Viêm mũi dị ứng ở người già là do đâu

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Viêm mũi dị ứng ngày càng nhiều người mắc phải căn bệnh này đối tượng chính của bệnh thường là người trẻ nhưng ngày nay số lượng người cao tuổi mắc bệnh đang có dấu hiệu tăng dần Do đâu người cao tuổi bị viêm mũi dị ứng và chữa viêm mũi dị ứng thế nào cho hiệu quả và dứt điểm là vấn đề rất được quan tâm

viem-mui-di-ung-nguoi-gia.png


Viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng. Dị ứng là một bệnh toàn thân và viêm mũi dị ứng chỉ là biểu hiện tại chỗ, có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn. Người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn…) thì tỷ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dị ứng. Chính vì lẽ đó mà cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng, có người không. Một số dị nguyên có khả năng gây viêm mũi dị ứng như bụi nhà, bụi công nghiệp (bông, vải, sợi), bụi ở môi trường xung quanh, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc, thực phẩm, lông (chó, mèo, gia cầm), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt…), vi khuẩn (S. pneumoniae, H. influenzae, cầu khuẩn), thời tiết nóng lạnh đột ngột…

Vì sao người cao tuổi dễ bị viêm mũi dị ứng?

Khi cơ thể đến độ tuổi xế chiều, các cơ quan bắt đầu lão hóa dẫn tới giảm khả năng hoạt động bình thường của người cao tuổi. Bên cạnh đó, người cao tuổi do sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Khi thời tiết thay đổi hay tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, do khả năng miễn dịch kém nên người cao tuổi thường gặp phải bệnh viêm mũi hơn so với người trẻ tuổi. Ngoài ra, người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính khác khiến cho cơ thể bị yếu, điều này cũng tác động tới sức đề kháng của người cao tuổi.

Theo nhiều nghiên cứu tập trung vào sinh lý của mũi, đối với người cao tuổi, mũi và niêm mạc thường đã bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố có hại của môi trường nên dễ dẫn đến các triệu chứng viêm mũi. Khi mũi bị lão hóa, sụn vách ngăn suy yếu, và các xoăn mũi bị co lại, gây ra những thay đổi trong khoang mũi. Điều này được giải thích rằng biểu mô niêm mạc hao mòn, chất nhầy có thể trở nên đậm đặc hơn và khó giải phóng ra khỏi cơ thể, đặc biệt là ở những người bị mất nước, tăng khả năng viêm mũi và ho.

Các phương pháp chua viem mui di ung

Cần xác định nguyên nhân để điều trị mới có hiệu quả cao. Đa số những biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng là xịt glucocorticoid (fluticasone) vào trong mũi hoặc uống thuốc chống viêm, chống dị ứng (loratidin, chlophenoramine, clrytine,…).

Tại chỗ: áp dụng các biện pháp giúp giảm phù nề niêm mạc, sung huyết, chảy nước mũi, nhiễm khuẩn ở mũi, xoang, chọc rửa xoang, phẫu thuật cắt xén các xương xoăn.

Điều trị đặc hiệu: giải mẫn cảm. Nếu có bội nhiễm thì dùng kháng sinh kết hợp với corticoid.

Dùng phương pháp chữa bằng nước khoáng đối với các trường hợp ngạt mũi thường xuyên do niêm mạc phù nề cương tụ, dùng loại nước khoáng hỗn hợp bicarbonat dạng uống, khí dung có tác dụng tốt, hợp sinh lý.

Trong nhiều trường hợp, châm cứu, xoa, day ấn huyệt cũng có tác dụng tốt, lâu dài.

Phòng bệnh viem mui di ung như thế nào?

Muốn phòng bệnh có hiệu quả tốt nhất là tránh các tác nhân gây bệnh. Tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu…

Kiêng các thức ăn có thể gây dị ứng như: nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ…

Hạn chế hoặc không dùng một số mỹ phẩm không thích hợp với cơ thể người bệnh.

Trường hợp dị ứng thời tiết cần phải chuyển vùng, chuyển nhà để tránh khí hậu gây dị ứng cho bản thân. Bệnh nhân có bệnh dị ứng nên sống ở nơi thoáng mát, không khí trong lành.

Tuy nhiên đối với người cao tuổi cũng không nên chủ quan phơi trần ra gió mưa rét ướt. Ngược lại cũng không nên sống theo kiểu kiêng khem quá làm cho cơ thể ủy mị kém sức chịu đựng với mọi thay đổi của thời tiết.

Áp dụng một chế độ ăn uống thích hợp và rèn luyện th.ân thể thường xuyên cũng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả rất tốt.

Lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng ở người cao tuổi

Trong điều trị, trước tiên cần xác định và loại bỏ các yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh nếu có thể. Các loại corticosteroid xịt mũi như budesonide, fluticason propionate, beclomethason là các thuốc được lựa chọn đầu tiên do có hiệu quả trong tất cả các thể viêm mũi và độ an toàn tương đối cao. Để đảm bảo hiệu quả, cần lưu ý rửa sạch mũi và lắc đều lọ thuốc trước khi xịt. Nếu có biểu hiện chảy máu cam sau dùng thuốc xịt, nên chuyển sang một chế phẩm corticosteroid xịt mũi khác có chứa propylen glycol hoặc một thuốc kháng histamin xịt mũi. Nếu corticosteroid xịt mũi đơn thuần không có hiệu quả nên dùng phối hợp thêm các thuốc kháng histamin uống hoặc xịt mũi như loratadin, cetirizin, fexofenadin, azelastin. Ở người lớn tuổi, nên tránh dùng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như promethazin, chlorpheniramin vì có thể gây buồn ngủ, lo lắng, lú lẫn, bí tiểu, táo bón, tụt huyết áp… Những trường hợp chỉ có viêm mũi xoang đơn thuần không đi kèm với viêm kết mạc, nên dùng các thuốc kháng histamin xịt mũi như azelastin vì có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.

Trong trường hợp các thuốc trên không hiệu quả hoặc không thể được dung nạp, có thể cân nhắc việc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu với dị nguyên gây bệnh nếu có thể xác định được các dị nguyên này. Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời gian và có thể gây ra một số phản ứng phụ như kích ứng tại chỗ tiêm, dị ứng, sốc phản vệ…

Để người cao tuổi có thể sống vui khỏe với con cháu thì việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là hết sức cần thiết!
 
×
Quay lại
Top Bottom