Viêm lợi có thật sự nguy hiểm không ? | Nha Khoa Sunshine

nenle

Thành viên
Tham gia
25/10/2019
Bài viết
0
Bệnh viêm lợi có nguy hiểm không? – Khi bạn đánh răng và nhận thấy rằng lợi của mình có một chút sưng đỏ và thậm chí là chảy máu chân răng thì có thể bạn đã bị viêm lợi rồi đấy. Hiện nay, ở nước ta có trên 90% dân số bị các bệnh răng miệng và bệnh viêm lợi là bệnh khá phổ biến trong số các bệnh này. Vậy bệnh viêm lợi có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

I. Bệnh viêm lợi có nguy hiểm không

Viêm lợi (hay còn gọi là viêm nướu) là bệnh do mảng bám trên răng làm kích ứng gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Bệnh viêm lợi phần lớn không gây đau, người bệnh phải để ý thật kỹ mới biết mình bị viêm lợi vì các diễn biến thường diễn ra âm thầm. Bệnh viêm lợi khi đã trở nặng thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
1. Ảnh hưởng xấu đến răng miệng

Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe răng miệng như:

Viêm lợi nặng dẫn đến viêm nha chu, một trường hợp nghiêm trọng của bệnh nướu răng có thể gây ra hiện tượng mất răng, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Viêm lợi nặng dẫn đến viêm nha chu

Và thật không may, bệnh nha chu chưa phải là hệ lụy tồi tệ nhất của bệnh viêm lợi, viêm lợi hoại tử cấp tính còn tồi tệ hơn. Việc này đồng nghĩa với việc các mô răng bị chết đi và gây ra các vết lở loét trên bề mặt nướu. Hiện tượng này do sự tích tụ các mảng bám quá mức dẫn đến gia tăng vi khuẩn có hại trong miệng.

boc-rang-su-bi-sung-loi-2.jpg


Bệnh viêm lợi có thể dẫn đến viêm lợi hoại tử cấp tính

Bên cạnh đó, hơi thở có mùi hôi khó chịu từ bệnh viêm lợi cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
Hơi thở có mùi hôi khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống

==>> Tham khảo bài viết: Viêm nha chu và cách điều trị bạn cần biết

2. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng viêm lợi răng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Vi khuẩn viêm nướu và nha chu có thể dễ dàng vào máu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các cơ quan khác trong cơ thể. Danh sách các nguy hại tiềm ẩn về sức khỏe do vi khuẩn này có thể gây ra là rất dài, có thể kể đến tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, bệnh tim, bệnh mất trí nhớ, viêm khớp dạng thấp và bệnh phổi, phụ nữ mang thai sinh non, trẻ thiếu cân.

Viêm lợi răng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh

Rõ ràng với ảnh hưởng xấu về răng miệng gây mất thẩm mỹ và các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mà bệnh viêm lợi khi trở nặng có thể gây ra thì người bệnh không thể chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa và chữa trị.

Chính vì những tác hại nguy hiểm của bệnh viêm lợi mà chúng ta cần có cách phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh viêm lợi, từ đó việc điều trị cũng dễ dàng hơn.

II. Các giai đoạn của bệnh viêm lợi

Dựa theo mức độ của viêm lợi, có thể chia thành 2 giai đoạn chính, đó là:
1. Viêm lợi cục bộ:

Xuất hiện những triệu chứng như lợi sưng đỏ, đau nhức, rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Ở giai đoạn này viêm lợi không gây nguy hiểm nào cho bệnh nhân và bệnh lý dễ chữa trị nhưng cũng rất dễ tái phát lại.
2. Viêm cận răng:

Khi viêm lợi ở giai đoạn đầu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho lớp lợi và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành lỗ trống quanh răng. Những lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa, lâu dần sẽ dẫn đến việc nhiễm khuẩn xung quanh chân răng biến thành viêm nha chu.

Thời gian càng kéo dài không điều trị dẫn đến bệnh càng nặng, lợi bị tụt xuống càng sâu, làm lộ chân răng, gây mất thẩm mỹ và hơn thế xương mô hàm sẽ bị phá hủy, dần tiêu đi, chân răng không còn chỗ bám, ngày càng lỏng lẻo và sau đó sẽ bị tụt ra.

==>> Xem thêm bài viết: Nên dùng bàn chải điện không? Như thế nào là bản chải tốt

III. Biểu hiện của bệnh viêm lợi

Bệnh viêm lợi khó nhận biết vì những dấu hiệu ban đầu nhẹ và dễ dàng bỏ qua. Chúng ta cần chú ý kỹ những biểu hiện sau:

– Lợi sưng tấy, đỏ thẫm hoặc tím thẫm chứ không còn hồng hào nữa.

– Chảy máu khi đánh răng hoặc va chạm nhẹ.

– Miệng xuất hiện mùi hôi.

– Răng lung lay.

– Hiện tượng tụt lợi, mưng mủ, áp xe răng.

Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh viêm lợi cần đến ngay Nha Khoa để điều trị bằng cách cạo vôi, đánh bóng làm sạch hết các vi khuẩn mảng bám ở răng và lợi. Điều trị viêm lợi nhanh chóng chỉ sau 20 – 30 phút. Sau điều trị vùng lợi hết sưng đỏ, hết chảy máu, sau vài ngày lợi bám chắc lấy răng, không còn lung lay nữa.

Điều trị viêm lợi tại Nha Khoa Sunshine có mức chi phí 300,000đ/2 hàm

Trường hợp bị viêm lợi nhưng chưa dành thời gian đến nha khoa kịp thì có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà sau: (Lưu ý là chỉ tác dụng với viêm lợi mức độ nhẹ, không hiệu quả với viêm lợi đã phát triển thành viêm nha chu hay viêm lợi hoại tử cấp tính).

==>> Tìm hiểu thêm bài viết: Bệnh lở miệng kéo dài bao lâu

IV. Cách phòng ngừa viêm lợi hiệu quả
Vệ sinh răng miệng đúng cách:

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Với các bữa ăn trong ngày nên dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng rồi súc miệng lại bằng nước muối sinh lý là tốt nhất.

– Trẻ em vẫn có khả năng bị viêm lợi, vì thế phụ huynh nên vệ sinh cho trẻ từ khi còn nhỏ.

– Chọn mua kem đánh răng có chứa florua và canxi tốt cho răng lợi.

– Bàn chải đánh răng phải mềm, đầu bàn chải kích thước nhỏ có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi.

Vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày

boc-rang-su-co-bi-e-buot-khong-4.jpg


Chế độ ăn uống hợp lý

– Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu vì chúng là nguyên nhân khiến vi khuẩn mảng bám trong miệng gia tăng.

– Ăn ít những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh làm tổn thương men răng và lợi…

– Sử dụng thường xuyên các thực phẩm tốt cho răng, hạn chế các loại thực phẩm dễ dính răng, đồ ăn có đường, các loại nước ngọt có gas.

Bổ sung thực phẩm tốt cho răng

Vi khuẩn, mảng bám có khả năng tạo thành vôi răng dù đã vệ sinh sạch sẽ tại nhà. Chính vì thế cần định kỳ 3 – 6 tháng đến khám tại các phòng chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra sức khỏe răng miệng và cạo vôi răng nếu cần thiết.
V. Các cách điều trị viêm lợi tại nhà
1. Cách chữa viêm lợi đơn giản với lá trầu không

Lá trầu không có khả năng diệt khuẩn và sát trùng rất cao, dễ tìm kiếm nên được sử dụng trong việc điều trị viêm lợi tại nhà.

Dùng 2-3 lá trầu không rửa sạch rồi đem đun cùng nước tới sôi, lấy nước này sử dụng để súc miệng hàng ngày trong vòng từ 15 đến 20 phút đặc biệt là vào buổi sáng. Tình trạng răng miệng của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng qua từng lần thực hiện.
Đun lá trầu không với nước
2. Cách trị viêm lợi bằng lá bàng

Lá bàng có chứa chất kháng khuẩn cao và rất thích hợp để chữa các bệnh răng miệng, làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám tác dụng nhanh trong chữa bệnh viêm lợi.

Nấu lá bàng cùng với nước, để sôi khoảng 30 phút. Lọc lấy nước dùng súc miệng hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể dùng khăn thấm nước lá bàng (lá bàng non đập dập lấy nước) và bôi vào chỗ lợi bị sưng viêm. Lặp lại nhiều lần trong ngày cho đến khi thấy kết quả cụ thể.
Lá bàng chữa viêm lợi rất tốt

boc-rang-su-ha-noi-1.png


3. Chữa viêm lợi bằng mật ong cực hay

Mật ong không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn có khả năng kháng khuẩn tốt, nhất là khi sử dụng để điều trị các dấu hiệu viêm lợi.

Lấy tăm bông chấm vào mật ong rồi thoa lên vùng lợi bị viêm, sau khoảng 15 phút hãy súc miệng sạch sẽ với nước. Áp dụng cách này trong khoảng 1 tuần, 2 – 3 lần/ngày sau khi ăn thì bệnh sẽ khỏi hẳn.

Dùng mật ong chữa viêm lợi
4. Hoa cúc – nguyên liệu chữa viêm lợi dân gian được nhiều người sử dụng

Hoa cúc có tính mát, đồng thời có tác dụng kháng viêm, vì thế nó được coi là nguyên liệu làm trà giải nhiệt và bài thuốc chữa bệnh viêm lợi đơn giản nhưng cực kỳ hữu dụng.

– Dùng cánh hoa cúc phơi khô pha trà để uống hàng ngày.

– Dùng hoa cúc tươi rửa sạch rồi giã nát lọc lấy nước ngậm hàng ngày.

Hoa cúc vàng phơi khô

Ngay khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường trên răng và lợi hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 0911686820 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Sunshine để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
==>> NGUỒN: Bọc răng sứ giá bao nhiêu
 
×
Quay lại
Top Bottom