- Tham gia
- 21/7/2011
- Bài viết
- 4.659
Từ mấy tháng nay, gian chái nhỏ phía bên hông nhà ông Hồ Văn Tỉu ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa - Quảng Trị, được dân bản gọi là “nơi hẹn hò” của dân bản, giáo viên, bội đội biên phòng. Bởi ở đó có một viên gạch “kỳ lạ”...
Điểm hẹn bất đắc dĩ
Ngược đoạn đường gần 150 km từ thành phố Đông Hà, vượt qua đèo Sa Mù quanh năm sương phủ, chúng tôi vào bản Cù Bai.
Cả bản Cù Bai hơn 100 hộ dân nhưng có vẻ rất yên ắng, chỉ có gian chái nhà ông Tỉu là đông vui nhộn nhịp. Khác với hình dung ban đầu về “một nơi hẹn hò” lãng mạn, gian chái nổi tiếng này chỉ đơn giản là mấy tấm tôn thưng che tạm bợ bên hông nhà.
Như hiểu sự thắc mắc của chúng tôi, anh Hồ Văn Bái (dân bản Cù Bai) “bật mí”: “Sự đặc biệt nằm ở viên gạch trên bức tường kia. Cả vùng này chỉ có chỗ trên viên gạch đó là có sóng điện thoại. Chỉ cần nhích điện thoại ra khỏi viên gạch đó, hay nhấc lên vài centimet thôi là mất sóng ngay...”.
Cô Nhạn, giáo viên cắm bản ở Cù Bai phải đặt điện thoại lên viên gạch, bật loa ngoài và ghé sát vô máy để nói chuyện với con đang học ở tận Đà Lạt
Trong gian chái nhỏ, người đã ngồi kín hai chiếc bàn gỗ chủ nhà thường dùng để ngồi uống nước. Trên bàn, cả chục chiếc điện thoại đều được đặt trong tình trạng sẵn sàng dò sóng. Tất cả đều giữ im lặng trừ người ngồi sát bức tường gạch. Người này, với một điệu bộ không thể lạ hơn là đang ngồi ở mép bàn và dí sát miệng vào viên gạch phía trên bức tường. Trên viên gạch là chiếc điện thoại đã được bật loa ngoài. Tiếng người này nói và cả tiếng người trong điện thoại đều rõ mồn một.
Gần 10 phút trôi qua, câu chuyện điện thoại của người đàn ông nọ cũng kết thúc. Một người khác trong bản chuẩn bị đặt máy điện thoại của mình vào viên gạch thì từ ngoài sân, một người đàn ông khác hai ống quần ướt nhẹp hớt hải chạy vào: “Mình có việc gấp lắm. Cho mình mượn chỗ gọi trước”.
Xong cuộc gọi, người đàn ông này mới quay ra bắt chuyện: “Nhà mình ở tận bản Cuôi. Cách bản Cù Bai đến nửa ngày đi bộ. Ở đó, không có sóng nên phải chạy ra đây. Mình đi rừng về thì hay tin vợ mình đã được đưa ra bệnh viện huyện sinh em bé. Mình lo quá nên đành chạy về đây gọi điện...”.
Cầu nối với miền xuôi
Thầy Bùi Văn Phước, một giáo viên cắm bản ở Cù Bai đã 8 năm cho biết: Đây là chuyện thường ngày ở Cù Bai. Bởi nơi gần đây nhất có sóng điện thoại cũng phải cách mấy cây số, cả điện thoại bàn, cả internet đều là những khái niệm xa xỉ.
Rồi tình cờ, một buổi chiều cách đây ba tháng, một thanh niên trong bản đến chơi nhà ông Tỉu, đang ngồi tựa vào bức tường gạch thì bất ngờ điện thoại đổ chuông. Người này reo lên. Nghe tin, gần như hàng trăm người dân trong bản đều kéo đến xem. Các thầy, cô giáo, bộ đội biên phòng cắm bản ở đây thì mừng như bắt được vàng. Thế là từ đó đến nay, cứ rảnh giờ nào là các thầy, cô giáo, bộ đội biên phòng, dân bản đều xuống gian chái nhà ông Tỉu giờ đó. Gian chái được gọi tên mới là “gian chái hẹn hò”.
Thầy Phước cũng là “khách quen” của gian chái này. “Vợ con đều ở dưới xuôi. Mấy hôm nay con nhỏ lại bị ốm nên tranh thủ ra gọi về nhà hỏi thăm chút cho vợ đỡ tủi”, thầy tâm sự.
Cô Nhạn, một cô giáo cắm bản khác kể: Ở vùng biên giới này sóng điện thoại là “của hiếm”, nên không ít “tai nạn” đã xảy ra ở gian chái này trong những lần “hẹn hò”. Vốn là chỗ duy nhất có sóng, nhưng người gọi không được cầm điện thoại lên, mà chỉ có để đúng một chỗ trên viên gạch và bật loa ngoài mới gọi được, nên có hôm, vợ của một chú bộ đội biên phòng quên mất hỏi chồng một câu hơi... tế nhị. Máy đang bật loa ngoài nên những người ngồi chờ được một trận cười nắc nẻ. Còn chú bộ đội thì đỏ mặt vì xấu hổ. “Ở đây không có gì là bí mật” - cô Nhạn nói.
Cô Nhạn là giáo viên nữ duy nhất cắm bản ở Cù Bai này. Cô có 2 con đang đi học đại học tận Đà Lạt nên gian chái này cũng là cầu nối duy nhất của mấy mẹ con. Trước khi phát hiện ra gian chái này có sóng, cả năm mẹ con gặp nhau được hai lần khi về hè và tết. Nhớ con, nhưng không biết làm cách nào, cô Nhạn chỉ còn biết tranh thủ giờ nghỉ dạy hàng đêm để xuống gian chái gọi điện cho con
Điểm hẹn bất đắc dĩ
Ngược đoạn đường gần 150 km từ thành phố Đông Hà, vượt qua đèo Sa Mù quanh năm sương phủ, chúng tôi vào bản Cù Bai.
Cả bản Cù Bai hơn 100 hộ dân nhưng có vẻ rất yên ắng, chỉ có gian chái nhà ông Tỉu là đông vui nhộn nhịp. Khác với hình dung ban đầu về “một nơi hẹn hò” lãng mạn, gian chái nổi tiếng này chỉ đơn giản là mấy tấm tôn thưng che tạm bợ bên hông nhà.
Như hiểu sự thắc mắc của chúng tôi, anh Hồ Văn Bái (dân bản Cù Bai) “bật mí”: “Sự đặc biệt nằm ở viên gạch trên bức tường kia. Cả vùng này chỉ có chỗ trên viên gạch đó là có sóng điện thoại. Chỉ cần nhích điện thoại ra khỏi viên gạch đó, hay nhấc lên vài centimet thôi là mất sóng ngay...”.
Cô Nhạn, giáo viên cắm bản ở Cù Bai phải đặt điện thoại lên viên gạch, bật loa ngoài và ghé sát vô máy để nói chuyện với con đang học ở tận Đà Lạt
Trong gian chái nhỏ, người đã ngồi kín hai chiếc bàn gỗ chủ nhà thường dùng để ngồi uống nước. Trên bàn, cả chục chiếc điện thoại đều được đặt trong tình trạng sẵn sàng dò sóng. Tất cả đều giữ im lặng trừ người ngồi sát bức tường gạch. Người này, với một điệu bộ không thể lạ hơn là đang ngồi ở mép bàn và dí sát miệng vào viên gạch phía trên bức tường. Trên viên gạch là chiếc điện thoại đã được bật loa ngoài. Tiếng người này nói và cả tiếng người trong điện thoại đều rõ mồn một.
Gần 10 phút trôi qua, câu chuyện điện thoại của người đàn ông nọ cũng kết thúc. Một người khác trong bản chuẩn bị đặt máy điện thoại của mình vào viên gạch thì từ ngoài sân, một người đàn ông khác hai ống quần ướt nhẹp hớt hải chạy vào: “Mình có việc gấp lắm. Cho mình mượn chỗ gọi trước”.
Xong cuộc gọi, người đàn ông này mới quay ra bắt chuyện: “Nhà mình ở tận bản Cuôi. Cách bản Cù Bai đến nửa ngày đi bộ. Ở đó, không có sóng nên phải chạy ra đây. Mình đi rừng về thì hay tin vợ mình đã được đưa ra bệnh viện huyện sinh em bé. Mình lo quá nên đành chạy về đây gọi điện...”.
Cầu nối với miền xuôi
Thầy Bùi Văn Phước, một giáo viên cắm bản ở Cù Bai đã 8 năm cho biết: Đây là chuyện thường ngày ở Cù Bai. Bởi nơi gần đây nhất có sóng điện thoại cũng phải cách mấy cây số, cả điện thoại bàn, cả internet đều là những khái niệm xa xỉ.
Rồi tình cờ, một buổi chiều cách đây ba tháng, một thanh niên trong bản đến chơi nhà ông Tỉu, đang ngồi tựa vào bức tường gạch thì bất ngờ điện thoại đổ chuông. Người này reo lên. Nghe tin, gần như hàng trăm người dân trong bản đều kéo đến xem. Các thầy, cô giáo, bộ đội biên phòng cắm bản ở đây thì mừng như bắt được vàng. Thế là từ đó đến nay, cứ rảnh giờ nào là các thầy, cô giáo, bộ đội biên phòng, dân bản đều xuống gian chái nhà ông Tỉu giờ đó. Gian chái được gọi tên mới là “gian chái hẹn hò”.
Thầy Phước cũng là “khách quen” của gian chái này. “Vợ con đều ở dưới xuôi. Mấy hôm nay con nhỏ lại bị ốm nên tranh thủ ra gọi về nhà hỏi thăm chút cho vợ đỡ tủi”, thầy tâm sự.
Cô Nhạn, một cô giáo cắm bản khác kể: Ở vùng biên giới này sóng điện thoại là “của hiếm”, nên không ít “tai nạn” đã xảy ra ở gian chái này trong những lần “hẹn hò”. Vốn là chỗ duy nhất có sóng, nhưng người gọi không được cầm điện thoại lên, mà chỉ có để đúng một chỗ trên viên gạch và bật loa ngoài mới gọi được, nên có hôm, vợ của một chú bộ đội biên phòng quên mất hỏi chồng một câu hơi... tế nhị. Máy đang bật loa ngoài nên những người ngồi chờ được một trận cười nắc nẻ. Còn chú bộ đội thì đỏ mặt vì xấu hổ. “Ở đây không có gì là bí mật” - cô Nhạn nói.
Cô Nhạn là giáo viên nữ duy nhất cắm bản ở Cù Bai này. Cô có 2 con đang đi học đại học tận Đà Lạt nên gian chái này cũng là cầu nối duy nhất của mấy mẹ con. Trước khi phát hiện ra gian chái này có sóng, cả năm mẹ con gặp nhau được hai lần khi về hè và tết. Nhớ con, nhưng không biết làm cách nào, cô Nhạn chỉ còn biết tranh thủ giờ nghỉ dạy hàng đêm để xuống gian chái gọi điện cho con