- Tham gia
- 19/2/2017
- Bài viết
- 65
Bạn đã từng trông thấy những comment, bình luận cực kỳ ác ý trên mạng? Phải có lý do, đúng không?
"Thất bại trong cuộc sống hả? Đi chết đi nhé!"
Khi đọc được một bài viết mang tính chất chia sẻ về số phận, bên cạnh comment cảm thông, bạn sẽ thấy nhiều dòng bình luận "xấu tính" như trên.
Chúng xuất hiện nhan nhản trong mục bình luận dưới những bài báo, trên Facebook, Reddit hay trang báo mạng. Nhưng do đâu mà người ta lại dễ kích động và trở nên tàn nhẫn như vậy?
Chúng ta đều đang hiểu lầm và đổ lỗi cho sai người
Một cuộc điều tra gần đây trên Internet cho thấy, cứ 10 người thì có 4 người từng bị xúc phạm trên mạng.
Thậm chí việc đùa cợt đôi lúc trở nên quá khích, khiến quản trị viên trang web phải xóa chúng đi. Và khi xóa không xuể, họ đóng luôn bình luận.
Phần lớn người đời tin, thói quen mỉa mai chỉ được thực hiện bởi một bộ phận thiểu số, và những người này thường bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
Niềm tin này không chỉ được cũng cố bởi truyền thông, mà còn được khẳng định bằng nghiên cứu trong quá khứ tập trung vào việc phỏng vấn những cá nhân này. Thậm chí có một số nghiên cứu còn cho thấy người hay mỉa mai có nhân cách và đặc điểm sinh học không bình thường.
Tuy vậy, giả sử những người thích đùa cợt như vậy không phải do bẩm sinh đã có thì sao? Nếu như họ cũng bình thường như mọi người?
Trong một nghiên cứu của The Conversation, các chuyên gia đã khám phá ra cư dân mạng có thể bị "lây bệnh", thích "troll" lẫn nhau trong cộng đồng. Bằng việc phân tích 16 triệu bình luận được viết trên trang CNN, nhà nghiên cứu đã định vị được 2 yếu tố chủ chốt khiến cho người bình thường cũng trở nên đầy ác ý.
Điều gì khiến con người hành xử như vậy?
Những nhà nghiên cứu tại The Conversation đã tuyển 667 tình nguyện viên từ một diễn đàn onine và yêu cầu họ làm một bảng hỏi, sau đó đọc một bài báo và cuối cùng là tranh luận.
Mỗi người tham gia đều đọc cùng một bài báo, nhưng một vài người phải tham gia với bình luận đầu tiên là một lời ác ý. (có thể là buông lời tục tĩu, phân biệt chủng tộc hay quấy rối).
Kết quả, các chuyên gia nhận thấy yếu tố đầu tiên khiến cho một người bình thường bắt đầu "troll" chính là tâm trạng.
Trong thí nghiệm trên, những người có tâm trạng tiêu cực có xu hướng nói những lời "đâm chọc". Ví dụ như họ thường thích "móc họng" nhau vào tối muộn - thời điểm mệt mỏi nhất, nhưng lại ít làm việc đó vào sáng sớm. Điều đó cũng thường xảy ra vào thứ hai – ngày đi làm khiến cho người ta cảm thấy bất lực nhất.
Tâm trạng tồi tệ dẫn tới lời nói tồi tệ
Yếu tố thứ hai gây nên hành động này chính là ngữ cảnh. Nếu cuộc tranh luận bắt đầu bởi một comment "móc họng", có gấp đôi khả năng những người tham gia cũng "đâm chọc" nhau y như thế, so với một cuộc tranh luận bắt đầu bằng một comment bình thường.
Bằng một thuật toán máy tính, các nhà nghiên cứu đã dự đoán gần như đúng khoảng 80% khi nào thì người ta có xu hướng "troll" nhau. Chính môi trường mới là thứ ảnh hưởng đến việc này, chứ không phải là do cá nhân mỗi người.
Khi một người trở nên xấu tính, những người khác sẽ bắt đầu xấu tính theo, và cuối cùng cái chúng ta thấy là một nhóm những người xấu tính đang buông lời ác độc vào nhau.
Làm sao để ngăn chặn tình trạng này?
Để góp phần xây dựng môi trường mạng "trong sạch", chúng ta có nhiều cách để ngăn chặn tình trạng bình luận ác ý trong phần tranh luận.
Khi đã biết 2 nhân tố chính gây nên hiện tượng "nói mỉa", ta có thể dễ dàng dự đoán khi nào chúng xảy ra và xác định chủ đề dễ gây tranh cãi để báo cho nhà quản lý.
Máy tính hiện đại có thể được cài thuật toán để lọc ra những post nhạy cảm nhanh hơn con người rất nhiều lần. Ngoài ra, ta cho phép người dùng xóa hay sửa lại những comment nhạy cảm của mình để làm gia tăng ý thức cộng đồng.
Kết
Đừng cứ đổ lỗi cho những người mắc chứng chống đối xã hội, chúng ta cũng có lỗi. Có rất nhiều bình luận ác ý đơn giản bắt nguồn từ việc ta có một ngày tồi tệ.
Hãy chú ý những gì mình nói vì nó mang một sức ảnh hưởng ghê gớm mà ta không thể tưởng tượng được.
Nguồn: The Conversation
"Thất bại trong cuộc sống hả? Đi chết đi nhé!"
Khi đọc được một bài viết mang tính chất chia sẻ về số phận, bên cạnh comment cảm thông, bạn sẽ thấy nhiều dòng bình luận "xấu tính" như trên.
Chúng xuất hiện nhan nhản trong mục bình luận dưới những bài báo, trên Facebook, Reddit hay trang báo mạng. Nhưng do đâu mà người ta lại dễ kích động và trở nên tàn nhẫn như vậy?
Chúng ta đều đang hiểu lầm và đổ lỗi cho sai người
Một cuộc điều tra gần đây trên Internet cho thấy, cứ 10 người thì có 4 người từng bị xúc phạm trên mạng.
Thậm chí việc đùa cợt đôi lúc trở nên quá khích, khiến quản trị viên trang web phải xóa chúng đi. Và khi xóa không xuể, họ đóng luôn bình luận.
Phần lớn người đời tin, thói quen mỉa mai chỉ được thực hiện bởi một bộ phận thiểu số, và những người này thường bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
Niềm tin này không chỉ được cũng cố bởi truyền thông, mà còn được khẳng định bằng nghiên cứu trong quá khứ tập trung vào việc phỏng vấn những cá nhân này. Thậm chí có một số nghiên cứu còn cho thấy người hay mỉa mai có nhân cách và đặc điểm sinh học không bình thường.
Tuy vậy, giả sử những người thích đùa cợt như vậy không phải do bẩm sinh đã có thì sao? Nếu như họ cũng bình thường như mọi người?
Trong một nghiên cứu của The Conversation, các chuyên gia đã khám phá ra cư dân mạng có thể bị "lây bệnh", thích "troll" lẫn nhau trong cộng đồng. Bằng việc phân tích 16 triệu bình luận được viết trên trang CNN, nhà nghiên cứu đã định vị được 2 yếu tố chủ chốt khiến cho người bình thường cũng trở nên đầy ác ý.
Điều gì khiến con người hành xử như vậy?
Những nhà nghiên cứu tại The Conversation đã tuyển 667 tình nguyện viên từ một diễn đàn onine và yêu cầu họ làm một bảng hỏi, sau đó đọc một bài báo và cuối cùng là tranh luận.
Mỗi người tham gia đều đọc cùng một bài báo, nhưng một vài người phải tham gia với bình luận đầu tiên là một lời ác ý. (có thể là buông lời tục tĩu, phân biệt chủng tộc hay quấy rối).
Kết quả, các chuyên gia nhận thấy yếu tố đầu tiên khiến cho một người bình thường bắt đầu "troll" chính là tâm trạng.
Trong thí nghiệm trên, những người có tâm trạng tiêu cực có xu hướng nói những lời "đâm chọc". Ví dụ như họ thường thích "móc họng" nhau vào tối muộn - thời điểm mệt mỏi nhất, nhưng lại ít làm việc đó vào sáng sớm. Điều đó cũng thường xảy ra vào thứ hai – ngày đi làm khiến cho người ta cảm thấy bất lực nhất.
Tâm trạng tồi tệ dẫn tới lời nói tồi tệ
Yếu tố thứ hai gây nên hành động này chính là ngữ cảnh. Nếu cuộc tranh luận bắt đầu bởi một comment "móc họng", có gấp đôi khả năng những người tham gia cũng "đâm chọc" nhau y như thế, so với một cuộc tranh luận bắt đầu bằng một comment bình thường.
Bằng một thuật toán máy tính, các nhà nghiên cứu đã dự đoán gần như đúng khoảng 80% khi nào thì người ta có xu hướng "troll" nhau. Chính môi trường mới là thứ ảnh hưởng đến việc này, chứ không phải là do cá nhân mỗi người.
Khi một người trở nên xấu tính, những người khác sẽ bắt đầu xấu tính theo, và cuối cùng cái chúng ta thấy là một nhóm những người xấu tính đang buông lời ác độc vào nhau.
Làm sao để ngăn chặn tình trạng này?
Để góp phần xây dựng môi trường mạng "trong sạch", chúng ta có nhiều cách để ngăn chặn tình trạng bình luận ác ý trong phần tranh luận.
Khi đã biết 2 nhân tố chính gây nên hiện tượng "nói mỉa", ta có thể dễ dàng dự đoán khi nào chúng xảy ra và xác định chủ đề dễ gây tranh cãi để báo cho nhà quản lý.
Máy tính hiện đại có thể được cài thuật toán để lọc ra những post nhạy cảm nhanh hơn con người rất nhiều lần. Ngoài ra, ta cho phép người dùng xóa hay sửa lại những comment nhạy cảm của mình để làm gia tăng ý thức cộng đồng.
Kết
Đừng cứ đổ lỗi cho những người mắc chứng chống đối xã hội, chúng ta cũng có lỗi. Có rất nhiều bình luận ác ý đơn giản bắt nguồn từ việc ta có một ngày tồi tệ.
Hãy chú ý những gì mình nói vì nó mang một sức ảnh hưởng ghê gớm mà ta không thể tưởng tượng được.
Nguồn: The Conversation