnh vực cũng như nội dung mà bài báo cần cải thiện. Lập danh sách các ưu điểm và hạn chế. Ưu điểm có thể là bài báo đưa ra sự tổng kết rõ ràng về vấn đề cụ thể nào đó. Hạn chế có thể là bài viết không cung cấp được bất kỳ thông tin hay giải pháp nào mới. Hãy sử dụng những ví dụ và tài liệu tham khảo cụ thể. Chẳng hạn, bài viết đã thuật lại không chính xác về các dữ kiện của một nghiên cứu nổi tiếng. Ghi nhanh điều này vào dàn ý và tra cứu các dữ kiện của nghiên cứu để chứng minh nhận định của bạn là đúng. Các câu hỏi sau sẽ giúp bạn bám sát văn bản để phê bình:
Mục tiêu của bài báo là gì?
Đâu là khung lý thuyết hoặc giả thuyết của văn bản?
Những khái niệm then chốt đã được định nghĩa rõ ràng chưa?
Các dẫn chứng thuyết phục như thế nào?
Bài báo phù hợp với tài liệu và lĩnh vực đó như thế nào?
Bài báo có nâng cao hiểu biết về lĩnh vực không?
Văn phong của tác giả rõ ràng như thế nào?Không nên: đưa vào những phản ứng hay ý kiến cá nhân nhất thời.
Nên: chú ý kiểm soát thành kiến của bạn để vượt qua.
Phần 2: Viết bài bình luận báo chí
1. Đặt một tựa đề
Tiêu đề phải phản ánh được trọng tâm của bài phê bình. Bạn có thể lựa chọn giữa tựa đề dạng câu khẳng định, mô tả hoặc nghi vấn
2. Trích dẫn bài báo
Bên dưới tựa đề, bạn hãy trích dẫn đầy đủ bài báo theo cách thức phù hợp. Dòng tiếp theo sẽ bắt đầu bài luận của bạn. Đừng cách dòng giữa phần trích dẫn và câu đầu tiên của bài bình luận.
Chẳng hạn, trong các tài liệu tiếng Anh, theo định dạng MLA (Modern Language Association – Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại), phần trích dẫn sẽ được trình bày như sau: Duvall, John N. "The (Super) Marketplace of Images: Television as Unmediated Mediation in DeLillo's White Noise." Arizona Quarterly 50.3 (1994): 127-53. Print. Ở Việt Nam, mẫu quy chuẩn khi trình bày tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên ấn phẩm khoa học như sau: họ tên tác giả (năm xuất bản), “tên bài báo”, tên tạp chí (in nghiêng), số phát hành, khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí. Ví dụ: Theo Lê Xuân H (2009), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị chính sách cho năm 2011”, Tạp chí Y, số 150, tr. 7-13.
3. Xác định bài báo
Mở đầu bài bình luận của bạn bằng việc giới thiệu tựa đề, tác giả và năm phát hành của bài báo trong đoạn đầu tiên.
Ví dụ: Bài viết "Condom use will increase the spread of AIDS" (tạm dịch: Sử dụng bao cao su làm tăng nguy cơ lây nhiễm AIDS) của tác giả Anthony Zimmerman - linh mục ở nhà thờ Catholic.
4. Viết phần giới thiệu
Phần mở đầu của bài phê bình báo chí sẽ có câu để nhận biết. Nó cũng đề cập đến chủ đề chính của bài viết, luận điểm và luận cứ của tác giả. Bạn cũng cần chỉ ra một hoặc nhiều ý kiến của người viết. Những ý kiến này có thể không được nói đến một cách rõ ràng trong bài báo mà chúng ta phải tự nhận định.Không nên: đưa ra những lời khẳng định ở ngôi thứ nhất ("Tôi").
Nên: thể hiện ấn tượng tổng quan về bài báo bằng văn phong học thuật trang trọng ở ngôi thứ ba.
Phần giới thiệu của bạn chỉ nên chiếm khoảng 10-25% nội dung bài nhận xét.
Kết thúc phần giới thiệu bằng ý kiến của bạn về những quan điểm trên. Chẳng hạn: Mặc dù tác giả đã có những luận điểm hay, nhưng bài viết của ông ấy hơi thành kiến và bao hàm cách giải thích sai thông tin trong bản phân tích của những người khác về tác dụng của bao cao su.
5. Tổng kết bài báo
Trình bày những luận điểm, luận cứ chính và sự phát hiện của bạn, đừng quên tham khảo bản tóm tắt. Bạn cần cho thấy cách mà bài báo ủng hộ những quan điểm của tác giả. Nhớ bao gồm phần kết luận của bài báo. Những nội dung này có thể kéo dài vài đoạn, tùy thuộc vào yêu cầu của người hướng dẫn hay nhà xuất bản của bạn.Không nên: đưa vào những ví dụ cụ thể, số liệu thống kê hay thông tin cơ sở quen thuộc với các chuyên gia khác cùng lĩnh vực.
Nên: tập trung vào điểm chính của từng phần, nếu đủ chỗ.
Trích dẫn trực tiếp từ tác giả một cách tiết chế.
Xem lại bản tóm tắt mà bạn đã viết. Đọc lại toàn bộ bản tóm lược nhiều lần để chắc rằng lời nhận xét của bạn là sự mô tả xác đáng về bài báo của tác giả.
6. Viết bài bình luận
Sử dụng ý kiến khái quát của bạn để viết vài đoạn văn diễn giải rằng tác giả xử lý đề tài tốt đến đâu. Bày tỏ quan điểm của bạn rằng cách giải thích của bài báo về chủ đề có rõ ràng, thấu đáo và bổ ích hay không. Đây chính là cốt lõi của bài phê bình báo chí. Đánh giá sự đóng góp của bài báo vào lĩnh vực và tầm quan trọng trong lĩnh vực ấy. Phân tích luận điểm và luận cứ chính trong bài viết, những luận cứ ấy có bổ sung cho luận điểm của tác giả hay không. Nhận diện bất kỳ thành kiến nào. Xác định xem bạn có đồng tình với người viết hay không, sau đó cung cấp những thông tin bổ sung thuyết phục về lý do của bạn. Kết thúc bằng cách đề nghị độc giả tự mình đọc bài báo và nhận định.Không nên: thêm vào nội dung một danh sách dài gồm những bình luận không liên quan.
Nên: kết hợp những lời phê bình và tán dương lại với nhau tạo ra một lập luận chặt chẽ, hình thành nên ý kiến riêng của bạn.
Bổ sung thêm dẫn chứng từ các bài báo hoặc văn bản khác vào bài bình luận của bạn.
Phần tóm tắt rất quan trọng đối với bài phê bình. Bạn phải làm cho lý lẽ của tác giả trở nên rõ ràng trong phần tóm tắt để sự đánh giá của bạn trở nên hợp lý.
Nên nhớ rằng đây không phải là nơi để bạn nói rằng mình thích bài báo hay không. Bạn đang đánh giá về ý nghĩa và sự thỏa đáng của tác phẩm.
Dùng một câu chủ đề và lý lẽ hỗ trợ cho mỗi ý kiến. Chẳng hạn, trong câu đầu của phần nêu ý kiến, bạn có thể chỉ ra một ưu điểm nào đó, tiếp theo là vài câu phân tích chi tiết hơn về ý nghĩa của luận điểm.
7. Kết thúc bài phê bình báo chí
Tổng kết lại những ý chính của đối tượng cũng như ý kiến của bạn về tầm quan trọng, mức độ chính xác và rõ ràng của bài báo trong một đoạn văn. Nếu phù hợp, bạn có thể bình luận về các gợi ý cho việc nghiên cứu hoặc tranh luận sâu hơn trong lĩnh vực đó.
Phần này chỉ nên chiếm 10% trong toàn bài luận.
Chẳng hạn: Bài bình luận này đánh giá bài báo "Sử dụng bao cao su làm tăng nguy cơ lây nhiễm AIDS" của Anthony Zimmerman. Những luận cứ trong bài báo khiến cho thông tin đi lệch hướng bởi lối viết gây tranh cãi, mang tính thành kiến và định kiến mà không đưa vào các dẫn chứng hỗ trợ của tác giả. Những điểm này khiến cho lập luận của bài viết bị yếu thế và giảm đi uy tín của ông ấy.
8. Đọc lại và sửa
Đọc lại bài bình luận. Kiểm tra lỗi về ngữ pháp, văn phong và cách dùng từ. Đừng quên lược bớt những thông tin không cần thiết.
Bạn cần chắc rằng mình đã xác định và bàn luận từ 3-4 vấn đề then chốt trong bài viết.
Phần 1: Chuẩn bị viết bài bình luận
Một bài phê bình báo chí được viết không dành cho mọi đối tượng độc giả mà dành riêng cho đối tượng có hiểu biết trong lĩnh vực của bài báo.Khi viết một bài bình luận báo chí, bạn sẽ phải tổng hợp những ý chính, các luận điểm, luận cứ và sự khám phá của bạn, sau đó nhận xét về đóng góp và mức độ ảnh hưởng tổng thể của bài viết đối với lĩnh vực.
Các bài phê bình báo chí vượt xa sự trình bày ý kiến. Bạn sẽ phải nghiên cứu cặn kẽ văn bản nhằm đáp lại ý kiến uyên thâm của người viết. Bạn cần sử dụng những quan điểm, lý luận và nghiên cứu từ sự phân tích của chính mình để phản hồi lại đối tượng. Lời bình luận về bài viết sẽ dựa trên dẫn chứng và lập luận sâu sắc của riêng bạn.
Một bài phê bình báo chí chỉ phản hồi lại nghiên cứu của tác giả chứ không đặt ra bất kỳ điều gì mới.
Phê bình báo chí là sự kết hợp giữa tóm tắt và đánh giá một bài viết.
Bạn phải hiểu cách mà một bài bình luận được hình thành từ trước khi đọc tác phẩm cần phân tích. Điều này sẽ giúp bạn biết cách đọc bài báo như thế nào để có thể viết một bài phê bình hiệu quả. Bài viết của bạn sẽ được hình thành từ những phần sau:
Tóm tắt bài báo. Tập trung vào những ý chính, thông tin và sự khẳng định.
Bàn luận về các mặt tích cực của bài báo. Hãy nghĩ về điều mà tác giả đã làm tốt, những luận điểm hay và quan sát tinh tế của họ.
Chỉ ra những mâu thuẫn, thiếu sót và bất cập trong bài viết.
Bạn cần xác định xem văn bản có đủ dữ liệu hay sự nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho những khẳng định của tác giả hay không. Hãy tìm ra mọi câu hỏi chưa có lời đáp còn sót lại trong bài báo.
Trước tiên, bạn cần xem xét tên bài báo, phần tóm lược, giới thiệu, các đề mục, câu mở đầu của từng đoạn và kết luận. Tiếp theo, hãy đọc vài đoạn đầu, sau đó là phần kết luận. Những bước này sẽ giúp bạn nhận ra hệ thống luận điểm và luận cứ của tác giả. Cuối cùng là đọc lại bài báo từ đầu đến cuối. Vào lần đầu, bạn chỉ đọc để hình dung bức tranh toàn cảnh và tìm ra quan điểm cùng với lập luận tổng thể mà bài viết thể hiện.
Ghi chú lại các từ ngữ và vấn đề mà bạn chưa rõ cũng như những thắc mắc mà bạn có.
Tìm hiểu những thuật ngữ hay khái niệm mà bạn không mấy quen thuộc để bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài báo.
Đọc lại bài báo thêm hai, ba lần. Dùng bút dạ quang hoặc bút bi để đánh dấu hoặc ghi chú các phần quan trọng. Tô sáng những ý chính và lập luận hỗ trợ.Không nên: đánh dấu mọi đoạn văn chỉ chọn những ý chính.
Nên: bổ sung những ý quan trọng nhất bằng các ghi chú hoặc tham khảo chéo.
Liên kết những gì bạn đọc trong bài báo với vốn hiểu biết của bạn về đề tài đó. Hãy nghĩ về những điều đã thảo luận trong lớp hay những văn bản khác mà bạn từng đọc. Bài viết có phù hợp hoặc không phù hợp với những hiểu biết trước đây của bạn không? Bài viết có dựa vào các kiến thức khác trong cùng lĩnh vực hay không? Nhận định về sự giống và khác nhau của tác phẩm với những văn bản cùng chủ đề mà bạn đã xem.
Cẩn thận lưu ý đến ý nghĩa của bài báo. Bạn cần chắc rằng mình hiểu văn bản một cách trọn vẹn. Bạn chỉ có thể viết một bài bình luận hay về một bài viết nếu hiểu bài viết đó.
Bạn có thể viết thành một đoạn văn tự do hay dựa trên một dàn ý. Bắt đầu bằng việc diễn đạt bài báo bằng ngôn ngữ của riêng bạn. Tập trung vào những lý lẽ, nghiên cứu và khẳng định mà bài báo đưa ra. Đảm bảo rằng bạn không bỏ sót những luận điểm quan trọng. Điều thiết yếu là phải chính xác.Không nên: dành thời gian để chỉnh sửa hoặc diễn đạt. Điều này bạn chỉ nên dành cho mình.
Nên: viết bằng cấu trúc mạch lạc và hợp lý để kiểm tra xem bạn hiểu đến đâu.
Với phương pháp khác, bạn có thể lập một dàn ý bao gồm những luận điểm chính và các nghiên cứu hay luận cứ hỗ trợ trong bài báo. Nói đúng ra, đây là một bài viết trình bày lại toàn bộ ý chính của văn bản chứ không bao gồm ý kiến của bạn.
Sau khi diễn đạt bài báo bằng lời của chính bạn, hãy chọn ra những phần mà bạn muốn thảo luận trong bài phê bình. Bạn có thể tập trung vào các phương pháp tiếp cận lý thuyết, nội dung, cách trình bày, cách đưa dẫn chứng hay văn phong của tác giả. Bàn về những vấn đề chính của văn bản là điều đương nhiên, nhưng đôi khi bạn có thể tập trung vào những khía cạnh khác. Điều này rất hữu ích khi bạn muốn xem lại một nội dung nào đó trong tài liệu học tập.
Xem lại dàn ý tóm tắt nhằm loại trừ những chi tiết không cần thiết. Xóa đi hoặc gạch bỏ những lập luận hay thông tin bổ sung kém quan trọng. Phần tóm tắt đã chỉnh sửa của bạn có thể có thể dùng làm cơ sở cho phần tóm tắt mà bạn cung cấp ở đầu bài phê bình.
Xem lại từng mục trong phần tóm lược của bài báo nhằm nhận định xem tác giả đã trình bày rõ ràng và xác đáng hay chưa. Đưa ra tất cả những ví dụ về lối viết hiệu quả, những đóng góp mới vào lĩnh vực cũng như nội dung mà bài báo cần cải thiện. Lập danh sách các ưu điểm và hạn chế. Ưu điểm có thể là bài báo đưa ra sự tổng kết rõ ràng về vấn đề cụ thể nào đó. Hạn chế có thể là bài viết không cung cấp được bất kỳ thông tin hay giải pháp nào mới. Hãy sử dụng những ví dụ và tài liệu tham khảo cụ thể. Chẳng hạn, bài viết đã thuật lại không chính xác về các dữ kiện của một nghiên cứu nổi tiếng. Ghi nhanh điều này vào dàn ý và tra cứu các dữ kiện của nghiên cứu để chứng minh nhận định của bạn là đúng. Các câu hỏi sau sẽ giúp bạn bám sát văn bản để phê bình:
Mục tiêu của bài báo là gì?
Đâu là khung lý thuyết hoặc giả thuyết của văn bản?
Những khái niệm then chốt đã được định nghĩa rõ ràng chưa?
Các dẫn chứng thuyết phục như thế nào?
Bài báo phù hợp với tài liệu và lĩnh vực đó như thế nào?
Bài báo có nâng cao hiểu biết về lĩnh vực không?
Văn phong của tác giả rõ ràng như thế nào?Không nên: đưa vào những phản ứng hay ý kiến cá nhân nhất thời.
Nên: chú ý kiểm soát thành kiến của bạn để vượt qua.
Phần 2: Viết bài bình luận báo chí
Tiêu đề phải phản ánh được trọng tâm của bài phê bình. Bạn có thể lựa chọn giữa tựa đề dạng câu khẳng định, mô tả hoặc nghi vấn
Bên dưới tựa đề, bạn hãy trích dẫn đầy đủ bài báo theo cách thức phù hợp. Dòng tiếp theo sẽ bắt đầu bài luận của bạn. Đừng cách dòng giữa phần trích dẫn và câu đầu tiên của bài bình luận.
Chẳng hạn, trong các tài liệu tiếng Anh, theo định dạng MLA (Modern Language Association – Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại), phần trích dẫn sẽ được trình bày như sau: Duvall, John N. "The (Super) Marketplace of Images: Television as Unmediated Mediation in DeLillo's White Noise." Arizona Quarterly 50.3 (1994): 127-53. Print. Ở Việt Nam, mẫu quy chuẩn khi trình bày tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên ấn phẩm khoa học như sau: họ tên tác giả (năm xuất bản), “tên bài báo”, tên tạp chí (in nghiêng), số phát hành, khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí. Ví dụ: Theo Lê Xuân H (2009), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị chính sách cho năm 2011”, Tạp chí Y, số 150, tr. 7-13.
Mở đầu bài bình luận của bạn bằng việc giới thiệu tựa đề, tác giả và năm phát hành của bài báo trong đoạn đầu tiên.
Ví dụ: Bài viết "Condom use will increase the spread of AIDS" (tạm dịch: Sử dụng bao cao su làm tăng nguy cơ lây nhiễm AIDS) của tác giả Anthony Zimmerman - linh mục ở nhà thờ Catholic.
Phần mở đầu của bài phê bình báo chí sẽ có câu để nhận biết. Nó cũng đề cập đến chủ đề chính của bài viết, luận điểm và luận cứ của tác giả. Bạn cũng cần chỉ ra một hoặc nhiều ý kiến của người viết. Những ý kiến này có thể không được nói đến một cách rõ ràng trong bài báo mà chúng ta phải tự nhận định.Không nên: đưa ra những lời khẳng định ở ngôi thứ nhất ("Tôi").
Nên: thể hiện ấn tượng tổng quan về bài báo bằng văn phong học thuật trang trọng ở ngôi thứ ba.
Phần giới thiệu của bạn chỉ nên chiếm khoảng 10-25% nội dung bài nhận xét.
Kết thúc phần giới thiệu bằng ý kiến của bạn về những quan điểm trên. Chẳng hạn: Mặc dù tác giả đã có những luận điểm hay, nhưng bài viết của ông ấy hơi thành kiến và bao hàm cách giải thích sai thông tin trong bản phân tích của những người khác về tác dụng của bao cao su.
Trình bày những luận điểm, luận cứ chính và sự phát hiện của bạn, đừng quên tham khảo bản tóm tắt. Bạn cần cho thấy cách mà bài báo ủng hộ những quan điểm của tác giả. Nhớ bao gồm phần kết luận của bài báo. Những nội dung này có thể kéo dài vài đoạn, tùy thuộc vào yêu cầu của người hướng dẫn hay nhà xuất bản của bạn.Không nên: đưa vào những ví dụ cụ thể, số liệu thống kê hay thông tin cơ sở quen thuộc với các chuyên gia khác cùng lĩnh vực.
Nên: tập trung vào điểm chính của từng phần, nếu đủ chỗ.
Trích dẫn trực tiếp từ tác giả một cách tiết chế.
Xem lại bản tóm tắt mà bạn đã viết. Đọc lại toàn bộ bản tóm lược nhiều lần để chắc rằng lời nhận xét của bạn là sự mô tả xác đáng về bài báo của tác giả.
Sử dụng ý kiến khái quát của bạn để viết vài đoạn văn diễn giải rằng tác giả xử lý đề tài tốt đến đâu. Bày tỏ quan điểm của bạn rằng cách giải thích của bài báo về chủ đề có rõ ràng, thấu đáo và bổ ích hay không. Đây chính là cốt lõi của bài phê bình báo chí. Đánh giá sự đóng góp của bài báo vào lĩnh vực và tầm quan trọng trong lĩnh vực ấy. Phân tích luận điểm và luận cứ chính trong bài viết, những luận cứ ấy có bổ sung cho luận điểm của tác giả hay không. Nhận diện bất kỳ thành kiến nào. Xác định xem bạn có đồng tình với người viết hay không, sau đó cung cấp những thông tin bổ sung thuyết phục về lý do của bạn. Kết thúc bằng cách đề nghị độc giả tự mình đọc bài báo và nhận định.Không nên: thêm vào nội dung một danh sách dài gồm những bình luận không liên quan.
Nên: kết hợp những lời phê bình và tán dương lại với nhau tạo ra một lập luận chặt chẽ, hình thành nên ý kiến riêng của bạn.
Bổ sung thêm dẫn chứng từ các bài báo hoặc văn bản khác vào bài bình luận của bạn.
Phần tóm tắt rất quan trọng đối với bài phê bình. Bạn phải làm cho lý lẽ của tác giả trở nên rõ ràng trong phần tóm tắt để sự đánh giá của bạn trở nên hợp lý.
Nên nhớ rằng đây không phải là nơi để bạn nói rằng mình thích bài báo hay không. Bạn đang đánh giá về ý nghĩa và sự thỏa đáng của tác phẩm.
Dùng một câu chủ đề và lý lẽ hỗ trợ cho mỗi ý kiến. Chẳng hạn, trong câu đầu của phần nêu ý kiến, bạn có thể chỉ ra một ưu điểm nào đó, tiếp theo là vài câu phân tích chi tiết hơn về ý nghĩa của luận điểm.
Tổng kết lại những ý chính của đối tượng cũng như ý kiến của bạn về tầm quan trọng, mức độ chính xác và rõ ràng của bài báo trong một đoạn văn. Nếu phù hợp, bạn có thể bình luận về các gợi ý cho việc nghiên cứu hoặc tranh luận sâu hơn trong lĩnh vực đó.
Phần này chỉ nên chiếm 10% trong toàn bài luận.
Chẳng hạn: Bài bình luận này đánh giá bài báo "Sử dụng bao cao su làm tăng nguy cơ lây nhiễm AIDS" của Anthony Zimmerman. Những luận cứ trong bài báo khiến cho thông tin đi lệch hướng bởi lối viết gây tranh cãi, mang tính thành kiến và định kiến mà không đưa vào các dẫn chứng hỗ trợ của tác giả. Những điểm này khiến cho lập luận của bài viết bị yếu thế và giảm đi uy tín của ông ấy.
8. Đọc lại và sửa
Đọc lại bài bình luận. Kiểm tra lỗi về ngữ pháp, văn phong và cách dùng từ. Đừng quên lược bớt những thông tin không cần thiết.
Bạn cần chắc rằng mình đã xác định và bàn luận từ 3-4 vấn đề then chốt trong bài viết.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW