Vì sao tôi thích việt nam

thichtien

@hạnh phúc là...tiền@
Thành viên thân thiết
Tham gia
23/8/2012
Bài viết
721
Bạn bè và gia đình thường hỏi tại sao tôi thích Việt Nam đến như vậy. Câu trả lời của tôi là một danh sách dài những lý do nho nhỏ có thể in thành cuốn sách cả ngàn trang cũng không hết. Nhưng hôm nay đây, tôi xin liệt kê vài điều ngộ nghĩnh mà tôi từng gặp khi sống ở Việt Nam.
Một vài người có thể cho là tôi ngớ ngẩn, nhưng những điều nhỏ nhặt này hàm chứa một chiều sâu nào đó luôn làm tôi mỉm cười mỗi khi nghĩ đến.






Một người bạn của tôi là dân Sài Gòn ra Đà Nẵng công tác đã vài năm. Anh ấy thích nghi với cuộc sống mới cũng nhanh, trừ một vài tình huống cười ra nước mắt mà một người miền Nam ra sống ở miền Trung gặp phải. Anh kể cho tôi nghe chuyện của anh thế này: Ngày nọ trên đường đi họp, anh nhận ra là mình không biết đường nên dừng lại hỏi một chú xe ôm. Đây là cuộc đối thoại của hai người:

- Chú ơi, cho con hỏi đài truyền hình ở đâu chú?

- Đường này đi thảng (thẳng), đến ngã tư thứ hơ (hai), quẹo phở.

- Dạ, chú... con không muốn đi một quán phở. Con muốn đi đài truyền hình. Chú biết ở đâu không?

- Con ơi, nghe đi... đường này đi thảng (thẳng) đến ngã tư thứ hơ (hai), quẹo phở (phải).

- Dạ không, con ăn rồi, không muốn ăn phở chú ơi!

- Biết rồi. Đi thảng (thẳng), đi thảng (thẳng)! Quẹo phở (phải), quẹo phở (phải). (Lần này vừa nói chú xe ôm vừa lấy tay ra dấu chỉ đường)

- A, con hiểu rồi. Cảm ơn chú nhiều nhé!

Đi tắm biển ở Việt Nam cũng có nhiều chuyện thú vị. Điều rất lạ với người nước ngoài khi đi tắm biển ở Việt Nam là họ thấy nhiều người Việt tắm biển không cần mặc đồ tắm. Già trẻ lớn bé đều cứ nguyên bộ đồ trên người vô tư lao ùm xuống biển, cho dù đang mặc quần jeans, áo sơ-mi, quần đùi, váy, và lạ hơn nữa là đội mũ xuống biển.

Và cũng không thực sự gọi là đi bơi vì đa số mọi người thích bơi dọc mép nước gần bờ, chơi với sóng giống như nằm chơi trên bãi cỏ trong công viên. Khi lên bờ, đa số cứ mặc nguyên bộ đồ ướt đi về nhà giống như vừa bị mắc mưa xong vậy. Tôi tự hỏi không biết khi đi ngủ họ có mặc nguyên bộ đồ như khi đi bơi vậy không? Lạ quá!

Từ ngày có mũ bảo hiểm, hình ảnh đô thị ở Việt Nam thay đổi hẳn, hiện đại hơn, lịch sự hơn. Thế nhưng ở Việt Nam, mũ bảo hiểm chưa bao giờ chỉ là mũ bảo hiểm. Mũ bảo hiểm còn là tính cách của người Việt với những kiểu mũ bảo hiểm thời trang để đáp ứng nhu cầu làm đẹp. Nhưng tôi chưa bao giờ hết ngạc nhiên về sự sáng tạo của người Việt với chiếc mũ bảo hiểm.

Hôm rồi đi trên đường, một nụ cười rạng rỡ vụt qua, phía trên là chiếc mũ bảo hiểm và trên cùng là chiếc nón lá. Nụ cười dưới chiếc nón lá đẹp vô cùng! Tôi nhận ra, dù bên ngoài có thay đổi như thế nào, vẫn có những điều trong tâm hồn người ta không bao giờ thay đổi!

Tôi thường xuyên phải rà soát lại từ điển tiếng Việt của mình để kiểm tra xem những gì mình nghe, thấy được có chính xác không. Bởi vì nhiều khi nghĩ đã thuộc từ rồi, nhưng thực tế luôn nói lên điều ngược lại. Chẳng hạn như khi mua trái cây, tôi chọn “Bưởi Thanh Trà - Ngọt!”. Về nhà, trái bưởi ngọt tôi mua hóa thành “Bưởi Thanh Trà - Chua!” (may là tôi cũng thích trái cây chua). Đi mua xoài, anh bán xoài nói chắc như đinh đóng cột rằng “Xoài chín ngọt lắm!”. Nhưng ngay khi cắn miếng đầu tiên, trái xoài “ngọt” làm tôi chảy nước mắt vì chua. Vì vậy, trong từ điển của tôi về trái cây ở đây, “ngọt” đôi khi cũng có nghĩa là “chua”.

Tết, ai cũng mừng vì lô cốt được dỡ ra, xe ủi xe xúc được dọn đi. Nhưng dù trí tưởng tượng có phong phú đến mức nào, không ai dám tin vào một năm mới được lái xe đi làm mà không phải xếp hàng tránh lô cốt. Quyết định gỡ bỏ lô cốt của chính quyền trong mấy ngày tết là một nỗ lực khá tốn kém để động viên tinh thần nhân dân trong mấy ngày tết.

Tết vừa qua là lô cốt lập tức được dựng lại. Nhịp sống của người dân thành phố trở lại sôi động như bình thường với sự có mặt của những hàng rào lô cốt lạnh lùng quen thuộc. Tôi không hiểu tại sao các cơ quan có thẩm quyền không sử dụng quyền hạn của mình và các nguồn lực một cách tối đa để giải quyết nhanh chóng những dự án sửa đường, trả lại những con đường bằng phẳng cho người dân thành phố. Hết năm này đến năm khác, giao thông ở Sài Gòn bế tắc và trì trệ như những mạch máu không thông trong một hệ thống bị quá tải.

Vậy mà mỗi ngày vẫn trôi qua với mọi sinh hoạt diễn ra bình thường như thể ai cũng đã quá quen với những cái gọi là “lô cốt” trong thời bình và không có gì phải hy vọng thêm nữa.

Danh sách những câu chuyện nhỏ của tôi vẫn còn dài... Dù sao, tôi vẫn thích Việt Nam!
 
chắc là người bán hàng thấy anh này hiền nên lấy trái chua nói là trái ngọt rồi
Tuy mấy chuyện kể trên toàn là hình ảnh xấu, những cũng may người ta không chê mà còn khen:Conan01:
 
Vì đơn giản thôi, tui là người Việt Nam!
 
×
Quay lại
Top Bottom